Kinh Chú Đại Bi 84 câu Tiếng Việt, Tiếng Phạn dễ thuộc, dễ đọc

Chú Đại Bi Tiếng Việt và Tiếng Phạn (Sanskrit) là một trong những bài chú phổ biến, được nhiều người biết đến nhất. Đây chính là một thần chú uy lực, linh ứng khiến những ai đã từng trì tụng đều cảm nhận được. Vậy chú Đại Bi 3 biến, 5 biến, 7 biến, 21 biến, 49 biến, 84 biến, 108 biến là gì? Lợi ích và cách trì tụng Chú Đại Bi như thế nào? Hãy cùng Giác Ngộ Tâm Linh tìm hiểu Chú Đại Bi 84 câu dễ thuộc, dễ đọc, dễ xem, dễ nhìn, dễ học chữ to ngay sau đây nhé.

Kinh Chú Đại Bi 84 câu dễ đọc, dễ nhìn, dễ thuộc - Chú Đại Bi là gì?
Kinh Chú Đại Bi 84 câu dễ đọc, dễ nhìn, dễ thuộc – Chú Đại Bi là gì?

1. Chú Đại Bi là gì?

Chú Đại Bi là một bài chú được Kinh Đại Bi Tâm La Ni của Bồ Tát Quán Thế Âm. Chú gồm có 84 câu, và được chia thành 2 phần là Phần Hiển (phần Kinh) và Phần Mật (phần câu chú)

  • Phần Hiển là phần giải thích công năng và diệu dụng của 84 câu chú về sau, giúp người trì chú thực hiện cho đúng, mới có hiệu nghiệm Phần này chính là câu  “Thiên Phủ Thiên Nhãn vô ngại đại bi” trong Chú Đại Bi
  • Phần Mật là 84 câu chú ở sau, từ câu “Tâm đà la ni” cho đến câu “Ta Bà Ha” ở cuối bài. Phần Mật là phần nghĩa ẩn, người phàm phu không thể hiểu nghĩa, chỉ có thể nghe, biết công năng, lợi ích từ đó mà siêng năng trì tụng.

2. Ý nghĩa của Chú Đại Bi là gì?

Trong Kinh Đại Bi Tâm Đà La Ni, ngài Quán Thế Âm đã phát nguyện rộng lớn rằng bất kỳ chúng sanh nào, trong một ngày đêm tụng chú này năm biến, sẽ được diệt trừ tội nặng trong trăm ngàn muôn ức kiếp.

Khi trì tụng chú Đại Bi, 10 phương chư Phật, Bồ Tát đều đến để làm chứng, nên tất cả tội chướng thảy đều tiêu diệt. Theo kinh sách ghi lại, tất cả tội thập ác bao gồm ngũ nghịch, báng pháp, hủy hoại chùa tháp, phá người, phá giới, phạm trai, trộm của tăng kỳ, làm nhơ phạm hạnh,… Tất cả những ác nghiệp nặng như thế cũng sẽ đều được tiêu hết. Tuy nhiên người trì hành phải giữ tâm tin tưởng, thành kính tuyệt đối, nếu sanh lòng nghi ngờ thì tội nghiệp dù nhẹ cũng không được tiêu trừ.

Người nào thường xuyên trì hành chú này ví như người được tắm gội trong ao, hồ, sông, biển cả,.. Nếu những chúng sanh ở trong nước tắm gội của người trì hành dù thân dính bao nhiêu nghiệp nặng tội ác cũng được tiêu trừ, được sinh về cõi Tịnh Độ, hóa sanh nơi hoa sen, được thọ thân trai. Các chúng sanh ấy chỉ nương nhờ mà còn được hưởng lợi như thế, huống nữa người tự trì tụng? Đúng là uy lực không thể nghĩ bàn.

Người trì chú khi đi đường, có ngọn gió thổi qua thân mình, ngọn gió của người ấy nếu lướt qua y phục của chúng sinh khác thì các ác nghiệp thảy đều tiêu sạch, không còn đọa vào ba đường địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh.

