Đại Thế Chí Bồ Tát là ai? Thần chú của Đại Thế Chí Bồ Tát

Đại Thế Chí Bồ Tát được ví là trí tuệ của Phật, cùng với Quán Thế Âm Bồ Tát là hai thị giả đi theo hỗ trợ Phật A Di Đà. Tuy nhiên không nhiều người không biết đến vị Bồ Tát này, dù công đức và hạnh nguyện của Ngài cũng vô cùng thù thắng. Hãy cùng tìm hiểu về sự tích và thần chú của Đại Thế Chí Bồ Tát ngay sau đây nhé.

Đại Thế Chí Bồ Tát là ai? Thần chú của Đại Thế Chí Bồ Tát
Đại Thế Chí Bồ Tát là ai? Thần chú của Đại Thế Chí Bồ Tát

1. Đại Thế Chí Bồ Tát là ai?

Đại Thế Chí Bồ Tát là một vị Bồ Tát tuyên trợ cho Phật A Di Đà, tiếp dẫn chúng sinh về cõi Tây Phương Cực Lạc. Chính vì điều này, tuy là Bồ Tát nhưng Ngài Đại Thế Chí có sức oai thần vô cùng lớn, là một Đại Bồ Tát có từ lâu đời và được chúng sinh nhất là những ai theo pháp Tịnh Độ tôn thờ. 

Trong Phật Giáo, Ngài Đại Thế Chí Bồ Tát cùng với Phật A Di Đà, Quán Thế Âm Bồ Tát được gọi là Tam Thánh Phật. Ngoài ra, Đại Thế Chí Bồ Tát còn được gọi là Đắc Đại Thế Bồ Tát, Linh Cát Bồ Tát, Vô Lượng Quang Bồ Tát, Bồ Tát Kim Cương Thủ,… Tên tiếng phạn của Bồ Tát Đại Thế Chí là Mahasthamaprapta Bodhisattva, dịch nghĩa là “Sự xuất hiện của sức mạnh vĩ đại”, cụ thể ở đây chính là sức mạnh của trí huệ. Chính vì thế, Ngài thường dùng sức mạnh trí tuệ này để soi sáng cho chúng sinh trong mười phương, để chúng sinh thoát khỏi biển khổ, chiến thắng tham sân si, xa lìa dục vọng, tâm tính hiền lành, tĩnh lặng, được giải thoát về thế giới Tây Phương Cực Lạc.

Xem thêm: Chú Chuẩn Đề Mật Tông

2. Tìm hiểu về sự tích Đại Thế Chí Bồ Tát

Tiền thân của Đại Thế Chí Bồ Tát là Thái tử thứ hai của vua Vô Tránh Niệm, hiệu là Ni Ma. Khi vua Tránh Niệm có tâm hướng Phật đã khuyên bảo các con mình và quan đại thần phát tâm cúng dường Phật Bảo Tạng và đại chúng liên tiếp 3 tháng. Ngài đã nghe theo, xả bớt huyễn tài để cúng dường. 

Khi được đại thần Bảo Hải giải thích, khuyên Thái tử Ni Ma rằng nếu cầu phước đức về cõi Trời Người chỉ được hưởng khoái lạc mà vẫn phải luân hồi. Thay vì thế, nên phát lòng vì tất cả chúng sinh mà đem công đức hồi hướng về Đạo Vô Thượng thì phúc đức không bao giờ hết, mà tâm nguyện luôn được viên mãn.

Nam Mô Đại Thế Chí Bồ Tát
Nam Mô Đại Thế Chí Bồ Tát

Nghe thấy lời khuyên đó, Thái tử Ni Ma đã thưa với Phật Bảo Tạng: 

“Bạch Đức Thế Tôn! Nay tôi xin đem công đức cúng dường Phật và đại chúng trong 3 tháng và những hạnh nguyện của tôi đã từng làm như là: 

Ba nghiệp của thân

Không sát hại chúng sinh.

Không trộm cướp của người đời.

Không tà dâm.

Bốn nghiệp của miệng

Không ăn nói láo xược.

Không nói những lời thêu dệt.

Không nói lời hai chiều.

Không ăn nói lời độc ác.

Ba nghiệp của ý

Không tham nhiễm danh lợi và sắc dục.

Không hờn giận, oán cừu..

Không si mê, ám muội.

