Giác ngộ là gì? Những ý nghĩa của giác ngộ trong Phật Giáo

Chúng ta thường hay nghe nói 2 chữ “Giác ngộ”, nhất là những người có tu tập theo Đạo Vậy giác ngộ là gì, như thế nào là sự giác ngộ đúng đắn nhất? Hãy cùng Giác Ngộ Tâm Linh tìm hiểu về vấn đề này nhé.

Giác ngộ là gì? Những ý nghĩa của giác ngộ trong Phật Giáo
Giác ngộ là gì? Những ý nghĩa của giác ngộ trong Phật Giáo

1. Giác Ngộ là gì?

Giác Ngộ” dịch nghĩa Hán Việt, giác ngộ có nghĩa là thức tỉnh, tỉnh ra nhờ tìm ra được một chân lý cho cuộc đời. Sự thức tỉnh này là thức tỉnh cả về hiểu biết, trí thức, lý luận lẫn cảm xúc của con người. Do đó, nhiều người còn gọi giác ngộ là tuệ giác.

Hiểu một cách đơn giản, giác ngộ chính là bỏ những điều xấu, tham sân si, hướng tới những điều tốt đẹp,  an nhiên, vui vẻ. 

Tuy nhiên, giác ngộ theo Phật dạy là sự thấu hiểu được lẽ thật nơi con người sinh ra từ lúc ban sơ cho tới khi cuối đời. Đồng thời,giác ngộ là thấy được, hiểu được những điều mà chưa từng được biết, ít ai biết được. 

Những ai có thể đi đến được giác ngộ trong phật giáo sẽ có khả năng đắc quả Bồ Đề được chứng quả thành Phật, Bồ Tát. Đây chính là đỉnh cao và là mục tiêu lớn nhất mà mỗi người tu tập kể cả là Phật tử cũng luôn hướng tới.

2. Giác ngộ và giải thoát có giống nhau không?

Đây là hai khái niệm khác nhau nhưng lại gây nhầm lẫn cho rất nhiều người. Người ta cho rằng giác ngộ chính là giải thoát. 

Thực tế, khái niệm này đã có từ rất lâu đó, trước cả Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Từ “giải thoát” rất phổ biến trong nền văn hóa của Veda và Upanishad tại đất nước Ấn Độ. Theo quan niệm ở đây thì giải thoát có nghĩa là thoát khỏi vòng tròn luân hồi tái sinh. Còn trong Phật giáo, giải thoát lại  là giải thoát con người khỏi khổ đau, phiền não, tham lam, sân si từ đó có cuộc sống thanh thản. 

Còn giác ngộ là đã hiểu rõ, có cái nhìn đúng đắn về bản ngã và vũ trụ này, không còn nghi ngờ, chấp chước vào một vật, sự việc nào cả.  Như vậy rõ ràng đây là hai định nghĩa khác nhau nhưng có mối liên hệ với nhau. Trong Đạo Phật con người nhờ giác ngộ, hiểu được duyên nghiệp, nhân quả nhờ đó mà tu tập theo con đường chánh đạo thì sẽ được giải thoát.

Giác ngộ và giải thoát có giống nhau không?
Giác ngộ và giải thoát có giống nhau không?

3. Ý nghĩa của giác ngộ trong Phật giáo

Đạo là con đường, Phật là giác ngộ. Phật Thích Ca Mâu Ni bằng nỗ lực chân chính,  trí huệ có được thông qua con đường thiền định và quán chiếu, Ngài đã giác ngộ thành Phật. Ngài thấy được nguyên tắc của vạn vật đều là duyên sinh, vô thường, vô ngã, thấy được cái khổ, nguyên nhân cái khổ, biết được hạnh phúc ở đâu, làm sao để đạt được sự hạnh phúc đó. Từ đó, Ngài đoạn diệt mọi phiền não, vô minh, mọi lời dạy của Ngài đều hướng chúng ta đến sự giác ngộ. Theo Phật giáo, bất cứ một ai muốn thoát khỏi sự luân hồi sẽ phải tu tâm tích đức, tu đạo để đạt được sự giác ngộ.