Lại nữa, người trì tụng Chú Đại Bi, lời nói dù thiện hay ác thì tất cả thiên ma, trời, rồng, quỷ thần đều nghe thành tiếng pháp âm thanh tịnh, đối với người ấy có lòng cung kính, tôn trọng như đối trước chư Phật.

Người trì tụng Kinh Chú Đại Bi chính là thân của Phật, là tạng Quang Minh vì người ấy được 99 ức hằng hà sa chư Phật yêu quý, được ánh sáng của tất cả Như Lai chiếu đến nơi thân.

Ngoài ra, người trì chú Đại Bi cũng mang tạng Từ Bi, tạng Hư Không, Diệu Pháp, Thiền Định, Vô Úy, Thường Trụ, tạng Diệu Ngữ, Giải Thoát, Dược Vương, Thần Thông. Bởi người này có sức thần thông và đem lại lợi ích vô cùng cho toàn pháp giới chúng sanh.

Xem thêm: Chú Chuẩn Đề

3. Hướng dẫn cách trì tụng Chú Đại Bi

Hướng dẫn cách trì tụng Chú Đại Bi
Hướng dẫn cách trì tụng Chú Đại Bi

Trước khi trì tụng Chú đại bi, người trì tụng nên súc miệng sạch sẽ, tắm rửa và thay quần áo dài ( tốt nhất là mặc pháp phục) ngồi ngay ngắn, chân xếp bằng để tiến hành nghi thức trì tụng chú Đại Bi. Nghi thức trì tụng có thể tiến hành trước bàn thờ Phật hoặc bàn thờ gia tiên (đối với những nhà không có bàn thờ Phật)

NGHI THỨC TRÌ TỤNG CHÚ ĐẠI BI

Tịnh pháp giới chơn ngôn: Úm! Phạ nhật ra đà đổ một (7-21 lần)
Thanh tịnh chân ngôn: Úm! Lam xóa ha (7-21 lần)
Phóng Diệm Khẩu ba đàn chơn ngôn: Úm! Hạ Hùm (7-21 lần)

3.1. Niệm hương

Nguyện đem lòng thành kính, gửi theo đám mây hương, phảng phất khắp mười phương, cúng dường ngôi Tam Bảo. Thề trọn đời giữ Đạo, theo tự tánh làm lành, cùng pháp giới chúng sanh, đồng trọn thành phật đạo. (cắm hương)

3.2. Phát nguyện

Kính lạy đức Thế tôn, Quy y các Phật đà,
Nay con phát đại nguyện, Trì tụng chú Đại bi,
Trên đền bốn ơn nặng, Dưới giúp ba đường khổ.
Những người thấy, nghe được; Đều phát bồ-đề tâm,
Thực hành hạnh trí huệ, Tập hợp mọi phước đức
Báo thân này kết thúc, Đồng sanh về Tịnh Độ.

Nam mô Bổn sư Thích-ca Mâu-ni Phật (3 lần)

3.3. Tán Phật

Phật pháp thâm sâu rất nhiệm mầu,
Trăm ngàn vạn kiếp khó tìm cầu,
Nay con thấy nghe chuyên trì tụng
Nguyện tỏ Như Lai nghĩa Thật sâu

Kính nghe
Đấng viên thông giáo chủ,
Vẻ từ ái trăng tròn.
Hầu Di Đà nơi Cực lạc phương Tây,
Giúp Thích Ca cõi Ta bà uế trược.
Ở trên núi báu lưu ly
Ngự giữa sen hồng nghìn cánh,
Quá khứ là Chánh pháp minh vương,
Hiện nay là Quán âm tự tại,
Ba mươi hai ứng rộng độ quần sinh,
Bảy nạn, đa cầu, nhiều phương ứng vật.

Sức mầu thù thắng, Tán thán khôn cùng.
Ngưỡng trông đại đức từ bi, Rũ lòng thương tưởng.

