Phật Hư Không Tạng Bồ Tát là ai? Thần chú Hư Không Tạng Bồ Tát

Phật Hư Không Tạng Bồ Tát là một vị đại Bồ Tát có công đức vô lương, oai lực vô biên, nhưng ở Châu Á, không nhiều Phật tử biết đến Ngài. Hôm nay, Giác Ngộ Tâm Linh xin gieo duyên cùng các bạn tìm hiểu về vị Hư Không Tạng Bồ Tát này!

Phật Hư Không Tạng Bồ Tát là ai? Thần chú Hư Không Tạng Bồ Tát
Phật Hư Không Tạng Bồ Tát là ai? Thần chú Hư Không Tạng Bồ Tát

1. Phật Hư Không Tạng Bồ Tát là ai?

Hư Không Tạng Bồ Tát là vị Bồ tát nổi tiếng trong Phật Giáo Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản. Tên tiếng phạn của Ngài là Akasagarbha, dịch nghĩa là “viên ngọc quý của bầu trời”.  Ngoài ra, Ngài còn gọi là Hư Không Quang, Hư Không Dựng Bồ Tát, là một trong 8 vị đại Bồ Tát. Trong Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện, ông và Địa Tạng Vương Bồ Tát chính là anh em trai song sinh. Hình tượng Hư Không Tạng Bồ Tát và Địa Tạng Vương Bồ Tát là biểu tượng cho phước đức nhưng hình tượng này ngày này ít được biết đến, người ta thường nhắc đến Ngài Địa Tạng một cách riêng lẻ hơn.  

Ngày nay ít người biết đến Hư Không tạng Bồ Tát hơn, tuy nhiên, trường Phái Chân Ngôn Tông ngày nay vẫn còn nhiều người thờ Phật Hư Không Tạng Bồ Tát. 

Trong kinh Đại Bảo Tích lại nói Ngài Hư Không Tạng chính là Nhất Sanh Bổ Xứ Bồ Tát của quốc độ Đại Trang Nghiêm. Quốc độ này ở phía Đông của thế giới Ta Bà, do đức Phật Như Bửu Trang Nghiêm Bồ Tát giáo độ. 

Xem thêm: Công năng Chú Chuẩn Đề

2. Hình tượng và ý nghĩa Phật Hư Không Tạng Bồ Tát

Hình tượng và ý nghĩa Phật Hư Không Tạng Bồ Tát
Hình tượng và ý nghĩa Phật Hư Không Tạng Bồ Tát

Hình tượng của Phật Hư Không Tạng Bồ Tát được khắc họa là hình ảnh tay trái cầm bông sen, đặt bên hông, trên bông sen lại có một miếng ngọc như ý. Toàn thân mang màu đỏ tươi như máu thịt, đầu đội mũ Phật. Tam muội da đạo được cầm ở tay phải, điều này thể hiện trí tuệ minh mẫn, sáng suốt nhìn thấu rõ mọi việc mọi vật của Ngài. Người ngồi trên một đài hoa sen tráng lệ, mặt giữ nét uy nghiêm. Điều này thể hiện được phúc đức to lớn của Ngài. 

Một hình tượng quen thuộc khác là hình tượng Ngài Hư Không Tạng Bồ Tát trên tay cầm gươm ý chỉ sự khôn ngoan như thanh gươm sắt cắt đứt sự vô minh, u mê của chúng sinh, để nhìn thấu tỏ mọi sự. 

Người ta giải nghĩa “Hư Không Tạng” hiểu là sự không không, vô lượng, vô biên của các tạng phúc tạng. Chữ “Tạng” ở đây được giải nghĩa với 3 hàm nghĩa:

  • Năng tạng danh tạng: Công đức của Hư Không Tạng Bồ Tát là vô bờ vô bến của thế gian và vượt qua cả thế gian, không có trở ngại
  • Sở tạng danh tạng: Đức Hư Không Tạng chính là hiện thân sở tạng của chúng sinh, tập hợp công đức vô lượng của chư Phật
  • Năng sinh danh tạng: Phật Hư Không Tạng vì lòng thương cảm cho chúng sinh, nên khai pháp giới tạng, sinh ra 7 bảo vật vô lượng kim cương ban phát cho chúng sinh.

Phật Hư Không Tạng Bồ Tát chính là đại diện cho sự thông minh, khôn khéo, sáng suốt vô biên vô lượng. Chính vì mang ý nghĩa là trí tuệ rộng lớn do đó người ta tin rằng thờ phụng Hư Không Tạng Bồ Tát sẽ có được trí huệ sáng suốt, thông minh, trẻ em thì được phù hộ thông minh học giỏi. Khi cầu nguyện Hư Không Tạng Bồ sẽ có được công danh, sự nghiệp như ý.

