Kinh Địa Tạng Bồ Tát là gì? Lợi ích khi tụng Kinh Địa Tạng Bồ Tát

Không ít người thắc mắc rằng Kinh Địa Tạng Bồ Tát có lợi ích gì mà sao lại được ngợi khen nhiều như vậy? Hôm nay Giác Ngộ Tâm Linh sẽ giúp bạn hiểu hơn về bộ kinh này, và hướng dẫn bạn cách trì tụng Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện PDF có chữ Tiếng Việt đúng, chuẩn và đơn giản nhé.

Kinh Địa Tạng Bồ Tát là gì? Lợi ích khi tụng Kinh Địa Tạng Bồ Tát
Kinh Địa Tạng Bồ Tát là gì? Lợi ích khi tụng Kinh Địa Tạng Bồ Tát

1. Tìm hiểu về Kinh Địa Tạng Bồ Tát

Bộ kinh Địa Tạng Vương Bồ Tát được Hòa thượng Thích Trí Tịnh dịch nghĩa từ tiếng Hán sang Tiếng Việt. Đây là bộ kinh mà Phật tổ (Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni) nói về sức thần thông, công đức oai lực của Ngài Địa Tạng Vương Bồ Tát Ma-ha-tát cũng như những tiền thân cu như sự hiếu thảo của Ngài Địa Tạng. Từ đó nói về lòng hiếu thảo và những việc người sống phải làm cho cha mẹ, thân quyến khi họ qua đời. 

Đây là một bộ hiếu kinh của Đạo Phật, được Đức Thích Ca Mâu Ni diễn nói tại cung Trời Đao Lợi – nơi Thân Mẫu của Đức Phật tức là Thánh Ma Già thác sanh sau khi mất do sinh Đức Phật. Đức Phật mở pháp hội nói Kinh này để thể hiện lòng hiếu thảo đối với bậc sinh thành. 

Do đó, ngày nay Kinh thường được tụng vào tháng vu lan báo hiếu để thể hiện lòng hiếu kính của con cháu với người đã khuất.   

Bài kinh sẽ gồm 13 phẩm bao gồm: 

13 tác phẩm của cuốn Kinh Địa Tạng Bồ Tát mà người đọc có thể tham khảo đó là:

  • Phần thứ nhất: Thần thông trên cung trời đao lợi.
  • Phần thứ 2: Phân thân Tập Hội.
  • Phần thứ 3: Quán chúng sanh nghiệp duyên.
  • Phần thứ 4: Nghiệp cảm của chúng sinh.
  • Phần thứ 5: Danh hiệu của địa ngục.
  • Phần thứ 6: Như lai tán thán.
  • Phần thứ 7: Lợi ích cả kẻ còn người mất.
  • Phần thứ 8: Các vua Diêm La khen ngợi.
  • Phần thứ chín: Xưng danh hiệu Chư Phật.
  • Phần thứ 10: So sánh nhân duyên công đức của sự bố thí.
  • Phần thứ 11: Địa thần hộ pháp.
  • Phần thứ 12: Thấy nghe được lợi ích.
  • Phần thứ 13: Dặn dò cứu độ nhơn thiên hồi hướng.

Xem thêm: Niệm Chú Chuẩn Đề

2. Tư tưởng của Kinh Địa Tạng Bồ Tát

Tư tưởng của Kinh Địa Tạng Bồ Tát vô cùng ý nghĩa và sâu sắc, tư tưởng này được lồng ghép xuyên suốt cả bộ kinh. Tư tưởng của Kinh được gói gọn trong 8 chữ đó là “ Hiếu Đạo, Độ Sanh, Bạt Khổ, Báo Ân”, cụ thể như sau:

  • Hiếu Đạo: Kinh Địa Tạng Bồ Tát nói về sự hiếu thảo đối với cha mẹ của con cái. Tấm gương sáng nhất là 2 lần tiền thân của Ngài tức là Thánh Nữ Bà La Môn, nữ nhân Quang Mục. Theo Kinh Địa Tạng nếu bạn hiếu thảo với cha mẹ của mình thì sau này con cái cũng sẽ hiếu thảo với bạn. Và muốn hiếu thảo với cha mẹ không chỉ lúc sống, mà còn cả những việc con cháu nên làm cho người thân lúc chết để giúp họ. 
  • Độ sinh: Tư tưởng Độ sinh có nghĩa là độ tất cả 12 loài chúng sinh. Ngài Địa Tạng đã dùng trăm nghìn phương chước để giúp tất cả sẽ phát tâm Bồ Đề và sớm tu thành Phật quả. 12 loại chúng sinh đó là noãn sinh, thấp sinh, thai sinh, hóa sinh, hữu sắc, vô sắc, hữu tưởng, vô tưởng. không phải có sắc mà có sắc, không phải vô sắc mà vô sắc, không phải có tưởng mà có tưởng, không phải vô tưởng mà vô tưởng. 
  • Bạt Khổ: Đây là tư tưởng muốn dạy chúng ta bạt trừ đi mọi khổ não ở trần tục.
  • Báo Ân: Đó chính là phải báo đáp công ơn dưỡng dục và sinh thành của cha mẹ. Kinh Địa Tạng khuyên con người không chỉ hiếu thảo với cha mẹ kiếp này mà còn là cha mẹ của nhiều kiếp trước. Ví như Ngài Địa Tạng khi là Thánh Nữ Bà La Môn đã bán hết nhà đất để giúp mẹ khỏi đọa địa ngục. 

3. Kinh Địa Tạng Bồ Tát có ý nghĩa gì?

Kinh Địa Tạng Vương Bồ Tát có ý nghĩa gì?
Kinh Địa Tạng Vương Bồ Tát có ý nghĩa gì?

Kinh Địa Tạng Bồ Tát là bài diễn thuyết của Phật Thích Ca Mâu Ni cho Chư Phật, Bồ Tát, Trời, Rồng, Ma Thiên, Ma Vương,…để tất cả cùng hiểu hơn về Địa Tạng Vương Bồ Tát. Nội dung của kinh gồm:

  • Đầu tiên, Kinh Địa Tạng nói về công đức to lớn, lòng từ bi, tâm bồ đề của Ngài Địa Tạng. Vì lập thệ nguyện rộng lớn cho nên đến bây giờ Ngài vẫn làm một vị Bồ tát, nhưng công đức oai thần không thua gì Phật.  
  • Đây là một bộ hiếu kinh, do đó khuyên con người nên hiếu thảo, tôn kính cha mẹ. Chính bản thân Ngài Địa Tạng là một tấm gương sáng về sự hiếu thảo. 
  • Kinh Địa Tạng khuyên con người ta nên sống tử tế, hướng thiện, phát tâm bồ đề. Ngài nói về địa ngục, nhất là địa ngục Vô Gián ( gọi là vô gián vì địa ngục đày đọa liên tục, không gián đoạn, ngừng nghỉ để chúng sinh biết rõ mà khiếp sợ.  
  • Kinh Địa Tạng giúp chúng sinh hiểu hơn về luật nhân quả, ví như Ngài có nói, những ai có tội trộm cắp thì dạy rõ quả báo nghèo khổ, gặp kẻ săn bắn thì ngài dạy rõ quả báo kinh hãi, mất mạng. 
  • Đối với người chết, người đang lâm chung thì nên làm gì để họ được sớm ngày siêu thoát, nên dâng kính hương hoa, lễ đầy đủ, xây chùa, đắp tượng,..
  • Quan trọng nhất, kinh Địa Tạng nói về lợi ích khi tụng Kinh, niệm Phật, khắc họa, xây tượng Ngài Địa Tạng khiến chúng sinh càng thêm vững tin, tinh tấn, một lòng thành kính tu tập theo hạnh nguyện của Ngài Địa Tạng 

Như đức Phật đã nói, Kinh Địa Tạng giúp cảnh tỉnh chúng sinh dẹ bỏ tham sân sinh, tu tập nghiệp lành, dứt hẳn ác nghiệp để không bị đọa vào chốn u minh mà trở về đi theo ngài Địa Tạng.