Hôm nay ngày … tháng … năm … Đệ tử … quy đầu Tam bảo, trì tụng chú Đại bi, hồi hướng công đức cho cửu huyền thất tổ, ông bà nội ngoại, cha mẹ, anh chị em, và tất cả chúng sinh đang sống hay đã chết; các cha mẹ đang hiếm muốn cùng đệ tự nghiệp chướng tiêu trừ, trí tuệ sáng suốt, tâm không chướng ngại. Cúi mong Phật đức từ bi không thể nghĩ bàn, gia trì ủng hộ.

Nam mô Đại từ đại bi cứu khổ cứu nạn Quán-thế-âm Bồ-tát. (3 lần)

Cúi lạy Quán âm đại bi chủ,

Nguyện lực sâu dày tướng hảo thân.
Nghìn tay trang nghiêm khắp hộ trì.

Nghìn mắt sáng ngời soi muôn nẻo.

Mật ngữ phô bày trong thật ngữ,

Bi tâm khơi dậy giữa vô tâm.
Khiến con sớm trọn các mong cầu,

Vĩnh viễn diệt trừ bao tội chướng.

Long thiên thánh chúng thường gia hộ.

Trăm nghìn tam muội trọn huân tu.

Thọ trì, thân con quang minh tràng.

Thọ trì, tâm con thần thông tạng.

Rửa sạch trần lao nương biển nguyện,

Siêu chứng bồ đề phương tiện môn.

Con nay xưng tụng, thề quy y,

Sở nguyện như lòng thảy trọn đủ.

  1. NHẤT TÂM ĐẢNH LỄ Nam mô Đại bi Quán Thế Âm, Nguyện con mau thông tất cả pháp. (1 lạy)
  2. NHẤT TÂM ĐẢNH LỄ Nam mô Đại bi Quán Thế Âm, Nguyện con sớm chứng mắt trí huệ. (1 lạy)
  3. NHẤT TÂM ĐẢNH LỄ  Nam mô Đại bi Quán Thế Âm, Nguyện con chóng độ hết muôn loài. (1 lạy)
  4. NHẤT TÂM ĐẢNH LỄ  Nam mô Đại bi Quán Thế Âm, Nguyện con sớm trọn phương tiện khéo. (1 lạy)
  5. NHẤT TÂM ĐẢNH LỄ  Nam mô Đại bi Quán Thế Âm, Nguyện con chóng lên thuyền bát-nhã. (1 lạy)
  6. NHẤT TÂM ĐẢNH LỄ  Nam mô Đại bi Quán Thế Âm, Nguyện con sớm vượt qua bể khổ. (1 lạy)
  7. NHẤT TÂM ĐẢNH LỄ  Nam mô Đại bi Quán Thế Âm, Nguyện con chóng tròn giới định đạo.(1 lạy)
  8. NHẤT TÂM ĐẢNH LỄ  Nam mô Đại bi Quán Thế Âm, Nguyện con mau lên non niết bàn. (1 lạy)
  9. NHẤT TÂM ĐẢNH LỄ Nam mô Đại bi Quán Thế Âm, Nguyện con sớm về nhà vô vi. (1 lạy)
  10. NHẤT TÂM ĐẢNH LỄ  Nam mô Đại bi Quán Thế Âm, Nguyện con sớm đồng thân pháp tánh. (1 lạy)

Nếu con hướng nhìn non đao, Non đao tức thời liền gãy đổ.
Nếu con hướng nhìn lửa nước sôi, Nước sôi lửa cháy tự khô tắt.
Nếu con hướng nhìn cõi địa ngục, Địa ngục liền bị tự tiêu diệt.
Nếu con hướng nhìn loài ngạ quỷ, Ngạ quỷ liền được tự no đủ.
Nếu con hướng nhìn chúng Tu La, Tu La tâm ác tự điều phục.
Nếu con hướng nhìn loài súc sanh, Súc sanh liền được trí tuệ lớn.

Xem thêm: Thần Chú Vãng Sanh

3.4. Chú Đại Bi

Nam mô Đại bi hội thượng Phật, Bồ tát (3 lần)

Thiên thủ thiên nhãn vô ngại đại bi tâm đà la ni.

Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da. Nam mô a lị da bà lô kiết đế thước bát ra da. Bồ đề tát đỏa bà da. Ma ha tát đỏa bà da. Ma ha ca lô ni ca da. An tát bàn ra phạt duệ, số đát na đát tỏa. Nam mô tất kiết lật đỏa y mông, a lị da bà lô kiết đế, thất Phật ra lăng đà bà.

Nam mô na ra cẩn trì, hê lị ma ha bàn đà sa mế. Tát bà a tha đậu thâu bằng a thệ dựng, tát ba tát đá, na ma bà dà, ma phạt đạt đậu, đát điệt tha. An a bà lô hê lô ca đế, ca ra đế, di hê lị. Ma ha bồ đề tát đỏa, tát bà tát bà, ma ra ma ra, ma hê ma hê lị đà dựng. Câu lô câu lô kiết mông. Độ lô độ lô phạt xà da đế, ma ha phạt xa da đế. Đà ra đà ra địa ri ni, thất phật ra da. Giá ra giá ra. Mạ mạ phạt ma ra, mục đế lệ. Y hê y hê, thất na thất na, a ra sâm phật ra xá lợi, phạt sa phạt sâm. Phật ra xá da. Hô lô hô lô, ma ra hô lô hô lô hê rị. Ta ra ta ra, tất rị tất rị, tô rô tô rô. Bồ đề dạ bồ đề dạ, bồ đà dạ bồ đà dạ. Di đế rị dạ. Na ra cẩn trì địa rị sắc ni na. Ba dạ ma na, ta bà ha. Tất đà dạ ta bà ha, Ma ha tất đà dạ ta bà ha, Tất đà du nghệ thất bàn ra da, ta bà ha. Na ra cẩn trì, ta bà ha. Ma ra na ra ta bà ha. Tất ra tăng a mục khư da ta bà ha, ta bà ma ha a tất đà dạ ta bà ha. Giả kiết ra a tất đà dạ ta bà ha. Ba đà ma yết tất đà dạ, ta bà ha. Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ, ta bà ha. Ma bà lị thắng kiết ra dạ, ta bà ha.

Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da. Nam mô a lị da bà lô kiết đế, thước bàn ra dạ ta bà ha. An tất điện đô mạn đa ra bạt đà dạ, ta bà ha. (Trì tụng [5 lần – 7 lần – 9 lần hoăc 21 lần])

Xem thêm: Thần Chú Dược Sư

Đại Bi Chú
Đại Bi Chú

3.5. Hồi hướng

Nguyện ngày an lành, đêm an lành,
Đêm ngày sáu thời thường an lành,
Tất cả các thời đều an lành,
Tất cả chúng sanh đều an lành,
Đương nguyện Từ bi thường gia hộ,
Nam Mô Tiêu Tai Giáng Kiết Tường Bồ Tát. (3 lần)

Nguyện tiêu ba chướng, trừ phiền não,
Nguyện chân trí huệ thường sáng tỏ,
Nguyện bao tội chướng thảy tiêu trừ,
Kiếp kiếp thường tu bồ tát đạo.
Nguyện sanh cực lạc cảnh phương Tây,
Chín phẩm hoa sen là cha mẹ,
Sen nở thấy Phật, chứng vô sanh,
Bất thối bồ tát làm bạn hữu.