Xem thêm: Lời Chú Dược Sư

3. Sự tích về Phật Hư Không Tạng Bồ Tát

Bồ Tát Hư Không Tạng được Đức Phật Thích Ca Mâu Ni khen là người có sự thiền định như biển, tĩnh giới như núi, trí như hư không, lòng nhẫn nhịn như kim cương cùng với trí huệ sáng suốt.

Sự tích về Phật Hư Không Tạng Bồ Tát
Sự tích về Phật Hư Không Tạng Bồ Tát

Theo ghi chép về sự tích của Hư Không Tạng Bồ Tát như sau:

Ngài là con trai của vua Chuyển Luân Thánh Vương Công Đức Trang Nghiêm, tên là Sư Tử Dũng Bộ. Vị vua này có hai người con trai, đều được hóa sinh nhờ nguyện lực, do đó vua vui mừng khôn xiết cúng dường chư Phật. 

Sau này hai vị thái tử lớn lên đều là người xuất gia, và đắc quả bồ đề. Khi vua Chuyển Luân đi nghe giảng Phật thì gặp lại 2 người con của mình. Lúc này Hoàng Tử Sư Tử Dũng Bộ đưa tay lên thì hư không rung chuyển, Ngài vẩy tay thì lập tức êm ái trở lại. Ngài vẫy tay một lần nữa thì hoa thơm nở rộ cùng pháp khí, châu báu rơi xuống phủ khắp tam thiên. Vị Hoàng Tử này chính Hư Không Tạng Bồ Tát.

Xem thêm: Chú Vãng Sanh Tịnh Độ

Nói về oai lực của Ngài trong kinh Hư Không Tạng bồ Tát có ghi lại rằng:

“Hành giả muốn thấy Bồ tát Hư Không Tạng để sám hối trọng tội đã phạm thì vào phần sau của đêm, đốt hương trầm thủy, hương kiên hắc trầm thủy và hương đa kiệt lưu, chắp tay xưng danh hiệu Bồ tát Hư Không Tạng. Thiện nam tử này tùy theo phận công đức của mình mà thấy sự hiện hình sắc của Bồ tát Hư Không Tạng, hoặc thấy chính thân của Bồ tát Hư Không Tạng, hoặc thấy hình sắc Sa môn, hoặc Bà la môn, hoặc con trai, con gái… đủ thứ hình sắc mà vì mình nói pháp. Bồ tát mới phát tâm đã phạm trọng tội căn bản đó liền được sám hối, đủ sức nhận chịu đại phương tiện vô thượng, hành tam muội nhẫn nhục và Đà la ni… cho đến an trụ ở Địa, có thể đoạn dứt đường ác, đối với Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác được chẳng thoái chuyển, đối với sáu Ba la mật được sức đại tinh tấn giống như Kim cương, sẽ mau chóng giác ngộ được Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Nếu Bồ tát ấy trước chẳng hiện thân thì Bồ tát sơ hành đó, vào lúc sao mai mọc, đứng dậy, hướng về sao mai mà nói lên rằng: “Nam mô A lâu na! Nam mô A lâu na! Ngài đã thành tựu đại bi! Hôm nay lúc ngài mới mọc ở cõi Diêm phù đề, nguyện ngài dùng đại bi che chở hộ trì cho tôi! Đem lời nói của tôi mà bạch với Đại Bồ tát Đại bi Hư Không Tạng, ở trong giấc mơ đêm, bày cho tội phương tiện. Do duyên này nên tôi được sám hối trọng tội căn bản đã phạm, thành tựu được trí nhãn phương tiện Đại thừa”. Tức thời ở trong giấc ngủ, khi sao mai mọc, Bồ tát Hư Không Tạng liền ở trong mơ tự hiện sắc thân để cho Bồ tát sơ hành ấy hối lỗi. Diệt trừ các ác rồi liền được tam muội tên là Chẳng quên tâm Bồ đề, giỏi trụ ở Đại thừa, đủ sáu Ba la mật.”

Xem thêm: Chú Đại Bi Dễ Đọc

4. Ý nghĩa của thần chú Phật Hư Không Tạng Bồ Tát

Ý nghĩa của thần chú Phật Hư Không Tạng Bồ Tát
Ý nghĩa của thần chú Phật Hư Không Tạng Bồ Tát

Theo như Kinh Hư Không Tạng Bồ Tát Thần Chú có ghi lại như sau: 

Lúc bấy giờ, hội chúng nghe lời nói của đức Phật đều hoan hỷ, mừng rỡ, đảnh lễ dưới chân đức Phật mà bạch rằng:

– Thưa đức Thế Tôn! Làm sao có thể ở đời ác năm trược mà giáo hóa chúng sinh?