Xem thêm: Chú Dược Sư Trị Bệnh

4. Lợi ích khi trì tụng Kinh Địa Tạng Bồ Tát

Bàn về lợi ích của Kinh Địa Tạng Vương Bồ Tát thì linh nghiệm, oai lực vô cùng, không chỉ có công đức do tụng Kinh mà niệm danh hiệu, nghe danh hiệu, khắc tượng, vẽ tranh,.. của Ngài Địa Tạng đều có lợi ích. Đặc biệt những người gần lúc lâm chung, người đã khuất nếu được thấy nghe, được hồi hướng công đức thì nếu chia công đức làm 7 phần thì người đã khuất đó cũng được một phần. Trong Kinh Địa Tạng, phẩm thứ 13, Đức Phật đã giảng giải 28 điều lợi khi tụng kinh như sau:

“Trong đời sau, người thiện nam cùng thiện nữ nào thấy hình tượng của Ngài Địa Tạng Bồ Tát và nghe kinh này, cho đến đọc tụng, dùng hương hoa, đồ ăn món uống, y phục, vật báu mà bố thí cúng dường ngợi khen chiêm lễ thời kẻ ấy được hai mươi tám điều lợi ích như sau đây:

  1. Các hàng Trời, Rồng thường hộ niệm.
  2. Quả lành càng ngày càng thêm lớn.
  3. Chứa nhóm nhơn vô thượng của Thánh.
  4. Mãi không còn thối thất đạo Bồ Đề.
  5. Đồ mặc món ăn dồi dào đầy đủ.
  6. Những bệnh tật không đến nơi thân.
  7. Khỏi những tai nạn về lửa và nước.
  8. Không có bị hại vì trộm cướp.
  9. Người khác thấy đến sanh lòng cung kính.
  10. Các hàng Quỷ Thần theo hộ trì.
  11. Đời sau thân gái sẽ chuyển thành thân trai.
  12. Đời sau sẽ làm con gái các hàng Vương Giả, Đại Thần.
  13. Thân tướng xinh đẹp.
  14. Phần nhiều được sanh về cõi trời.
  15. Hoặc làm bậc vua chúa.
  16. Có trí sáng biết rõ việc trong những đời trước.
  17. Có mong cầu chi cũng được toại ý.
  18. Quyến thuộc an vui.
  19. Các tai vạ bất ngờ đều dứt sạch.
  20. Các nghiệp về ác đạo đều trừ hẳn.
  21. Đi đến đâu cũng đều không bị sự trở ngại.
  22. Đêm nằm chiêm bao an ổn vui vẻ.
  23. Những người thân tộc đã chết nếu có tội thời được khỏi khổ.
  24. Nếu về đời trước có phước thời được thọ sanh về cõi vui sướng.
  25. Các bậc Thánh ngợi khen.
  26. Căn tánh lanh lợi thông minh.
  27. Giàu lòng từ mẫn.
  28. Rốt ráo thành Phật”

Xem thêm: Chú Vãng Sinh

Lợi ích khi trì tụng Kinh Địa Tạng Vương Bồ Tát
Lợi ích khi trì tụng Kinh Địa Tạng Vương Bồ Tát

Trong Kinh Địa Tạng Bồ Tát, phẩm thứ 6 khi nói về lợi ích của tụng Kinh và niệm Danh Hiệu của Ngài Địa Tạng, Đức Phật ở mục 11 có nói:

“Lại vầy nữa, này Phổ Quảng Bồ Tát! Về trong thuở sau này, nơi cõi Diêm Phù Đề, trong hàng Sát Đế Lợi, Bà La Môn, Trưởng Giả, Cư Sĩ, tất cả các hạng người, và những dân tộc dòng họ khác, như có người nào mới sinh đẻ hoặc con trai hoặc con gái, nội trong bảy ngày, sớm vì đứa trẻ mới sinh ra đó mà tụng niệm Kinh điển không thể nghĩ bàn này, lại vì đứa trẻ mà niệm danh hiệu của Ngài Địa Tạng Bồ Tát đủ một muôn biến.

