Kinh Bạch Y Thần Chú là gì? Sự linh ứng khi tụng Thần Chú Bạch Y

Bạch Y Thần Chú nghe qua tên thì lạ nhưng chắc hẳn các bạn, nhất là những ai hay đi chùa từng nghe qua kinh chú này. Bởi đây là một bản kinh nhật tụng hay được các sư tăng trong chùa trì tụng mỗi ngày. Cùng Giác Ngộ Tâm Linh tìm hiểu về kinh chú này nhé.

Kinh Bạch Y Thần Chú là gì? Sự linh ứng khi tụng Thần Chú Bạch Y
Kinh Bạch Y Thần Chú là gì? Sự linh ứng khi tụng Thần Chú Bạch Y

1. Giới thiệu bài Kinh Bạch Y Thần Chú

Kinh Bạch Y Thần Chú là một trong những bộ kinh phổ biến, thường được trì tụng ngay từ thời Phật Giáo xa xưa. Bạch Y Thần Chú là một phần Kinh thuộc bộ kinh Vạn Tự Chánh Tục Tạng, còn có tên gọi khác là Tạng Chữ Vạn. 

Bài kinh này được tìm thấy trong quyển 1, số 34 của kinh Ấn Độ được soạn thuật theo Phương Đẳng Bộ. Thần Chú này cũng tương tự với Kinh Quán Âm Cứu Khổ Cứu Nạn và có công năng giúp cứu khổ, cứu nạn do đó được xếp  vào Phương Đẳng Mật Chú.

2. Nguồn gốc ra đời của Kinh Bạch Y Thần Chú

Theo ngài Thánh Nghiêm giảng lại, không rõ nguồn gốc ra đời của bài Thần Chú Bạch Y, không biết do ai dịch ra chỉ biết bài chú này đã có từ rất lâu rồi. Một số tài liệu cho rằng, Thần Chú Bạch Y được trích dẫn từ kinh Vạn Tự Chánh Tục Tạng với tên gọi là Tạng Chữ Vạn, nằm trong quyển số 1 của một kinh của Ấn Độ.

Xem thêm: Chú Chuẩn Đề là gì?

Nguồn gốc ra đời của Kinh Bạch Y Thần Chú
Nguồn gốc ra đời của Kinh Bạch Y Thần Chú

3. Nội dung bài Kinh Cứu Khổ Bạch Y Thần Chú

Nội dung của Kinh Cứu Khổ Bạch Y Thần Chú như sau:

Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quảng Đại Linh Cảm Quán Thế Âm Bồ Tát (3 Lần)

Nam Mô Phật

Nam Mô Pháp

Nam Mô Tăng

Nam Mô Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát

Đát Điệt Đa

Án Già La Phạt Đa

Già La Phạt Đa

Già La Phạt Đa

La Già Phạt Đa

La Già Phạt Đa

Sa Bà Ha.

Thiên La Thần

Thiên Địa Thần

Nhân Ly Nạn

Nạn Ly Thân

Nhất Thiết Tai Ương Hóa Vi Trần

Nam Mô Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật.

Xem thêm: Tâm Chú Lăng Nghiêm Tiếng Phạn

Kinh Cứu Khổ Bạch Y Thần Chú
Kinh Cứu Khổ Bạch Y Thần Chú

4. Ý nghĩa thâm sâu và lợi ích của Kinh Bạch Y Thần Chú

Bạch Y Thần Chú là bộ kinh nhật tụng được tụng hàng ngày ở các đền, chùa theo Phật Giáo. Không chỉ vậy mà rất nhiều Phật tử tại gia cũng trì tụng kinh này thường xuyên vì tin vào sự linh ứng của nó. 

Trong kinh điển, khi nói về sự nhiệm màu của Kinh Bạch Y Thần Chú, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã dạy A Nan tôn giả như sau: “Kinh này cao cả, có thể cứu thoát ngục tù, có thể cứu chữa bệnh nặng, có thể cứu vớt trăm tai nạn ngàn khổ ách. Nếu có người tụng kinh này được một ngàn lần thì bản thân lìa khổ nạn, tụng được một muôn lần thì cả nhà lìa khổ nạn”.