Đức Phật dạy rằng:

– Này thiện nam tử! Giống như hư không, không buộc, không mở, không sân, không ái, tính ấy thanh tịnh. Này thiện nam tử! Như Lai cũng vậy, đối với Đệ nhất nghĩa không lòng được tự tại; tính ấy thanh tịnh, tuy ở đời bẩn đục mà chẳng bị sự nhiễm ô của trần cấu. Vì giáo hóa chúng sinh nên Như Lai xuất hiện ở đời, này thiện nam tử! Mà hư không này nương vào sáu thức để được trụ sao?

– Chẳng phải vậy, thưa đức Thế Tôn! – Chúng hội đáp

Bồ tát Hư Không Tạng bạch đức Phật rằng:

– Thưa đức Thế Tôn! Đều chẳng nương nhau! Đều không hành xử! Tất cả pháp rỗng không, không có tích tụ; bản tế như thật giống như hư không, không hoại, không thành, không nhớ tưởng phân biệt; không động, không ái, không hạt, không quả, không báo, không có văn tự. Thưa đức Thế Tôn! Đại Bồ tát biết tính các pháp như vậy thì được Vô sinh nhẫn. Đúng vậy! Thưa đức Thế Tôn!

Xem thêm: Nghi Thức Tụng Chú Lăng Nghiêm

Bồ tát Hư Không Tạng liền nói chú rằng:

  • Tỳ bà a xà.
  • Ma nâu ẩm di.
  • Thận na xà di.
  • Thiền na ni ma.
  • Mâu ni ha la.
  • A na tha.
  • Phá la cừu ha.
  • Yết bà ni ma.
  • A tỳ tha.
  • Tu bà xa xa xà bà.
  • Xá na xá na.
  • Xá na sỉ tha.
  • Kiếm ma xá ma.
  • Nỉ ma phù ma.
  • Tỳ sa xá ma.
  • Già na tha na.
  • Sí lệ am bồ tam thâu tứ tá ha.

Đây chính là thần chú của Phật Hư Không Tạng Bồ Tát, được Đức Phật hết lòng khen ngợi. Thần chú này giúp người phá được não chướng, nghiệp chướng, báo chướng, giữ tâm thanh tịnh. 

Do đó người trì chú này sẽ có được trí huệ, không chỉ thông minh, sáng dạ mà còn nhìn thấu mọi sự, mọi vật, từ đó có cách nhìn khác về vũ trụ này. Những người này được Hư Không Tạng Bồ Tát phù hộ, độ trì cho, phá tan các nghiệp chướng từ quá khứ đến tương lai, xa lìa các loại phiền não, đoạn diệt tham sân si, lòng chẳng sợ hãi điều gì. Những người trì chú khi được nghe pháp sẽ hiểu, trong lòng không còn nảy sinh nghi ngờ, lay động.

Xem thêm: Kinh Địa Tạng Vương

5. Ngày vía Phật Hư Không Tạng Bồ Tát?

Ngày vía Phật Hư Không Tạng Bồ Tát?
Ngày vía Phật Hư Không Tạng Bồ Tát?

Về ngày vía của Ngài Hư Không Tạng Bồ Tát thì không có thông tin chính xác. Tuy nhiên, theo một số kinh điển ghi lại, Hư Không Tạng Bồ Tát chính là anh trai song sinh của Địa Tạng Vương Bồ Tát. Do đó, ngày vía của Ngài Hư Không Tạng và Ngài Địa Tạng đều là ngày 30 tháng 7 âm lịch. 

6. Hư Không Tạng Bồ Tát Kinh

Kinh Hư Không Tạng Bồ Tát nói về oai lực cũng như sự thần thông của Ngài Hư Không Tạng Bồ Tát. Người trì tụng kinh này sẽ được Ngài Hư Không Tạng dẫn dắt ra khỏi u mê, giải bớt nghiệp chướng. Giác Ngộ Tâm Linh xin gửi các bạn Kinh Hư Không Tạng Bồ Tát trọn bộ do Hòa Thượng Tuệ Minh dịch nghĩa. 