3.6. Quy y tam bảo

Tự quy y Phật: Đương nguyện chúng sinh, thề theo đạo cả phát lòng Vô Thượng

Tự quy y Pháp: Đương nguyện chúng sinh, thấu rõ Kinh tạng, trí tuệ như biển

Tự quy y tăng: Đương nguyện chúng sinh, thống lý đại chúng hết thay không ngại

Xem thêm: Thần Chú Lăng Nghiêm

4. Những lợi ích khi trì tụng Chú Đại Bi

quan the am bo tat chu dai bi 1

Chú Đại Bi có lợi ích gì mà lại có oai lực to lớn và sự nhiệm màu như vậy? Chú Đại Bi giúp tiêu trừ tai ách, diệt trừ tội chứng, có thêm phúc đức, mọi điều cầu mong đều có thể thành hiện thực. Người trì tụng Chú Đại Bi phải có một lòng tin tưởng vào hạnh nguyện của Đức Bồ Tát Quan Thế Âm và công năng của chú Đại Bi. Khi tin tưởng tuyệt đối và thành tâm trì tụng chú Đại Bi, chắc chắn bạn sẽ nhận được sự gia hộ của chư Phật, Bồ Tát gặp nhiều may mắn, được quý nhân giúp đỡ và vượt qua những đau khổ trong cuộc sống Đối với những người tu tập, chú Đại Bi cũng như một cách để thân tâm thoát khỏi những vọng niệm, mê tưởng, tham vọng và âu lo trong cuộc sống giúp chúng ta thân tâm an lạc, cho đến khi giác ngộ.

Theo Kinh Đại Bi Tâm Đà La Ni, trì tụng chú đại bi có 15 điều lành và tránh được 15 thứ hoạch tự. 15 điều lành như sau:

  1. Sinh ra thường được gặp vua hiền
  2. Thường sinh vào nước an lành
  3. Thường gặp vận may mắn
  4. Thường gặp được bạn bè tốt
  5. Sáu căn đầy đủ (mũi, mắt, tai, lưỡi, thân, ý)
  6. Tâm đạo thành thục
  7. Không phạm giới cấm
  8. Thường được quyến thuộc hòa thuận, có ân nghĩa
  9. Của cải thức ăn thường được sung túc
  10. Thường được người khác cung kính giúp đỡ
  11. Có của báu không bị cướp đoạt
  12. Những việc mong cầu đều được toại nguyện
  13. Long, Thiên, Thiện Thần thường theo ủng hộ
  14. Được gặp Phật nghe pháp
  15. Nghe Chánh Pháp ngộ được nghĩa thâm sâu

Tránh được 15 thứ hoạnh tử chính là tránh được nạn chết vì:

  1. Đói khát, khốn khổ
  2. Gông từ, đánh đập
  3. Oan gia trái chủ
  4. Chiến trận
  5. Ác thú hổ, lang sói làm hại
  6. Rắn độc, bò cạp
  7. Trôi, chết cháy
  8. Thuốc độc
  9. Trúng độc làm hại
  10. Điên loạn mất trí
  11. Té từ cây cao hoặc rớt xuống vực thẳm
  12. Ác trì ểm
  13. Tà thần, ác quỷ làm hại
  14. Nặng bức bách
  15. Tự tử

Xem thêm: Nghe Kinh Địa Tạng

chu dai bi 2

5. Nên học Chú Đại Bi tiếng Phạn hay tiếng Việt?

Cho đến nay nhiều người vẫn đồn đoán rằng trì Chú Đại Bi tiếng Phạn vẫn tốt hơn, nhanh linh ứng và có oai lực hơn, quan điểm này liệu có đúng chăng?

Đáp án là KHÔNG. Như đã nói trên, điều tối kỵ của người tu hành là sinh tâm nghi ngờ, phân biệt hơn kém. Dù bạn đọc tiếng nào thì chư Phật, Bồ Tát cũng đủ sức thần thông để đến chứng nhận và phù trợ cho bạn. Chỉ cần người hành trì chí thành, khỏi tâm thành kính và tin tưởng tuyệt đối vào sự màu nhiệm của thần chú Đại Bi thì dù đọc Tiếng Phạn hay Tiếng Việt đều tốt cả.

Việc trì chú có thể phụ thuộc vào ý niệm của từng người, nếu bạn cảm thấy Tiếng Phạn hay hơn, dễ thuộc hơn thì hãy trì Tiếng Phạn, còn ngược lại ai thấy Tiếng Việt hay hơn, gần gũi, dễ nhớ hơn thì trì bản Tiếng Việt.

Xét về thanh trần, khi trì hành, có thể có chút sự khác biệt về âm thanh, giọng điệu cũng không ảnh hưởng đến sức oai thần của linh chú này. Vậy nên, mong các Phật Tử hãy vững tin trì niệm, đừng sinh tâm nghi ngờ, suy xét.