Như vậy, chỉ bằng một đoạn ngắn chúng ta có thể thấy được oai lực to lớn, nhiệm màu của kinh Bạch Y Thần Chú. Nói về lợi ích của kinh đúng là không thể nói hết thành lời mà cần các bạn tự mình cảm nhận. Giác Ngộ Tâm Linh xin tóm tắt một số lợi ích của Kinh như sau:

  • Tránh được các tai nạn, tránh xa những chuyện xấu, chuyện dữ không còn việc gì hại đến mình. 
  • Gia đình nào hiếm muộn, khó có con, xin con sẽ có con, muốn sinh con trai hay con gái cũng được như ý cả.
  • Thoát khỏi bệnh tật, kể cả là bệnh nặng hay nhẹ, có được sức khỏe và trường thọ.
  • Người gặp nạn nguy cấp, hãy đọc kinh chú này lên sẽ được chư vị Phật, Bồ Tát đến giúp đỡ.
  • Có được tài lộc, không còn chịu cảnh nghèo đói, khốn khổ, không có cái ăn, cái mặt nữa.
  • Trong cuộc sống gặp nhiều may mắn, thân tâm an nhàn, vui vẻ.
  • Mở rộng trí tuệ, thông minh, học một hiểu mười, nhờ thế mà thành công trong sự nghiệp. 
  • Người dính vào kiện tụng, ngục tù, bị đánh đập, hành hạ chỉ cần niệm thần chú này sẽ được giải thoát. 

Xem thêm: Trì Chú Dược Sư

Ý nghĩa thâm sâu và lợi ích của Kinh Bạch Y Thần Chú
Ý nghĩa thâm sâu và lợi ích của Kinh Bạch Y Thần Chú

Xem thêm: Chú Đại Bi là gì?

5. Hướng dẫn cách tụng niệm Kinh Bạch Y Thần Chú

Để các bạn dễ thực hành trì tụng kinh này, Giác Ngộ Tâm Linh xin gửi đến các bạn bản tụng Bạch Y Thần Chú chuẩn và đầy đủ nhất cho người mới bắt đầu như sau:

Tịnh Khẩu Nghiệp Chân ngôn

Tu lị, tu lị, ma ha tu lị, tu tu lị, ta bà ha. (đọc 3 lần)

Tịnh Thân Nghiệp Chân ngôn

Tu đa lị, tu đa lị, tu ma lị, tu ma lị, ta bà ha . (đọc 3 lần)

An Thổ Địa Chân ngôn

Nam mô tam mãn đà, một đà nẫm án tô rô, tô rô, địa vĩ ta bà ha. (đọc 3 lần)

Bạch Y Quan Thế Âm Đại sĩ Linh cảm Thần chú

Nam mô đại từ đại bi cứu khổ cứu nạn, quảng đại linh cảm Bạch Y Quán Thế  Âm Bồ Tát. (3 lần)

Nam mô Phật, nam mô Pháp, nam mô Tăng, nam mô cứu khổ cứu nạn Quan thế âm Bồ tát, đát chỉ đá, ám dà hợp phạt đá, dà hợp phạt đá, dà hợp phạt đá, sa ha, thiên la thần, địa la thần, nhân ly nạn, nạn ly thân, nhất thiết tai ương hóa vi thần.

(21 lần hoặc 108 lần tùy thời gian mà quý vị Phật tử có)

Xem thêm: Chú Vãng Sanh Có Chữ

Hướng dẫn cách tụng niệm Kinh Bạch Y Thần Chú
Hướng dẫn cách tụng niệm Kinh Bạch Y Thần Chú

5.1. Khóa tụng kinh cứu khổ

Tịnh pháp giới chân ngôn: Ám Lam (21 lần)

Văn thù hộ thân chân ngôn: Án sỉ lâm bộ lâm (7 lần)

Lục tự đại minh chân ngôn: Án ma ni bát mê hồng (7 lần)

Đại phật đỉnh thủ lăng nghiêm chú:

Án a na lệ ty sa đề

Bề la bạt xà la đà lị

Bàn đà bàn đà nễ

Bạt xà la bang ni phấn

Hổ hân đô lư ưng phấn

Sà ba ha (7 lần)