Cùng các món hạnh tu thanh tịnh của tôi, mà hồi hướng về Đạo Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác và cầu đặng một thế giới rất trang nghiêm đẹp đẽ, như cõi Phật Biến Xuất Nhất Thiết Công Đức Quan Minh Sang Vương Như Lai, mà Ngài đã thọ ký cho huynh trưởng tôi đó vậy.

Khi Đức Phật ấy thành đạo, trước hết tôi ra khuyến thỉnh Ngài nói đủ Pháp Tam Thừa liễu nghĩa mà hóa độ chúng sanh.

Trong khi đó, tôi cũng còn tu Bồ Tát Đạo, làm việc Phật sự, dạy dỗ mọi người và làm những sự lợi ích cho các loài hữu tình, mà cầu mau đặng hoàn mãn các món công hạnh đã thệ nguyện.

Đến chừng Phật Biến Xuất Nhất Thiết Công Đức Quang Minh Sang Vương Như Lai diệt độ rồi, thì tôi sẽ thành đạo, kế ngôi Phật truyền Chánh Pháp mà hóa độ chúng sanh.

Những sự trang nghiêm đẹp đẽ trong quốc độ tôi, cùng là thời kỳ diệt độ và kiếp sơ trụ thế của Chánh Pháp tôi, đều nguyện y như công cuộc ứng hóa của Đức Biến Xuất Nhất Thiết Công Đức Quang Minh Sang Vương Như Lai vậy”.

Phật Bảo Tạng sau khi nghe đã thọ ký cho Thái Tử Ni Ma, đặt hiệu là “Đắc Đại Thế” hay chính là Đại Thế Chí Bồ Tát. Lúc này chư Phật trong mười phương cũng rưới các thứ hương hoa thọ ký cho thái tử. Vua Vô Tránh Niệm đó về sau chính là Phật A Di Đà, vị huynh trưởng mà Ngài nhắc đến chính là thái tử Bất Huyền – tiền thân của Quán Thế Âm Bồ Tát, còn vị đại thần Bảo Hải chính là Phật Thích Ca Mâu Ni.

Xem thêm: Chú Đại Bi Dễ Học

3. Hình tượng của Đại Thế Chí Bồ Tát

Hình tượng của Đại Thế Chí Bồ Tát
Hình tượng của Đại Thế Chí Bồ Tát

Trong Tam Thánh Phật thường họa hình tượng của Bồ Tát Đại Thế Chí  đứng bên phải Phật A Di Đà còn Quán Thế Âm đứng bên trái Phật. Trong các tranh vẽ, hình tượng, chúng ta thường thấy Ngài mang dáng vẻ nữ, tay phải cầm hoa sen xanh – loài hoa tượng trưng cho sự thanh khiết, trong sạch, thanh cao. Trên cổ Ngài đeo chuỗi anh lạc. Hình tượng này thể hiện được sự thanh tịnh, đức độ, từ bi lại mang ý nghĩa cứu chúng sinh ra khỏi vũng lầy đen tối, ô uế của dục vọng, tham sân si, giữ thân tâm mình trong sạch. 

Trong kinh Vô Lượng Thọ cũng đã từng miêu tả Đại Thế Chí Bồ Tát như sau: Ngài cao 80 muôn ức na do tha do tuần, thân Ngài có màu vàng tử kim. Trong ánh sáng của Ngài có 500 hoa báu, mỗi một hoa báu lại có 500 đài báu – một đài báu lại biểu thị quốc độ tịnh diệu của mười phương Phật. 

Trong phẩm A-lợi-đa-la-đà-la-ni-a-lỗ-lực cũng miêu tả thân Ngài nhỏ hơn thân của Quan Thế Âm Bồ Tát, trên người phát ra ánh sáng vàng và trắng, tay phải cầm quạt Phất trần, tay trái cầm hoa sen. 

Xem thêm: Chú Dược Sư 108 Biến

4. Hạnh nguyện của Đại Thế Chí Bồ Tát

Ngài Đại Thế Chí đại diện cho trí tuệ do đó hạnh nguyện của Ngài Đại Thế Chí Bồ Tát là hạnh nguyện tu tâm, phát triển tâm thức và thực hành các hạnh tu hành, để từ đó giác ngộ, giúp chính sinh đạt được sự giải thoát. 