Xem thêm: Kinh Bạch Y Thần Chú là gì?

6. Chú Đại Bi 84 câu dễ đọc, dễ nhìn, dễ thuộc (tiếng Phạn, tiếng Việt)

quan the am bo tat chu dai bi 2

Chú Đại Bi 7 biến có chữ to và hồi hướng được chia thành 84 câu để thuận tiện cho người mới hành trì, tránh nhầm lẫn, sai sót khi đọc. Như đã nói trên, nếu bạn hoàn toàn có thể trì bằng Tiếng Việt hay Tiếng Phạn, miễn sao là tâm thoải mái và cảm thấy hoan hỷ, vui vẻ là được.

6.1. Chú Đại Bi bản phiên âm Tiếng Việt (Hán-Việt)

Nam-mô Đại-bi Hội-Thượng Phật Bồ-tát (3 lần).

Thiên thủ thiên nhãn, vô ngại Đại-bi tâm đà-la-ni.

  1. Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da
  2. Nam mô a rị da
  3. Bà lô kiết đế thước bát ra da
  4. Bồ Đề tát đỏa bà da
  5. Ma ha tát đỏa bà da
  6. Ma ha ca lô ni ca da
  7. Án
  8. Tát bàn ra phạt duệ
  9. Số đát na đát toả
  10. Nam mô tất kiết lật đỏa y mông a rị da
  11. Bà lô kiết đế thất Phật ra lăng đà bà
  12. Nam mô na ra cẩn trì
  13. Hê rị, ma ha bàn đa sa mế
  14. Tát bà a tha đậu du bằng
  15. A thệ dựng
  16. Tát bà tát đa
  17. Na ma bà dà
  18. Ma phạt đạt đậu đát điệt tha
  19. Án a bà lô hê
  20. Lô ca đế
  21. Ca ra đế
  22. Di hê rị
  23. Ma ha bồ đề tát đỏa
  24. Tát bà tát bà
  25. Ma ra ma ra
  26. Ma hê ma hê rị đà dựng
  27. Câu lô câu lô yết mông
  28. Độ lô độ lô phạt xà da đế
  29. Ma ha phạt xà da đế
  30. Đà ra đà ra
  31. Địa rị ni
  32. Thất Phật ra da
  33. Giá ra giá ra
  34. Mạ mạ phạt ma ra
  35. Mục đế lệ
  36. Y hê di hê
  37. Thất na thất na
  38. A ra sâm Phật ra xá lợi
  39. Phạt sa phạt sâm
  40. Phật ra xá da
  41. Hô lô hô lô ma ra
  42. Hô lô hô lô hê rị
  43. Ta ra ta ra
  44. Tất rị tất rị
  45. Tô rô tô rô
  46. Bồ Đề dạ Bồ Đề dạ
  47. Bồ đà dạ bồ đà dạ
  48. Di đế rị dạ
  49. Na ra cẩn trì
  50. Địa rị sắc ni na
  51. Ba dạ ma na
  52. Ta bà ha
  53. Tất đà dạ
  54. Ta bà ha
  55. Ma ha tất đà dạ
  56. Ta bà ha
  57. Tất đà du nghệ
  58. Thất bàn ra dạ
  59. Ta bà ha
  60. Na ra cẩn trì
  61. Ta bà ha
  62. Ma ra na ra
  63. Ta bà ha
  64. Tất ra tăng a mục khê da
  65. Ta bà ha
  66. Ta bà ma ha a tất đà dạ
  67. Ta bà ha
  68. Giả kiết ra a tất đà dạ
  69. Ta bà ha
  70. Ba đà ma yết tất đà dạ
  71. Ta bà ha
  72. Na ra cẩn trì bàn dà ra dạ
  73. Ta bà ha
  74. Ma bà rị thắng yết ra dạ
  75. Ta bà ha
  76. Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da
  77. Nam mô a rị da
  78. Bà lô yết đế
  79. Thước bàn ra dạ
  80. Ta bà ha
  81. Án Tất điện đô
  82. Mạn đà ra
  83. Bạt đà dạ
  84. Ta bà ha