Xem thêm: Kinh Địa Tạng PDF

kinh bach y than chu 6

5.2. Phật thuyết cứu khổ chân kinh

Nam mô cứu khổ cứu nạn

Linh cảm Quan Thế Âm Bồ Tát

Bách Thiên vạn ức Phật

Hằng hà sa số Phật

Vô lượng công đức Phật

Phật cáo át Nan ngôn

Thử Kinh đại Thánh

Năng cứu ngục tù

Năng cứu trọng bệnh

Năng cứu bạch nạn khổ

Nhược hữu nhân

Độc tụng nhất Thiên biến

Nhất thân ly khổ nạn

Độc tụng nhất vạn biến

Toàn gia ly khổ nạn

Nam mô Phật lực uy

Nam mô Phật lực hộ

Sử nhân vô ác tâm

Linh nhân thân đắc độ

Hồi quang Bồ Tát

Hồi thiện Bồ Tát

A lốc Đại Thiên Vương

Chính thiện Bồ Tát

Ma hưu, Ma hưu

Thanh tịnh Tỷ khiệu

Quan sự đắc tán

Tự sự đắc hưu

Chư đại Bồ Tát

Ngũ bách A La Hán

Cứu hộ đệ tử …..(họ và tên + người thân)

Tất giai ly khổ nạn

Tự nhiên Quán Thế Âm

Anh lạc bất tu giải

Cần độc thiên vạn biến

Nhất thiết tai ương

Tự nhiên đắc giải thoát

Tín thụ phụng hành

Túc thuyết chân ngôn viết:

Kim ba kim ba đế

Cầu ha cầu ha đế

Đà la ni đế, ni a ca đế

Chân lăng càn đế

Bồ đế tát bà ha (3 lần)

NAM MÔ PHẬT, NAM MÔ PHÁP, NAM MÔ TĂNG

Phật quốc hữu duyên

Phật pháp tướng nhân

Thương, lạc, nga, tịnh

Chiêu niện Quán Thế Âm

Mô niệm Quán Thế Âm

Niệm niệm lòng tâm khởi

Niệm Phật bất ly thân (tâm)

Thiên la thần, điện la thần

Nhân ly nạn, nạn ly thân

Nhất thiết tai ương hóa vi trần

Án, a đô lặc kế sa bà ha (3 lần)

Quan âm đại sĩ

Tích hiệu viên thông

Thập nhị đại nguyện

Thệ hoằng thâm

Khổ hải độ mê tân

Cứu khổ tầm thanh

Vô sát bất hiện thân

NAM MÔ QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT MA HA TÁT (3 lần)

kinh bach y than chu 7

5.3. Giải kết thần chú

Giải kết, giải kết, giải oan kết

Giải liễu oan hòa hiệp tẩy tâm

Dịch lự phát kiền thành

Kim đốc Phật tiền cầu giải kết

Giải kết, giải kết, giải oan kết

Giải liễu tiền sinh oan trái nghiệp

Bách niên vạn kiếp giải oan thù

Vô lượng, vô biên đắc giải thoát

Giải liễu oan diệt liễu tội

Nguyệt kiến đương lai long hoa hội

Long hoa tam hộ nguyện tương phùng

Vô lượng bồ đề chân bất thoái

Án sỉ lâm, án bộ lâm diệt

Kim tra, kim tra, tăng kim tra

Ngô kim vị nhữ giải kim tra

Chung bất giữ giới, kết kim tra

Án cường chung cường, cát chung cát

Na ha hội lý hữu thù luật

Nhất thiết oan gia ly ngã thân

Ma ha bát nhã ba la mật

Nam Mô Giải Oan Kết Bồ Tát Ma Ha Tát (3 lần)

kinh bach y than chu 2

5.4. Thập nhị nguyện

1. Nam mô hiệu viên thông, danh tự tại Quan Âm Như Lai, Quảng phát hoăng thệ nguyện. Linh cảm Quán Thế Âm Bồ Tát. O (1 lạy)

2. Nam mô nhất niệm tâm vô quải ngại Quan Âm Như Lai, thường cư Nam hải nguyện. Linh cảm Quán Thế Âm Bồ Tát. O (1 lạy)

3. Nam mô trụ sa bà U Minh giới, Quán Âm Như Lai, tầm Thánh cứu khổ nguyện. Linh cảm Quán Thế Âm Bồ Tát. O (1 lạy)

4. Nam mô hàng tà ma trừ yêu quái, Quán Âm Như Lai năng trừ nguy hiểm nguyên. Linh cảm Quán Thế Âm Bồ Tát. O (1 lạy)

5. Nam mô Thanh tịnh bình thuy dương liễu Quán Thế Âm Như Lai, cam lồ sái tâm nguyện. Linh cảm Quán Thế Âm Bồ Tát. O (1 lạy)

