Phật A Di Đà là ai? Đức Phật A Di Đà có thật không?

Phật A Di Đà chắc chắn là một vị Phật được biết đến nhiều nhất, cả những người theo Đạo Phật hay không ắt hẳn cũng đã từng nghe nhắc đến vị Phật này hay câu “Nam Mô A Di Đà Phật”. Hôm nay, hãy cùng Giác Ngộ Tâm Linh tìm hiểu chi tiết hơn về Phật A Di Đà các bạn nhé!

Phật A Di Đà là ai? Đức Phật A Di Đà có thật không?
Phật A Di Đà là ai? Đức Phật A Di Đà có thật không?

1. Phật A Di Đà là ai?

Phật A Di Đà là giáo chủ của cõi Tây Phương Cực Lạc ở thế giới Ta Bà. Phật A Di Đà được biết đến với hình tượng trên đầu có những cụm tóc hình xoắn ốc, mắt nhìn xuống, miệng cười nhẹ, toát lên vẻ hiền từ. Phật thường khoác áo cà sa màu đỏ. Điểm đặc biệt của Ngài chính là trước ngược có chữ vạn ()

Trong các đền chùa, Phật A Di Đà ở tư thế ngồi thường phổ biến hơn, lúc này người ngồi kiết già trên tòa sen, tay bắt ấn thiền (hai tay đặt phía trước, ngang bụng, tay phải đặt lên tay trái, hai ngón trỏ chạm nhau). Khi ở tư thế đứng, tay Ngài thường bắt ấn giáo hóa (tay phải đưa ngang vai, lòng bàn tay đẩy ra phía ngoài, tay trái đưa ngang bụng, ngón trỏ và ngón cái chạm nhau).

Xem thêm: Thần chú Phật A Di Đà

Phật A Di Đà là ai?
Phật A Di Đà là ai?

2. Tiền thân của Đức Phật A Di Đà

Trước khi trở thành Phật, Ngài A Di Đà cũng đã trải qua nhiều kiếp, với nhiều hóa thân khác nhau, Ngài đã từng là: Vua Vô Tránh Niệm, Vương tử Thắng Công Đức, Sa môn Pháp Tạng, Bồ Tát Sa Di,… 

Trong kinh A Di Đà có ghi lại một kiếp sống trước kia khi tiền thân của Ngài là một vị Tăng có tên là Pháp Tạng. Ban đầu, Ngài là một Quốc Vương, vì nghe Đức Thế Tự Tại thuyết pháp mà phát tâm bồ đề từ bỏ ngai vàng xuất gia. Sau khi đảnh lễ Phật Thế Tự Tại Vương, Ngài đã phát nguyện thù thắng vô thượng, lấy công hạnh trang nghiêm pháp Tịnh Độ.  Sau đó trải qua vô số kiếp, đã tu tập và thực hiện 48 hạnh nguyện ngài đã thành Phật và lấy hiệu là A Di Đà.

Xem thêm: 48 đại nguyện của Phật A Di Đà

Tiền thân của Đức Phật A Di Đà
Tiền thân của Đức Phật A Di Đà

3. Ý nghĩa tên đức Phật A Di Đà

Phật A Di Đà viết theo chữ Hán là 阿彌陀佛, phiên âm từ Amitābha. Dịch nghĩa thì “A Di Đà” có nghĩa là ánh sáng vô hạn, do đó, người ta còn gọi đây là Đức Phật Ánh Sáng. 

Giải nghĩa tên A Di Đà Phật thì tên này có 3 ý nghĩa:

– Vô lượng quang: có nghĩa là hào quang của Ngài chiếu khắp muôn nẻo các thế giới, vô tận cùng, cùng khắp thế không gian.

– Vô lượng thọ: Thọ mạng của người rất cao, người sống rất lâu không thể lường được, cũng không đếm được.

– Vô lượng công đức: Công đức của Phật A Di Đà rất lớn, không thể kể xiết.

Xem thêm: Thần Chú Vãng Sanh là gì?

Ý nghĩa tên đức Phật A Di Đà
Ý nghĩa tên đức Phật A Di Đà

4. Tóm tắt sự tích Phật A Di Đà

Phật A Di Đà đã phát 48 nguyện tông để cứu độ chúng sinh, trong đó có một nguyện lớn răng chúng sanh nào niệm hồng danh của ngài sẽ được vãng sanh về cõi Cực Lạc. Nói về sự tích của Ngài thì vô số kể, theo các kinh điển ghi lại một số sự tích về công đức và quá trình thành Phật của Ngài như sau:

4.1. Bồ Tát Sa Di 

Theo Kinh Pháp Hoa, khi Đức Đại Thông Trí Thắng Phật khi còn là Quốc Vương, ngài có 16 người con trai. Sau khi từ bỏ ngôi vua, Đức Thông Trí Thắng Phật đã xuất gia tu học thành Phật, lúc này 16 người con trai cũng xin xuất gia cùng.  Sau khi thuyết pháp kinh Diệu Pháp Liên Hoa ngài Đức Đại Thông Trí đã thành Phật, 16 người con cũng thuyết giảng rộng rãi kinh này và thành Phật. Vị thứ 9 chính là Phật A Di Đà Phật. 

