Những lưu ý khi ngồi thiền ít ai quan tâm nhưng lại ảnh hưởng đáng kể đến quá trình thiền hành cũng như thành quả mà ta đạt được. Vậy nên, hôm nay Giác Ngộ Tâm Linh sẽ hướng dẫn cho các bạn những điều cảnh giác khi ngồi tọa thiền ngay sau đây nhé.
Nội Dung
- 1. Những lưu ý khi ngồi thiền
- 1.1. Điều chỉnh tư thế ngồi
- 1.2. Thả lỏng vai
- 1.3. Thoải mái vùng mặt
- 1.4. Tư thế tay
- 1.5. Nhắm mắt hay mở mắt khi thiền?
- 1.6. Tập trung ở hơi thở hiện tại
- 1.7. Loại bỏ những suy nghĩ xuất hiện trong tâm trí
- 1.8. Không ép bản thân thiền quá lâu
- 1.9. Có nên nghe nhạc nhẹ nhàng khi thiền không?
- 1.10. Lựa chọn không gian thiền phù hợp
- 1.11. Cam kết với bản thân sẽ ngồi thiền mỗi ngày
- 1.12. Ăn nhẹ trước khi ngồi thiền
- 2. Hướng dẫn 3 tư thế ngồi thiền đúng cách tại nhà
- 3. Những cảnh giác khi thiền
1. Những lưu ý khi ngồi thiền
1.1. Điều chỉnh tư thế ngồi
Nhiều người khi mới thiền thắc mắc cách ngồi thiền như thế nào là đúng. Thật ra có rất nhiều tư thế ngồi thiền như tư thế một phần tư liên hoa, tư thế bán liên hoa, tư thế liên hoa,… Quan trọng là làm sao để bạn ngồi đúng tư thế nhưng vẫn cảm thấy thoải mái. Vậy nên lúc ngồi thiền bạn nên chuẩn bị một tấm đệm lót, bồ đoàn hoặc gối êm để hỗ trợ mình trong lúc thiền.
Khi ngồi thiền dù là tư thế nào thì phải mở rộng vai, cột sống cũng phải thẳng nhất có thể khi ngồi thiền. Nếu cảm nhận lưng mình còn vẹo sang trái hay phải thì chưa đúng tư thế, thì hãy chỉnh lại tư thế ngay. Tốt nhất, hãy tìm cho mình một người thầy biết về thiền để hướng dẫn và điều chỉnh tư thế cho bạn vào những ngày đầu tiên.
Xem thêm: Thiền Định là gì?
1.2. Thả lỏng vai
Một lưu ý khi ngồi thiền là phải thẳng cột sống và mở rộng vai nhưng vẫn phải giữ cho vai được thư giãn, thoải mái không được gồng cứng người. Điều này sẽ ảnh hưởng đến quá trình thiền của bạn.
1.3. Thoải mái vùng mặt
Khi ngồi thiền, cằm, cổ, quai hàm, cơ mặt đều để tự nhiên, thoải mái, không gượng ép. Hãy để cằm rớt nhẹ tự nhiên, bạn sẽ thấy thoải mái và duy trì được tứ thế thiền lâu hơn. Nếu quá gượng ép, cơ thể sẽ rất nhanh bị mỏi, hơi thở cũng dễ bị đứt quãng và không thở sâu được.
1.4. Tư thế tay
Thông thường khi thiền mọi người sẽ đặt tay theo kiểu truyền thống là “Mudras – Thủ ấn” Tuy nhiên đối với người bắt đầu, hãy bắt đầu với tư thế đơn giản nhất là hãy đặt tay lên đùi gối, lòng bàn tay hướng vào đùi.
1.5. Nhắm mắt hay mở mắt khi thiền?
Nhiều bạn thắc mắc khi thiền nên mở mắt hay nhắm mắt. Khi ngồi thiền bạn có thể nhắm mắt vì như thế sẽ dễ giúp tập trung hơn. Nhưng điều này cũng khiến bạn dễ bị rơi vào trạng thái tưởng, cảnh ảo do tâm tạo ra dụ dỗ mình đến những phiền não của quá khứ, hiện tại và tương lai.
Đối với những bạn dễ bị buồn ngủ, hôn trầm khi thiền lại nên mở mắt, nhưng phải giữ cho mắt nhìn vào một điểm cố định gần bạn để tập trung. Vì nếu bạn đảo mắt hoặc nhìn lung tung quá nhiều sẽ bị động tâm.