Được vậy thời đứa trẻ hoặc trai hay là gái mới sanh ra đó, nếu đời trước nó có gây ra tội vạ chi cũng đặng thoát khỏi cả, nó sẽ an ổn vui vẻ dễ nuôi, lại thêm được sống lâu.

Còn như nó là đứa nương nơi phước lực mà thọ sanh, thời đời nó càng được an vui hơn cùng sống lâu hơn.”

Như vậy, tụng kinh Địa Tạng sẽ giúp đứa trẻ sinh ra được dễ nuôi, sống an ổn, khỏe mạnh, cuộc đời bình an, vui vẻ, có tuổi thọ cao. Ngoài ra nhờ tụng Kinh mà người mẹ sinh con cũng được bình an, sinh nở an toàn. Cha mẹ nào hiếm con, kiên trì tụng niệm Kinh Địa Tạng, chiêm bái đảnh lễ hình tượng của Ngài cũng được sanh con như ý. 

Ngoài ra trong Phẩm thứ 8, mục số 6, Kinh cũng giải thích rõ mẹ bầu trong quá trình mang thai không sát sinh, hại mạng, sinh con xong lại càng không nên vì chúc mừng mà tổ chức lễ hội, giết hại các sinh vật, uống rượu bia. Điều này sẽ gây tai vạ, tổn thọ cho cả mẹ lẫn con.

Xem thêm: Kinh Chú Đại Bi 84 Biến

5. Hướng dẫn tụng Kinh Địa Tạng Bồ Tát chuẩn nhất

Bạn có thể trì chú ở nhà hoặc đến các đền chùa, nhất là vào mồng 1 và 15 hàng tháng các đền chùa hay tổ chức lễ tụng kinh. Ngoài ra trước khi đọc tụng bạn cần có một số lưu ý sau:

– Nếu bạn đọc tụng kinh ở nhà thì nên trì trước bàn thờ Phật hoặc bàn thờ gia tiên, nên trì vào phòng riêng, tránh ồn ào. 

– Về trang phục, nên mặc quần áo dài nhã nhặn, lịch sử, tốt nhất là nên mặc pháp phục, đồ lam khi tụng kinh

– Khi tụng kinh thì nên súc miệng, tắm rửa sạch sẽ, giữ tâm thanh tịnh

– Vì Kinh Địa Tạng khá dài, nếu đọc được toàn bộ Kinh thì quá tốt nhưng sẽ mất nhiều thời gian hơn. Do đó, bạn có thể chia Kinh thành 3 phần (tương ứng với 3 quyển Thượng, Trung Hạ) để tụng. 

Nghi thức tụng kinh như sau:

5.1. Trì chú 

Tịnh Khẩu Nghiệp Chơn-Ngôn: “Tu rị, tu rị, ma ha tu rị, tu tu rị, ta bà ha”(3 lần)

Tịnh Thân Nghiệp Chơn-Ngôn: “Tu đa rị, tu đa rị, tu ma rị, ta bà ha”(3 lần)

Chú An Thổ-Địa Chơn-Ngôn: “Na – mắc, sa – mãn – tá, bút – đa -năm, om, đu ru, đu ru, đê – vi, xoa ha”(3 lần)

Tịnh Pháp Giới Chơn-Ngôn: “Án lam, tóa ha” (3 lần)

Tịnh Tam Nghiệp Chơn-Ngôn: “Án ta phạ, bà phạ, thuật đà ta phạ, đạt ma ta phạ, bà phạ thuật độ hám (3 lần)