6. Nam mô Đại từ bi năng hỷ xả, Quán Âm Như Lai, thường hành bình đẳng nguyện. Linh cảm Quán Thế Âm Bồ Tát. O (1 lạy)

7. Nam mô trú da tầm vô tổn hại, Quán Âm Như Lai, thệ duyệt tam đồ nguyện. Linh cảm Quán Thế Âm Bồ Tát. O (1 lạy)

8. Nam mô tạo vọng nam nham cầu lễ bái, Quán Âm Như Lai, già tỏa giải thoát nguyện. Linh cảm Quán Thế Âm Bồ Tát. O (1 lạy)

9. Nam mô tạo pháp thuyền du khổ hải Quán Âm Như Lai, độ tận chúng sinh nguyện. Linh cảm Quán Thế Âm Bồ Tát. O (1 lạy)

10. Nam mô tiền tràng phan, hậu bảo cái Quán Âm Như Lai, tiếp dẫn Tây phương nguyện. Linh cảm Quán Thế Âm Bồ Tát. O (1 lạy)

11. Nam mô vô lượng Thọ Phật cảnh giới Quán Âm Như Lai – Di đà thụ kỳ nguyện. Linh cảm Quán Thế Âm Bồ Tát. O (1 lạy)

12. Nam mô Đoan nghiêm thân vô tỷ trại, Quán Âm Như Lai – Qủa tu thập nhị nguyện. Linh cảm Quán Thế Âm Bồ Tát. O (1 lạy)

Muốn Kinh Bạch Y Thần Chú linh nghiệm thì tâm của người đọc luôn phải thanh tịnh, trong sạch, tin tưởng tuyệt đối vào sự thần thông của Ngài. Ngoài ra bạn nên chú ý một số yếu tố sau:

  • Các Phật Tử nên giữ thân tâm thanh tinh, giữ gìn ngũ giới, tích cực làm việc thiện như: ăn chay, phóng sinh, cúng dường,…
  • Trước mỗi lần trì tụng, nên tắm rửa sạch sẽ, mặc quần áo dài, đánh răng hoặc súc miệng cho sạch sẽ.
  • Nếu nhà có bàn thờ Phật thì hãy trì trước bàn thờ Phật, hoặc trì bàn thờ gia tiên. Đối với những người ở phòng trọ, không có bàn thờ có thể trì tụng kinh chú ở nơi trang nghiêm nhất trong nhà, miễn thành tâm là được. 
  • Trì tụng Bạch Y Thần Chú bằng giọng điệu lớn, trầm hùng, nhanh và dứt khoát, dễ nghe. Khi trì thần chú bạn có thể sử dụng máy đếm hoặc tràng hạt để tính số lần trì tụng kinh chú.

6. Câu chuyện linh ứng khi niệm Kinh Bạch Y Thần Chú

Câu chuyện linh ứng khi niệm Bạch Y Thần Chú
Câu chuyện linh ứng khi niệm Bạch Y Thần Chú

Kinh Cứu Khổ Bạch Y Thần Chú khá phổ biến ở Việt Nam, người ta cũng lưu truyền rất nhiều câu chuyện linh ứng về Kinh Bạch Y Thần Chú. Giác Ngộ Tâm Linh xin giới thiệu đến các bạn một số câu chuyện nhỏ sau: 