Vậy nên, việc nhắm mắt hay mở mắt tùy thuộc vào trình độ tu tập và giác ngộ của từng người chứ không có một công thức cố định. Hãy thực tập và tìm ra cách thích hợp với mình nhất.
Xem thêm: Nhập Định là gì?
1.6. Tập trung ở hơi thở hiện tại
Lưu ý khi ngồi thiền mà bạn phải luôn nhớ kỹ “tập trung vào hơi thở”. Đối tượng của thiền chính là hơi thở, bạn cần tập trung và cảm nhận từng hơi thở của mình, xem đó là hơi thở ngắn hay dài, nông hay sâu. Thông thường người tâm không tịnh, còn bị chi phối bởi cảm xúc và suy nghĩ thì hơi thở thường bị ngắn và nông.
Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến tác dụng của thiền. Vì vậy hãy tập trung hít sâu thở đều, cảm nhận từng hơi thở thứ nhất, thứ hai, thứ ba,… của bản thân để thấy sự thay đổi năng lượng bên trong. Trong quá trình ngồi thiền luôn bám sát vào hơi thở.
1.7. Loại bỏ những suy nghĩ xuất hiện trong tâm trí
Nhiều người khi thiền vẫn còn suy nghĩ miên man, lo lắng về những vấn đề trong cuộc sống, gây mất tập trung. Nguyên tắc của thiền chính là giữ “tâm rỗng” và cố định ở đó. Vậy nên, hãy loại bỏ hết suy nghĩ, cảm xúc xuất hiện trong tâm trí của bạn. Nếu thấy tâm thay đổi, hãy kéo nó về ngay lập tức, tiếp tục tập trung vào đối tượng của thiền đó là hơi thở. Có như vậy, thì thiền mới có hiệu quả.
1.8. Không ép bản thân thiền quá lâu
Khi bắt đầu thiền bạn không nên cố ép bản thân thiền trong thời gian quá lâu. Như vậy sẽ làm mình bị khó chịu, gượng ép, nản chí trong những ngày hôm sau. Bạn nên bắt đầu thiền định khoảng thời gian ngắn, 5 phút sau đó tăng dần từ từ lên 10 phút, 15 phút, 30 phút và thậm chí là hàng tiếng đồng hồ.
1.9. Có nên nghe nhạc nhẹ nhàng khi thiền không?
Thật ra rất nhiều người khuyên nên nghe nhạc khi thiền để giúp tập trung. Nhưng bạn nên nhớ rằng đối tượng mà mình cần tập trung vào là hơi thở. Nếu mình cứ nương theo âm nhạc, tận hưởng sự vui vẻ, lạc cảm do âm nhạc du dương đem lại thì bản thân bạn đã đi ra khỏi thiền. Có những người đã quen thiền với âm nhạc, không có âm nhạc thì không thể ngồi yên, định thân tâm. Trường hợp đấy là thiền chưa đúng.
Vậy nên, bạn có thể xem âm nhạc là một phương tiện, để nghe cho dễ tập trung, nhưng không được hưởng thụ và chìm đắm vào đó mà quên cảm nhận hơi thở.
1.10. Lựa chọn không gian thiền phù hợp
Không gian thiền cũng rất quan trọng đối với thiền giả. Hãy chọn những nơi trong lành và yên tĩnh, không bị làm phiền. Đó có thể là tầng sân thượng, phòng riêng hoặc có những người thiền ngoại cảnh ở các chùa, đỉnh núi,…
1.11. Cam kết với bản thân sẽ ngồi thiền mỗi ngày
Hành thiền là một quá trình kiên trì và lâu dài. Hãy xác định cho mình thời gian sáng hoặc tối mà bạn thường rảnh và cố gắng duy trì hành thiền mỗi ngày. Thiền càng đều đặn thì bạn càng nhanh tinh tấn, sớm có thành tựu.
1.12. Ăn nhẹ trước khi ngồi thiền
Không nên để bụng trống rỗng khi thiền, vì cơ thể không đủ năng lượng và dễ bị mất tập trung. Vì vậy, bạn có thể bổ sung đồ ăn nhẹ trước khi thiền nhưng đừng ăn no quá vì sẽ khiến bạn khó chịu và buồn ngủ lúc thiền đấy.