Xem thêm: Lời Chú Lăng Nghiêm

5.2. Nguyện Hương

Nguyện đem lòng thành kính,
Gửi theo đám mây hương.
Phảng phất khắp mười phương.
Cúng dường ngôi Tam Bảo,
Thề trọn đời giữ đạo,
Theo tự tánh làm lành,
Cùng pháp giới chúng sinh,
Cầu Phật từ gia hộ,
Tâm Bồ Đề kiên cố,
Xa bể khổ nguồn mê,
Chóng quay về bờ Giác (1 lạy) (gõ chuông nếu có)! (cắm hương)

5.3. Lễ Tán Phật

Đấng pháp vương vô thượng
Ba cõi chẳng ai bằng
Thầy dạy khắp trời người
Cha lành chung bốn loài
Quy y tròn một niệm
Dứt sạch nghiệp ba kỳ
Xưng dương cùng tán thán
Ức kiếp không cùng tận (xá) ((gõ chuông nếu có)

5.4. Quán tưởng

Phật chúng sanh tánh thường rỗng lặng
Đạo cảm thông không thể nghĩ bàn
Lưới đế châu ví đạo tràng
Mười Phương Phật bảo hào quang sáng ngời
Trước bảo tọa thân con ảnh hiện
Cúi đầu xin thệ nguyện quy y O

5.5. Đảnh lễ Tam Bảo

Chí tâm đảnh lễ: Nam mô tận hư không, biến pháp giới, quá, hiện, vị lai, thập phương Chư Phật, Tôn Pháp, Hiền Thánh Tăng, thường trụ Tam Bảo. ( 1 lạy ) (gõ chuông)

Chí tâm đảnh lễ: Nam mô Ta bà Giáo chủ Điều Ngự Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Đương lai hạ sanh Di Lặc Tôn Phật, Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát, Hộ Pháp Chư Tôn Bồ Tát, Linh Sơn Hội Thượng Phật Bồ Tát. ( 1 lạy ) (gõ chuông)

Chí tâm đảnh lễ: Nam mô Tây phương Cực Lạc thế giới Đại từ Đại bi A Di Đà Phật, Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát, Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát, Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát. ( 1 lạy ) (gõ chuông)

5.6. Tán lư hương

Lư hương vừa bén chiên đàn
Khói bay nghi ngút muôn vàn cõi xa
Lòng con kính ngưỡng thiết tha
Ngưỡng mong chư Phật thương mà chứng cho
Nam Mô Hương Vân Cái Bồ Tát (3 lần)

5.7. Chú Đại Bi

Nam Mô Đại Bi Hội Thượng Phật Bồ Tát ( 3 lần )

Thiên thủ thiên nhãn vô ngại đại bi tâm đà la ni

Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da.
Nam mô a lị da bà lô kiết đế thước bát ra da.
Bồ đề tát đỏa bà da. Ma ha tát đỏa bà da. Ma ha ca lô ni ca da. Án tát bàn ra phạt duệ, số đát na đát tỏa.
Nam mô tất kiết lật đỏa y mông, a lị da bà lô kiết đế, thất Phật ra lăng đà bà.
Nam mô na ra cẩn trì, hê rị ma ha bàn đa sa mế. Tát bà a tha đậu thâu bằng a thệ dựng, tát bà tát đa, na ma bà dà, ma phạt đạt đậu, đát điệt tha. Án a bà lô hê lô ca đế, ca ra đế, di hê rị. Ma ha bồ đề tát đỏa, tát bà tát bà, ma ra ma ra, ma hê ma hê rị đà dựng. Câu lô câu lô kiết mông. Độ lô độ lô phạt xà da đế, ma ha phạt xà da đế. Đà ra đà ra địa ri ni, thất phật ra da. Giá ra giá ra. Mạ mạ phạt ma ra, mục đế lệ. Y hê y hê, thất na thất na, a ra sâm phật ra xá lợi, phạt sa phạt sâm. Phật ra xá da. Hô lô hô lô, ma ra hô lô hô lô hê rị. Ta ra ta ra, tất rị tất rị, tô rô tô rô. Bồ đề dạ bồ đề dạ, bồ đà dạ bồ đà dạ. Di đế rị dạ. Na ra cẩn trì địa rị sắc ni na. Ba dạ ma na, ta bà ha. Tất đà dạ ta bà ha, Ma ha tất đà dạ ta bà ha, Tất đà du nghệ thất bàn ra dạ, ta bà ha. Na ra cẩn trì, ta bà ha. Ma ra na ra ta bà ha. Tất ra tăng a mục khư da ta bà ha, ta bà ma ha a tất đà dạ ta bà ha. Giả kiết ra a tất đà dạ ta bà ha. Ba đà ma yết tất đà dạ, ta bà ha. Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ, ta bà ha. Ma bà lị thắng kiết ra dạ, ta bà ha.

Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da. Nam mô a lị da bà lô kiết đế, thước bàn ra dạ ta bà ha. Án tất điện đô mạn đa ra bạt đà dạ, ta bà ha.

5.8. Bài tựa về Kinh Địa Tạng Bồ Tát

U Minh Giáo Chủ Bổn Tôn Địa Tạng Bồ Tát Ma ha tát.
Lạy Đức Từ Bi đại Giáo chủ !
“Địa” là dày chắc – “Tạng” chứa đủ.
Cõi nước phương Nam nổi mây thơm,
Rưới hương, rưới hoa, hoa vần vũ,
Mây xinh, mưa báu số khôn lường
Lành tất, trang nghiêm cảnh dị thường,
Người, Trời bạch Phật: Nhơn gì thế ?
Phật rằng : Địa Tạng đến Thiên đường !
Chư Phật ba đời đồng khen chuộng
Mười phương Bồ Tát chung tin tưởng
Nay con sẵn có thiện nhơn duyên
Ngợi khen Địa Tạng đức vô lượng:
Lòng từ do chứa hạnh lành
Trải bao sế kiếp độ sanh khỏi nàn,
Trong tay đã sẵn gậy vàng,
Dộng tan cửa. ngục cứu toàn chúng sanh,
Tay cầm châu sáng tròn vìn,
Hào quang soi khắp ba nghìn Đại Thiên.
Diêm Vương trước điện chẳng hiền,
Đài cao nghiệp cảnh soi liền tội căn.
Địa Tạng Bồ Tát thượng nhơn,
Chứng minh công đức của dân Diêm phù!

Đại Bi, Đại Nguyện, Đại Thạnh, Đại Từ, Bổn Tôn Địa Tạng Bồ Tát Ma ha tát. (câu cuối đọc 3 lần)

5.9. Văn phát nguyện

Kính lạy Đức Thế Tôn
Quy mạng mười phương Phật
Nay con phát nguyện rộng
Thọ trì Kinh Địa Tạng
Trên đền bốn ơn nặng
Dưới cứu ba đường khổ
Nếu có ai thấy nghe
Đều phát tâm Bồ đề
Hết một báo thân này
Sang qua cõi Cực Lạc
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! (3 lần)

5.10. Kệ khai Kinh

Pháp vi diệu rất sâu vô lượng
Trăm nghìn muôn ức kiếp khó gặp
Nay con thấy nghe được thọ trì
Nguyện hiểu nghĩa chơn thật của Phật.
Nam mô U minh Giáo chủ hoằng nguyện độ sanh
Địa ngục vị không, thệ bất thành Phật,
Chúng sanh độ tận, phương chứng Bồ đề
Đại Bi, Đại Nguyện, Đại Thánh, Đại Từ, Bổn Tôn Địa Tạng Bồ Tát Ma ha tát (3 lần)

5.11. Tụng nội dung Kinh

Xem nội dung Kinh Địa Tạng ở mục 6. 

5.12. Bát Nhã Tâm Kinh

Quán Tự Tại Bồ Tát, hành thâm Bát nhã Ba la mật đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhứt thiết khổ ách.