Đầu tiên cũng là điều đơn giản nhất chính là chúng ta hiểu được một trong giáo lý nào đó, nhưng phải hiểu sâu sắc và nắm rõ được toàn bộ kiến thức trong chủ đề ấy. Đây được gọi là sự giác ngộ từng phần. 

Giác ngộ trọn vẹn chính là thấu hiểu tường tận rõ ràng tất cả mọi việc trên đời này, giống như chư Phật, Bồ Tát. Những người giác ngộ trọn vẹn ắt hẳn sẽ chứng được đắc quả Bồ Đề. Nếu giác ngộ trọn vẹn được ví như một bể nước nóng, thì giác ngộ một phần chỉ như một cốc nước sôi, nó rất nhỏ bé mà thôi. Nhưng có một điểm đặc biệt là dù nước trong bể hay trong ly thì đều là nước sôi 100 độ C, giống như con người khi đã giác ngộ thì sẽ hiểu 100%, nhìn được rõ ràng bản thể của mọi vật. Tất nhiên chỉ những người giác ngộ thực sự mới biết mình đã giác ngộ được điều gì và bằng cách nào. 

Niết bàn cũng là một trạng thái của người đã giác ngộ hoàn toàn. Đây chính là cảm xúc khi con người đã giải thoát bản thân, thoát khỏi hẳn những điều khổ đau và không còn chịu bất kỳ sự ràng buộc gì nữa.

Ý nghĩa của giác ngộ trong Phật giáo
Ý nghĩa của giác ngộ trong Phật giáo

4. Tổng hợp 8 điều giác ngộ theo Phật giáo

Trong Kinh Đại Nhân Giác đã nói về 8 điều giác ngộ trong Phật Giáo. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu.

4.1. Điều 1: Cuộc đời vô thường

Con người cần giác ngộ phải hiểu cuộc đời chỉ là vô thường mà thôi. Vô thường tức là không, thân xác này cũng là giả, tất cả mọi thứ đều là hư vô. Sinh tử vốn là quy luật tự nhiên tất cả chúng ta rồi sẽ chết đi và lại tiếp tục bánh xe luân hồi. Giàu nghèo, sướng khổ ở kiếp này đều là giả, là hư không đến lúc chết đi chúng ta không còn gì chỉ còn lại nghiệp báo, phúc báo tùy theo mỗi người. Do đó, chi bằng tự quán chiếu bản thân để chúng ta sống tự tại, lạc quan, thoát ra khỏi sự khổ sở, nghi ngờ. Chỉ có người giác ngộ mới thoát ra khỏi được điều này. 

4.2. Tham nhiều khổ nhiều

Tính tham ở đây được xuất phát từ 2 chiều, Một là lòng tham và mong muốn sống hưởng thụ. Chiều thứ 2 là là do quá khổ mà tham ví như “câu bần cùng sinh đạo tặc” Điều thứ 2 trong đạo Phật nói về giác ngộ như sau:

“Đa dục vi khổ,      

Sanh tử bì lao,

Tùng tham dục khởi,   

Thiểu dục vô vi,           

 Thân tâm tự tại”.

Những người đã giác ngộ sẽ hiểu được rằng nếu sống mà quá nhiều ham muốn, tham vọng thì cuộc sống sẽ càng khổ đau, gian nan. Do đó, giảm bớt những ham muốn, bằng lòng với những gì mình có, sẽ giúp cuộc đời của chúng ta bớt khổ, bớt đau, bớt muộn phiền.

4.3. Nên bỏ thói đời

Tổng hợp 8 điều giác ngộ theo Phật giáo
Tổng hợp 8 điều giác ngộ theo Phật giáo

Thói đời ở trong Phật Giáo là những nếp suy nghĩ, hành động, lời nói còn mang những ý nghĩa phàm tục, xấu xa. Ví như sự hưởng thụ danh lợi, tiếng tăm, thích hưởng thụ, xem những nghiệp thân khẩu ý như những thói quen bình thường,.. Từ đó con người ngày càng nhiễm sâu, quen theo thói đời mà dính vào những nghiệp chướng nặng nề. Chính vì thế, Đạo Phật luôn khuyến khích con người nên bỏ đi thói đòi này.   

4.4. Nỗ lực chuyển hóa 

Nói về điều giác ngộ thứ 4 này, trong Kinh có nói như sau:

Giải đãi trụy lạc,

Thường hành tinh tấn,

Phá phiền não ác,

Tồi phục tứ ma, 

Xuất ấm giới luật”.