Cần lưu ý, bốn câu cuối (81 – 84) ở biến cuối cùng phải đọc lại 3 lần. Một lần đọc từ câu 1 đến câu 84 được gọi là 1 biến, thông thường người trì chú sẽ đọc 5 – 7 – 9 – 21- 49 hoặc 108 biến.

quan the am bo tat chu dai bi 3

6.2. Chú Đại Bi bản phiên âm Tiếng Phạn (Sanskrit)

  1. Namah Ratnatrayaya.
  2. Namo Arya-
  3. VaLokitesvaraya.
  4. Bodhisattvaya
  5. Mahasattvaya.
  6. Mahakaruniakaya.
  7. Om.
  8. Sarva Rabhaye.
  9. Sudhanadasya.
  10. Namo Skrtva i Mom Arya-
  11. Valokitesvara Ramdhava.
  12. Namo Narakindi.
  13. Herimaha Vadhasame.
  14. Sarva Atha. Dusubhum.
  15. Ajeyam.
  16. Sarva Sadha. (Nama vasatva)
  17. Namo Vaga.
  18. Mavadudhu. Tadyatha.
  19. Om. Avaloki.
  20. Lokate.
  21. Karate.
  22. Ehre.
  23. Mahabodhisattva.
  24. Sarva Sarva.
  25. Mala Mala
  26. Mahe Mahredhayam.
  27. Kuru Kuru Karmam.
  28. Dhuru Dhuru Vajayate.
  29. Maha Vajayate.
  30. Dhara Dhara.
  31. Dhirini.
  32. Svaraya.
  33. Cala Cala.
  34. Mamavamara.
  35. Muktele.
  36. Ehe Ehe.
  37. Cinda Cinda.
  38. Arsam Pracali.
  39. Vasa Vasam
  40. Prasaya.
  41. Huru Huru Mara.
  42. Huru Huru Hri.
  43. Sara Sara.
  44. Siri Siri.
  45. Suru Suru.
  46. Bodhiya Bodhiya.
  47. Bodhaya Bodhaya.
  48. Maitriya.
  49. Narakindi.
  50. Dharsinina.
  51. Payamana.
  52. Svaha.
  53. Siddhaya.
  54. Svaha.
  55. Maha Siddhaya.
  56. Svaha.
  57. Siddhayoge
  58. Svaraya.
  59. Svaha.
  60. Narakindi
  61. Svaha.
  62. Maranara.
  63. Svaha.
  64. Sirasam Amukhaya.
  65. Svaha.
  66. Sarva Maha Asiddhaya
  67. Svaha.
  68. Cakra Asiddhaya.
  69. Svaha.
  70. Padmakastaya.
  71. Svaha.
  72. Narakindi Vagaraya.
  73. Svaha
  74. Mavari Samkraya.
  75. Svaha.
  76. Namah Ratnatrayaya.
  77. Namo Arya-
  78. Valokites-
  79. Varaya
  80. Svaha
  81. Om. Siddhyantu
  82. Mantra
  83. Padaya.
  84. Svaha.

Cần lưu ý, bốn câu cuối (81 – 84) ở biến cuối cùng phải đọc lại 3 lần. Một lần đọc từ câu 1 đến câu 84 được gọi là 1 biến, thông thường người trì chú sẽ đọc 5 – 7 – 9 – 21- 49 hoặc 108 biến.

quan the am bo tat chu dai bi 2

7. Lời kết

Qua bài viết trên, Giác Ngộ Tâm Linh đã giúp các bạn đồng tu hiểu rõ hơn về lời kinh chú Đại Bi, cũng như sức thần thông và lợi ích không thể nói hết của thần chú này. Khi trì chú, quan trọng nhất vẫn là tâm thành kính, và hành trì đều đặn mỗi ngày. Chúc cho các bạn luôn tinh tấn và kiên trì trên con đường tu học Phật Pháp.