Xá Lợi Tử ! Sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc, thọ, tưởng, hành, thức, diệc phục như thị.

Xá Lợi Tử ! Thị chư pháp không tướng, bất sanh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm. Thị cố không trung vô sắc, vô thọ, tưởng, hành, thức; vô nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý; vô sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp; vô nhãn giới, nãi chí vô ý thức giới, vô vô minh, diệc vô vô minh tận, nãi chí vô lão tử, diệc vô lão tử tận, vô Khổ, Tập, Diệt, Đạo, vô trí diệt vô đắc.

Dĩ vô sở đắc, cố Bồ đề tát đỏa, y Bát nhã Ba la mật đa cố, tâm vô quái ngại, vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng, cứu cánh Niết bàn. Tam thế chư Phật y Bát nhã Ba la mật đa, cố đắc A nậu đa la Tam miệu tam Bồ đề.

Cố tri Bát nhã Ba la mật đa, thị Đại thần chú, thị Đại minh chú, thị Vô thượng chú, thị Vô đẳng đẳng chú, năng trừ nhứt thiết khổ, chơn thiệt bất hư.

Cố thuyết Bát nhã Ba la mật đa chú, tức thuyết chú viết:

(Yết đế, yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề tát bà ha – đọc câu này 3 lần)

5.13. Vãng Sanh Tịnh Độ Thần Chú

Nam-mô a di đa bà dạ, đa tha dà đa dạ, đa điệt dạ tha. A di rị đô bà tỳ, a di rị đa, tất đam bà tỳ, a di rị đa, tì ca lan đế, a di rị đa, tì ca lan đa, đà di nị, dà dà na, chỉ đa ca lệ, ta bà ha. (3 lần).

Phật A Di Đà thân sắc vàng
Tướng tốt quang minh không ai bằng
Hào quang trắng uyển chuyển như Tu Di
Mắt Phật xanh biếc như nước bốn biển
Trong quang minh có vô số hoá Phật
Hoá Bồ Tát cũng nhiều vô biên
Bốn mươi tám nguyện độ chúng sinh
Chín phẩm sen vàng lên bờ giác.
Nam Mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Đại Từ Đại Bi Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật.

Nam Mô A Di Đà Phật. (108 lần)
Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát. (3 lần)
Nam Mô Đại Thế Chí Bồ Tát. (3 lần)
Nam Mô Địa Tạng Vương Bồ Tát.(3 lần)
Nam Mô Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát. (3 lần)

5.14. Sám Thập Phương

Mười phương chư Phật ba đời
Di Đà bậc nhất chẳng rời quần sanh
Sen vàng chín phẩm sẵn dành
Oai linh đức cả đã dành vô biên
Nay con dâng tấm lòng thiền
Quy y với Phật sám liền tội căn
Phước lành con có chi chăng
Ít nhiều con cũng quyết rằng về Tây
Nguyện cùng với bạn tu đây
Tuỳ thời cảm ứng hiện ngay điềm lành
Biết giờ biết khắc rõ rành

Lâm chung tận mặt cảnh lành Tây phương
Thấy nghe chánh niệm chơn thường
Vãng sanh Lạc quốc đồng nương sen vàng
Hoa nở thấy Phật rõ ràng
Thoát vòng sanh tử độ an muôn loài
Phiền não vô biên thệ dứt trừ
Pháp môn tu học chẳng còn dư
Chúng sanh nguyện độ bờ kia đến
Phật đạo cùng nhau chứng trí nhứ
Hư không cõi nọ dầu cùng
Nguyện trên còn mãi chẳng cùng chẳng thiên
Không tình cùng có đồng nguyền
Trí mầu của Phật đồng viên đồng thành