Link Kinh Hư Không Tạng Bồ Tát bản việt dịch  trọn bộ: Kinh Hư Không Tạng Bồ Tát Thần Chú

7. Cách thỉnh và thờ Phật Hư Không Tạng Bồ Tát giúp tài lộc

Thờ tượng Phật trong nhà là một trong những cách để thể hiện lòng tôn kính của quý vị với chư Phật, Bồ Tát. Sự thờ kính luôn xuất phát từ lòng tin yêu, ngưỡng mộ, biết ơn với chư Phật. Từ đó, quý vị sẽ có được sự phù hộ độ trì cho gia đạo êm ấm, bình an; có trí tuệ, sức khỏe và gặp nhiều may mắn. 

Cách thỉnh tượng Phật Hư Không Tạng Bồ Tát như sau:

Bước 1: Liên hệ với các cơ sở kinh doanh tượng Hư Không Tạng uy tín, có thể chọn size, mẫu như mong muốn

Bước 2: Đưa lên chùa làm lễ khai quang cho tượng, hoặc đem tượng về nhà rồi nhờ sư thầy đến nhà làm lễ khai quang cho. 

Bước 3: Chuẩn bị bàn thờ, bát hương, đèn, hoa quả,… để làm lễ an vị tượng (nếu mời sư thầy về nhà khai quang thì làm ở bước ngày luôn)

Khi thờ Phật, Bồ tát không hề đơn giản, làm đúng thì được phù trì phù hộ, nếu như làm sai cũng như mang thêm nghiệp vào người. Do đó quý Phật tử thì cần chú ý những điều sau:

  • Giữ gìn thật chu đáo, lau dọn bàn thờ và tượng sạch sẽ, không dùng tay bẩn, đồ bẩn lau, chạm vào tượng
  • Thờ cúng ở nơi trang nghiêm, tốt nhất là có phòng riêng và ở tầng cao nhất của ngôi nhà. tuyệt đối tránh bày trí bàn thờ Phật trong phòng ngủ, đối diện nhà vệ sinh, dưới chân cầu thang,.. 
  • Thắp hương mỗi ngày hoặc vào mùng 1 và 15 hàng tháng
  • Cúng đồ chay, hương hoa, trái ngọt, nước sạch, tuyệt đối cúng cúng đồ mặn. rượu, bia

8. Ý nghĩa của thờ Phật Hư Không Tạng Bồ Tát

Thờ Phật, Bồ tát đầu tiên đến từ tấm lòng, tâm nguyện của quý vị vì vậy khi thờ Bồ tát đầu tiên quý vị đã thấy tâm mình nhẹ nhàng, hoan hỉ, thanh thản. Ngoài ra những người thành tâm thờ phụng Hư Không Tạng Bồ Tát sẽ có những điều lợi sau: 

  • Những người thờ Phật Hư Không Tạng Bồ Tát sẽ có được trí tuệ, đầu óc khai mở, khôn ngoan, từ đó luôn có những quyết định đúng đắn, may mắn trong công việc, học hành, công danh đắc lợi. 
  • Vì được ban trí huệ, nên các vị không chỉ có công danh mà còn nhìn thấu nhiều điều trong cuộc sống, thay đổi cách nhìn nhận, tin sâu Phật giáo, nhìn thấy được nhân quả từ đó ngày càng tinh tấn tu tập. 
  • Thờ Phật Bồ Tát thì sẽ được phước, do đó quý vị luôn được Thần linh, Trời, Rồng phù hộ tai qua nạn khỏi, gặp chuyện lớn hóa nhỏ, chuyện nhỏ hóa không. 
  • Những người thờ phụng Ngài Hư Không Tạng sẽ thay đổi tâm tính, nhìn nhận ra mọi việc chỉ là hư không, từ đó tâm không chướng ngại, không não không phiền, không sân, không hận. 

9. Thần chú Hư Không Tạng Bồ Tát

Thần chú của Phật Hư Không Tạng Bồ Tát sẽ có 2 phiên âm dạng tiếng Phạn và tiếng Nhật như sau:

ASASAGARBHAYA OM ALI KALMALI MAULI SVAHA

Phiên âm theo tiếng Nhật: On bazara aratano on taraku.

Phiên âm theo tiếng Phạn: Om Vaja ratna om trah svaha.

Hoặc đơn giản bạn có thể niệm danh hiệu của ngài bằng tiếng Việt đó là: Nam Mô Hư Không Tạng Bồ Tát.

Qua bài viết trên, Giác Ngộ Tâm Linh hi vọng nhiều bạn đọc biết đến Phật Hư Không Tạng Bồ Tát hơn, vì đây chính là một vị Bồ Tát linh thiêng, có sức oai thần cực kỳ lớn. Chúc tất cả bạn đọc mỗi ngày một tinh tấn và càng tin sâu vào Phật Giáo.