  • Câu chuyện 1: Xưa có người phụ nữ họ Trần, lúc trẻ thường ốm đau, sau khi lấy chồng cô cũng không thể có con. Tuy nhiên, khi được biết đến Kinh Bạch Y Thần Chú và trì tụng hàng ngày, lại phát tâm in 1.200 quyển kinh để gieo duyên cho người khác, sức khỏe của cô ngày càng tốt hơn, sau đó cô đã mang thai và hạ sinh con trai người sau này trở thành quan lớn tại Hộ Bộ Thị Lang.
  • Câu chuyện 2: Tại Mãn Châu có ông Lý Nhữ Lâm đi thuyền chẳng may gặp sóng to, khiến thuyền chông chênh như sắp lật. Vậy nên, ông đã cầu nguyện và hứa sẽ in 1.200 quyển kinh Bạch Y Thần Chú. Chẳng bao lâu biển lại yên ả và thuyền của anh cũng cập bến an toàn.
  • Câu chuyện 3: Thư sinh Vương Thiện dùi mài kinh sử nhiều năm, nhưng chẳng đỗ đạt. Đêm ngủ, anh ta nằm mộng thấy một vị đại sĩ Bạch Y nói rằng anh hãy tụng Bạch Y Thần Chú mỗi ngày để có thành công. Vương Thiện bèn in 1.200 quyển kinh và bắt đầu trì tụng kinh này. Ngay trong kỳ thi tiếp theo anh đã thực sự đỗ bảng vàng.
  • Câu chuyện 4: Trần Quốc Khanh sinh ở huyện Sơn Vương (Trung Quốc). Ông rất tin tưởng bộ kinh Bạch Y Thần Chú và siêng năng trì tục. Khi gia đình chẳng may gặp phải hỏa hoạn, 2 người anh của ông bị thiêu chết, còn ông may mắn thoát nạn. Ông kể với mọi người rằng mình đã được Bạch Y Đại Sĩ hiển linh cứu ông ra khỏi biển lửa.
  • Câu chuyện 5: Thời Lý, một cô gái có cha bị mắc bệnh hiểm nghèo, dùng thuốc mãi không khỏi. Không còn nơi đâu nương tựa, cô bèn kiên trì trì tụng Bạch Y Thần Chú 1.200 lần, đồng thời phát tâm chép 1.200 quyển kinh. Chẳng mấy lâu sau khi cô phát nguyện này, cha cô dần dần hồi phục và khỏe mạnh trở lại.
  • Câu chuyện 6: Tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc) có chàng trai tên là Chu Kế Thanh nằm mơ thấy Quán Thế Âm Bồ Tát nói ông tụng kinh Bạch Y Thần Chú để thoát khỏi cảnh tù đày. Thấy điềm lạ, nên ông chuyên tâm tụng 1.200 biến chú này và thực sự ông đã được phóng thích khỏi lao ngục.
  • Câu chuyện 7: Ở Cửa Đông, có một gia đình làm nghề bán cơm mãi không có con. Hai vợ chồng sau khi tụng niệm 1.200 lần Bạch Y Thần Chú, vợ chồng họ đã hạ sinh một bé trai kháu khỉnh.
  • Câu chuyện 8: Hứa Nguyên Cát sống tại Huy Châu, có gia cảnh nghèo khó. Anh từng muốn nhảy sông tự tử nhưng may mắn được một ông già cứu sống và khuyên anh trì tụng Bạch Y Thần Chú. Hứa Nguyên Cát đã nghe lời khuyên đó, bèn làm theo, về sau anh thoát cảnh nghèo khó, trở nên giàu có, sung túc. 
  • Câu chuyện 9: Một phụ nữ Việt Kiều sống tại tiểu bang Texas (Hoa Kỳ) kể lại, cô luôn trì tụng Bạch Y Thần Chú đều đặn. Cô còn bỏ tiền để in 1.200 quyển kinh này, tặng và hướng dẫn du khách cách trì tụng. Cô chia sẻ nhờ những điều này mà gia đình cô sống hòa thuận, hạnh phúc, tiêu trừ các điều dữ, tai ách.

Câu chuyện về sức thần thông của kinh Bạch Y Thần Chú đúng là không thể nói hết, nhiều vô số kể. Ắt hẳn có những người cũng không tin, nhưng nếu ai đã phát tâm trì tụng thần chú này thì chắc chắn họ sẽ tự mình cảm nhận được. Bởi vì có sức mạnh kỳ diệu cho nên mới được nhiều đệ tử tin tưởng và trì tụng như vậy. 

Giác Ngộ Tâm Linh vừa giới thiệu đến các bạn đọc Kinh Bạch Y Thần Chú và công năng mạnh mẽ của bài chú này. Bản kinh không dài, dễ đọc, dễ nhớ hơn so với rất nhiều chú khác. Vậy nên, mong mỗi bạn đã có duyên đọc được bài này hãy tinh tấn, kiên trì tụng niệm thần chú này nhé.