5.15. Sám Phổ Hiền

Nay con lại nguyện tu hành,
Phổ Hiền nguyện lớn sẵn dành mười môn:
Một là nguyện lạy Thế Tôn
Hiện thân trước Phật hết lòng kính tin
Hai khen Phật đức rộng thinh
Lời hay tiếng tốt tận tình ngợi ca
Ba thời sắm đủ hương hoa
Tràng phan bảo cái đứng ra cúng dường
Bốn vì mê chấp lầm đường
Tham sân nghiệp chướng con thường sám luôn
Năm suy công đức vàn muôn
Của Phàm của Thánh con cùng vui ưa
Sau khi Phật chứng thượng thừa
Pháp mầu con thỉnh đã vừa truyền trao.
Bảy lòng chẳng chút lãng xao
Cầu xin chư Phật chớ vào vô dư
Tám thường tu học Đại thừa
Bao giờ bằng Phật mới vừa lòng con
Chín thề chẳng dám mỏi mòn
Dắt dìu muôn loài đều tròn pháp thân
Mười đem tất cả công huân
Mọi loài cùng hưởng, khắp trần cùng vui
Mười điều nguyện lớn nguyện rồi
Nguyện về Cực Lạc nguyện ngồi tòa sen.

5.16. Hồi hướng

Tụng kinh công đức thù thắng hạnh
Vô biên thắng phước giai hồi hướng
Phổ nguyện pháp giới chư chúng sinh
Tốc vãng vô lượng quang Phật sát.
Nguyện tiêu tam chướng trừ phiền não
Nguyện đắc trí huệ chơn minh liễu
Phổ nguyện tội chướng tất tiêu trừ
Thế thế thường hành Bồ-tát đạo.
Nguyện sinh Tây Phương Tịnh độ trung
Cửu phẩm liên hoa vi phụ mẫu
Hoa khai kiến Phật ngộ Vô sinh
Bất thối Bồ-tát vi bạn lữ.
Nguyện dĩ thử công đức
Phổ cập ư nhất thiết
Ngã đẳng dữ chúng sinh
Giai cộng thành Phật đạo.

5.17. Phục nguyện

A Di Đà Phật thường lai hộ trì, linh ngã thiện căn, hiện tiền tăng tấn, bất thất tịnh nhơn, lâm mạng chung thời, thân tâm chánh niệm, thị thính phân minh, diện phụng Di Đà, giữ chư thánh chúng, thủ chấp hoa đài, tiếp dẫn ư ngã. Nhứt sát na khoảnh, sanh tại Phật tiền, cụ Bồ Tát đạo, quảng độ chúng sanh đồng thành chủng trí.

Nam Mô Tây Phương Cực Lạc thế giới, Đại Từ, Đại Bi, A Di Đà Phật (1 lạy)

Hướng dẫn tụng Kinh Địa Tạng Vương Bồ Tát chuẩn nhất
Hướng dẫn tụng Kinh Địa Tạng Vương Bồ Tát chuẩn nhất

6. Kinh Địa Tạng Bồ Tát bổn nguyện trọn bộ (tiếng Việt)

Giác Ngộ Tâm Linh xin gửi tới quý vị Kinh Địa Tạng Bổn Nguyện Tiếng Việt bản chuẩn và đầy đủ nhất 2023 của HT. THÍCH TRÍ TỊNH dịch nghĩa. 

Link Kinh Địa Tạng Vương Bồ Tát Tiếng Việt trọn bộ file PDF: KINH ĐỊA TẠNG BỒ TÁT BỔN NGUYỆN

Qua bài viết trên, Giác Ngộ Tâm Kinh đã giúp bạn hiểu hơn về Kinh Địa Tạng Bồ Tát – một bộ kinh quan trọng của Phật Giáo. Hiện nay có rất nhiều người trì tụng hay chép Kinh Địa Tạng để gửi tặng đến các chùa (như chùa Phi Lai Địa Tạng). Vì các Phật tử nhiều người đã được cảm nhân sức oai thần và linh ứng của ngài Địa Tạng cũng như kinh Địa Tạng này. Nguyện cho những bạn đọc được bài viết này sẽ có duyên lành và tinh tấn tu tập theo hạnh nguyện của Ngài Địa Tạng Vương Bồ Tát.