4.2. Thái Tử Thắng Công Đức

Thái Tử Thắng Công Đức chính là một tiền thân của Đức A Di Đà. Theo kinh “Nhứt Hướng Xuất Sanh Bồ Tát”, thuở quá khứ có một vị Thái tử hiệu là Bất tư Nghị Thắng Công Đức, nhờ nhân duyên nghe được kinh “Pháp Bổn Đà La Ni” nên tinh tấn tu tập không ngủ nghỉ suốt 7 năm. Nhờ thành kinh mà được gặp chín mươi ức trăm nghìn Đức Phật và được các vị này truyền dạy thọ pháp cho. Về sau Thái Tử xuất gia và tinh tấn tu tập theo Pháp Bổn Đà La Ni chín muôn năm và truyền giảng cho mọi người.

Tóm tắt sự tích Phật A Di Đà
Tóm tắt sự tích Phật A Di Đà

4.3. Vua Vô Tránh Niệm

Thuở quá khứ có Quốc Vương Tránh Niệm và quan Phụ tướng khi được nghe Đức Bảo Tạng Như Lai thuyết pháp đã phát tâm bồ đề, nguyện trang nghiêm Tịnh Độ để cứu khổ chúng sanh. Vua Vô Tránh Niệm chính là tiền thân của Phật A Di Đà, còn quan Phụ tướng chính là Ngài Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni sau này. Thái Tử Bất Huyền – con trai của Vua Vô Tránh Niệm về sau cũng phát nguyện rộng, đây chính là tiền thân của Quán Thế Âm Bồ Tát

Xem thêm: Tịnh Độ Tông là gì?

5. Phật A Di Đà có phải là Phật tổ không?

Vì hạnh nguyện và công đức quá to lớn nhiều người nhầm lẫn rằng Phật A Di Đà là Phật Tổ, điều này hoàn toàn không đúng. 

Phật tổ thực chất chính là Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni. Nếu như Phật A Di Đà là giáo chủ của cõi Tây Phương Cực Lạc thì Phật tổ là giáo chủ của cõi Ta Bà, đây là một nhân vật có thật trong lịch sử, gọi là Phật tổ vì chính Ngài đã sáng lập ra Phật Giáo, là thầy của trời người. 

Xét về hình tướng Phật A Di Đà mặc áo cà sa đỏ (tượng trưng cho màu của Tây Phương Cực Lạc), trước ngực có chữ vạn. còn Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni thì mặc áo cà sa vàng, không có chữ vạn trên người.

Phật A Di Đà có phải là Phật tổ không?
Phật A Di Đà có phải là Phật tổ không?

6. Phật A Di Đà có thật không?

Thực tế thì Phật A Di Đà không tồn tại trong lịch sử, không có ghi chép nào về Ngài cả, trong khi đó, Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni lại là nhân vật có thật. 

Tuy nhiên Phật tổ khi thuyết giảng kinh điển đã từng nhiều lần nhắc về Đức Phật A Di Đà, rõ ràng nhất là trong kinh Vô Lượng Thọ, Vô Lượng Quang. Chúng ta đều biết Đức Thích Ca không bao giờ nói dối (đây là năm giới cấm của đạo Phật thì tất nhiên Ngài sẽ không làm), do đó ắt hẳn A Di Đà phải tồn tại thì Phật tổ mới kể về vị Phật này. 

Việc tin rằng Phật A Di Đà có thật hay không sẽ dựa vào quan điểm và đức tin của mỗi người. Tuy không có thật trong sách vở, lịch sử nhưng chắc hẳn những người tu theo hạnh nguyện của Phật A Di Đà, thường xuyên niệm Nam Mô A Di Đà Phật sẽ cảm nhận được sự tồn tại, linh ứng và nhiệm màu của Ngài.   

Giác Ngộ Tâm Linh vừa chia sẻ cho bạn những điều kỳ thú về Ngài A Di Đà, giúp bạn hiểu hơn về vị Phật lớn mà hầu như ai ai cũng biết này. Mong quý Phật tử sẽ vững tin vào Phật A Di Đà, một lòng niệm Phật và thực hành theo các hạnh nguyện của Ngài để sớm được về cõi Tây Phương Cực Lạc.