Nghĩa đen là:

Lười biếng đưa đến đọa lạc,

Siêng năng hành đạo thường xuyên,

Phá giặc phiền não xấu ác, 

Chiến thắng bốn loại ma quân,

Ra tù năm uẩn ba cõi”.

Chúng ta không thể tu tập là đạt giác ngộ ngay, mà phải tinh tấn, kiên trì để đi đến giác ngộ. Tinh tấn chính là sự bền bỉ, kiên trì, điều độ để giúp chúng ta thăng tiến, leo lên từng bậc thang giác ngộ. Đầu tiên phải bỏ được tính lười biếng thay vào đó là sự siêng năng, tinh tấn, nỗ lực từng ngày. Sự siêng năng, tinh tấn này từ đó giúp ta trừ phiền não, tránh xa điều ác, đánh bại ma quái thoát ra khỏi những tham sân si, sắc, ái, dục để đi đến sự giác ngộ. 

4.5. Học nhiều biết nhiều

Đức Phật luôn dạy chúng ta rằng phải học nhiều nghe nhiều để đạt được kiến thức, đó chính là con đường đi ngắn nhất, hiệu quả nhất. Những người ngu si sẽ phải tái sinh, xoay tròn trong vòng xoay sinh tử, không lúc nào thoát ra khỏi được. Người có kiến thức lớn sẽ giác ngộ được mình mà còn có thể giáo hóa người khác.

4.6. Dâng tặng niềm vui

Nghèo khổ chính là bất hạnh, cũng là một nguyên nhân sinh tham lang, oán hận. Bố thí là một phương pháp rất quan trọng để giúp người giúp đời. Có rất nhiều kiểu bố thí như bố thí tiền bạc, đồ ăn, quần áo,.. nhưng bố thí lớn nhất chính là bố thí pháp. 

Những người giác ngộ là những người luôn biết cách bố thí cho đời, từ đó giúp đỡ, đem lại niềm vui, sự hoan hỉ cho họ.. Người giác ngộ sẽ coi tất cả mọi người kể cả là kẻ thù người mình ghét bình đẳng như nhau, không ghét bỏ người nghèo, người ác, không để tâm ân oán cá nhân, bỏ qua lỗi lầm, cái ác của họ. Ai làm được như thế sẽ có niềm vui cho mình, lại đem niềm vui cho đời.

giac ngo la gi 2

4.7. Sống đời thanh cao

“Năm dục tạo tội,

Người tu chốn hồng trần,

Không nhiễm vui phàm tục

Luôn nhớ ba y vàng, 

Một bình bát và pháp khí.

Chí nguyện xuất gia cao thượng,

Giữ đạo hạnh thanh cao,

Giới đức sáng ngời

Từ bi tiếp đãi mọi người”.

Người giác ngộ sẽ không để bản thân bị chìm đắm sâu trong dục vọng, không hồng trần, ham mê tửu sắc, sống xa hoa,… Nói chung người muốn giác ngộ thì phải giữ đạo thanh tịnh, tâm tịnh như nước, không bị cám dỗ, giữ tâm từ bi.  

Những người muốn giác ngộ phải luôn giữ nếp sống thanh tao để hành đạo, ăn mặc đơn giản, giữ phẩm hạnh, chung thủy thì mới là người tu đạo chân chính. 

4.8. Phát tâm đại thừa

Giống như trong nhiều Kinh Phật đã nói, muốn thành Phật hãy phát tâm về đạo Vô Thượng, và sống vì chúng sinh. Điều giác ngộ cuối cùng cũng là điều tối cao trong Phật giáo, chính là tu vì chúng sinh chứ không nên chỉ lo giải thoát cho bản thân. Thay vào đó, nên tích cực động viên người khác cùng tu tập, dùng nhiều phương tiện giáo hóa tất cả mọi người đều cùng giác ngộ.