Hạnh của Ngài là hạnh vô ngã, vô trụ, không phân biệt, nên tất cả chúng sinh đều bình đẳng. Tâm của Bồ Tát là tâm không chấp trước, không chấp công đức đã làm, không chấp tướng cũng không chấp danh, không cần tán dương khen ngợi. Đây chính là chánh niệm, chánh định viên mãn tuyệt đối.

Tu theo Ngài Đại Chí thì phải từ bỏ ái dục, tu tập thiền định, tinh tấn mạnh mẽ nhất mới đạt được giác ngộ. Từ đó phát những nguyện sâu rộng độ hóa, cứu vớt chúng sinh để tất cả chúng sinh đều được giải thoát về cõi Phật. 

Hạnh nguyện của Bồ Tát Đại Thế Chí thể hiện sự tinh tấn, chăm chỉ, vì lợi ích của chúng sinh, nỗ lực mạnh mẽ để đạt đến giác ngộ và giải thoát. 

Chính vì những hạnh nguyện này, Đại Thế Chí Bồ Tát tượng trưng cho những người tu tâm định như gương, tĩnh lặng như nước, không bị khuất phục bởi danh lợi, lục dục, tham, sân, si, hoa sen cầm trên tay cũng như hình ảnh “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.

Xem thêm: Chú Lăng Nghiêm Trừ Bùa Ngải

5. Ý nghĩa của việc thờ phượng Đại Thế Chí Bồ Tát tại gia

Ý nghĩa của việc thờ phượng Đại Thế Chí Bồ Tát tại gia
Ý nghĩa của việc thờ phượng Đại Thế Chí Bồ Tát tại gia

Trong Tịnh Độ Tông, Phật tử khi thờ Phật tại gia không thế thiếu bộ tượng Tam Thánh Phật gồm Phật A DI Đà, Đại Thế Chí Bồ Tát và Quan Thế Âm Bồ Tát. Là vị Bồ Tát đại diện cho trí huệ sáng suốt, thanh tịnh, cho nên người thờ Đại Thế Chí Bồ Tát tại nhà sẽ được ánh sáng trí tuệ soi sáng, từ đó đưa ra những quyết định sáng suốt, đúng đắn, nhờ thế mà luôn đi đúng đường, đúng hướng. 

Đối với người tu tập thì tránh xa phiền não, ngày một tinh tấn, xa lìa dục vọng, một lòng tu tập, thiền định để đạt đến cảnh giới giác ngộ và giải thoát. Ngài sẽ dìu dắt gia chủ đi đúng hướng, gieo duyên lành để gia chủ đến gần hơn với con đường tu tập, giác ngộ. 

Người thờ Đại Thế Chí Bồ Tát sẽ tránh luôn  tránh xa điều dữ, điều ác, sự tham lam, ích kỷ, lục dục, từ đó luôn gặp nhiều may mắn, cầu được ước thấy.

Xem thêm: Tụng Chú Vãng Sanh

6. Thần chú của Đại Thế Chí Bồ Tát

Thần chú của Đại Thế Chí Bồ Tát
Thần chú của Đại Thế Chí Bồ Tát

Thần chú Đại Thế Chí Bồ Tát là một thần chú linh thiêng, được sử dụng rộng rãi trong các nghi lễ cầu nguyện, thờ cúng. Khi trì tụng thần chú này, gia chủ sẽ được bình an, mạnh khỏe, gặp nhiều may mắn trong cuộc sống. Ngoài ra, thần chú này còn có thể giải trừ nỗi sợ hãi, lo âu, buồn phiền, nghi ngờ giúp chúng ta có được tâm thanh tịnh và sự bình yên trong tâm hồn, khiến cuộc sống ngày càng nhẹ nhàng. Những người trì tụng thần chú sẽ được Ngài Đại Thế Chí phù hộ để người này có được định tâm, trí huệ, tinh tấn, xa lìa đảo điên, dục vọng, tham sân si cho đến ngày giác ngộ, giải thoát.

Xem thêm: Kinh Địa Tạng Sám Hối

Thần chú Đại Thế Chí Bồ Tát tiếng Phạn như sau:

HUM VAJRA PHAT | OM VAJRA CHANDA

MAHA RO | KHA NA HUM PHAT

Hy vọng qua bài viết trên Giác Ngộ Tâm Linh đã giúp bạn hiểu rõ hơn về Đại Thế Chí Bồ Tát. Ngài là một tấm gương sáng về trí huệ, thiền định, tu tâm và tinh tấn tuyệt đối mà chúng sinh nên học hỏi.