5. Những dấu hiệu của giác ngộ là gì?

Điều cấm kỵ nhất trong Phật Giáo là những người chưa giác ngộ nhưng lại tự nhận mình đã giác ngộ và đi khoe mẽ khắp nơi. Cũng có những người mới hiểu biết chút ít nhưng lại nghĩ rằng mình đã giác ngộ. Sự ngộ nhận này chính là một trong những điều cản trở con người ta đến với sự giác ngộ và giải thoát. Vậy dấu hiệu của giác ngộ là gì?

  • Đầu tiên, giác ngộ chính là lúc thấy bản thân đã buông bỏ, từ bỏ tham sân si chuyển hướng sang thanh cao, nuôi dưỡng tâm hồn thư thái, không tranh chấp hơn thua với đời. 
  • Con người vốn bị ràng buộc rất lớn bởi ái tình, khi chúng ta dứt khỏi nó, không còn phân vân tại sao nó đến, tại sao nó đi, không mong không cầu, không chấp thì khi đó chính là sự giác ngộ. 
  • Trong lòng buông bỏ được một vấn đề nào mà chính luôn chấp niệm chính là một dấu hiệu rõ ràng nhất của giác ngộ. 
  • Nhìn nhận lại được lỗi sai của mình, những điều mình đã chấp nhất. 
  • Cảm thấy tự tại, hạnh phúc, không còn bị trói buộc bởi những điều gì, thoát khỏi những đau khổ, tiêu cực, cái xấu trước kia
  • Có lòng từ bi, thương cảm cho những người nghèo khổ, bất hạnh, u mê phát tâm muốn giúp đỡ, độ hóa cho họ
  • Trực giác trở nên mạnh mẽ, có trí huệ lớn, khám phá ra được tài năng thực sự của  bản thân. 
  • Không phân biệt chúng sinh, yêu thương người và cả những động vất bé nhỏ nhất. 

6. Một người giác ngộ là như thế nào?

Một người giác ngộ là như thế nào?
Một người giác ngộ là như thế nào?

Như vậy, người giác ngộ là một người mà chính cảm nhân và biết được họ ở đâu, họ là ai, cần làm gì? Những người này thường sẽ sống khép kín, đơn giản, không ưa xa hoa, thậm chí có đôi chút đơn độc, bởi họ thường dành nhiều thời gian để tu tập, thiền định mở rộng trí huệ của mình. 

Thứ hai là người giác ngộ tính tình sẽ càng ngày càng từ bi, hỷ xả, không nóng giận, sân si hơn thua với bất kỳ ai. Có những khi họ bị vu oan, giá họa thì vẫn ẩn nhẫn, bình tĩnh, thong dong, đó là điều ít ai có được. 

Người giác ngộ sẽ có cách nhìn khác với người thường, có những vấn đề người thường thấy sai trái, ngu dốt, nhưng chỉ có người giác ngộ mới nhìn rõ được bản chất của nó, từ đó phân biệt được đúng sai thật giả. Người giác ngộ sẽ biết nhân quả của một việc làm, một hành động, từ đó tránh xa những nghiệp quả, tự quán chiếu bản thân.

Người giác ngộ tâm luôn tĩnh như nước, vững như gương, không có gì có thể lung lay được họ, dù là tiền bạc, danh vọng, sắc dục. Từ từ tướng của họ cũng thay đổi theo tâm, ngày càng trẻ đẹp, phúc hậu, gương mặt toát ra phúc khí, khiến cho người khác vừa nhìn đã thấy vui mừng, hạnh phúc. 

Dù đã đạt được những thành tựu, thấu hiểu đạo đời nhưng họ không ưa thích thể hiện, mà ngày càng khiêm tốn. Như vậy, rõ ràng chỉ có người giác ngộ mới nhận thấy rõ ràng nhất được sự thay đổi lớn nhất của họ, cũng có họ mới hiểu được họ đang như thế nào.

Giác ngộ chính là mong muốn lớn nhất của bất kỳ người nào tu đạo muốn có được. Tuy nhiên giác ngộ không hề dễ, bất kỳ những người nào tu tập nếu sinh lòng tự kiêu, tự đại cũng có thể ngộ nhận mình đang giác ngộ, đã giác ngộ.

Giác Ngộ Tâm Linh hy vọng qua bài viết giúp bạn hiểu được hơn về giác ngộ. Chúc các bạn luôn tu tâm, tu đạo sớm ngày đạt được sự giác ngộ trọn vẹn nhất.