Xem thêm: Tứ Niệm Xứ là gì?
2. Hướng dẫn 3 tư thế ngồi thiền đúng cách tại nhà
Bên cạnh những lưu ý khi ngồi thiền, hầu hết các bạn khi mới bắt đầu thường thắc mắc về tư thế ngồi thiền. Nhiều thiền sư nổi tiếng đã khẳng định rằng không có một tư thế ngồi cố định cho thiền, quan trọng nhất là phải thoải mái, đạt được sự cân bằng, Một số tư thế thiền phổ biến được nhiều người áp dụng như sau:
2.1. Một phần tư liên hoa – The Quarter Lotus
Đây là tư thế phổ biến, dễ thực hiện nhất, đặc biệt là với người mới bắt đầu. Với tư thế này:
- Hai chân bắt chéo, chân đặt dưới đùi.
- Đầu gối đặt trên bàn chân, điều chỉnh tư thế ngồi sau cho bạn cảm thấy thoải mái, thả lỏng nhất.
Như vậy, tư thế này giống như ngồi xếp bằng thông thường, rất dễ thực hiện.
2.2. Bán liên hoa – The Half Lotus
Tư thế bán liên hoa hay còn gọi là ngồi bán già cũng có nét giống với một phần tư liên hoa, nhưng khó hơn. Bạn phải dùng sự linh hoạt của hông, để đặt chân trái hoặc chân phải lên đùi còn lại. Nếu ngồi không đúng khớp gối sẽ chịu áp lực lớn, bị tổn thương.
2.3. Toàn liên hoa – The Full Lotus
Tư thế hoa sen hay gọi là ngồi kiết già là tư thế khó nhất, vì chân này sẽ đặt lên đùi kia, nghĩa là chân trái đặt lên đùi phải và ngược lại. Tư thế này rất ổn định và vững vàng, có lợi cho sự kết nối giữa tinh thần và cơ thể, nhưng đòi hỏi phần hông, khớp gối phải khỏe, linh hoạt.
Một lưu ý khi ngồi thiền chúng tôi muốn nhắc những bạn mới bắt đầu hoặc đang có vấn đề về xương khớp, hông, thì không nên bắt đầu với tư thế khó này. Hãy luôn ưu tiên thực hiện cái dễ nhất.
Xem thêm: Thiền Vipassana là gì?
3. Những cảnh giác khi thiền
Khi ngồi thiền bạn sẽ thấy những biến đổi của cơ thể và tâm trí. Đừng hoang mang hay chấp vào đó. Giác Ngộ Tâm Linh sẽ chỉ cho bạn những cảnh giác khi thiền bạn phải lưu ý hết sức.
3.1. Cơ thể của bạn sẽ có lúc hơi ngứa ngáy
Lúc ngồi thiền, tâm đã định thì năng lượng sẽ hội lại trong người mình, sẽ có các dòng năng lượng khống chế các khí âm trong người bạn lại. Các khí này là nghiệp chướng, báo chướng sát sinh, hại mạng chúng sanh như kiến, mối, sâu bọ,… bây giờ ứng lên thân mình gây ngứa ngáy khó chịu.
Lúc này, đừng suy nghĩ gì cả, hãy tiếp tục định tâm, tập trung lại vào hơi thở, an trú trong chánh niệm… từ từ bạn sẽ hết cảm giác này.
3.2. Cảm giác tức ngực, tức lưng, nhức đầu khi thiền
Khi nhập thiền sau khi cảm nhận được thoải mái, an nhàn cũng có khi bạn gặp tình huống tức ngực, tức lưng, nhức đầu. Đừng lo lắng, nguyên nhân là do lúc ngồi thiền nhưng khí không đi toàn thân mà tập trung vào một vài điểm, tăng áp lực lên chỗ nào đó, làm bạn đau lưng, đầu, ngực.
Lúc này hãy đến lưu ý khi ngồi thiền là chỉ cần một vài lần hít thở thật dài, thật sâu, điều hoà lại khí sẽ không bị khó chịu nữa.
3.3. Cảm giác cơ thể phình to
Khi nhập thiền cũng có khi thiền giả tự nhiên thấy thân mình nở phình to ra như bong bóng. Nhiều người không biết còn tưởng mình đã chứng cảnh giới nào đó. Nhưng sự thật là do ảo tưởng, mê chướng mà các thế lực ma vương tới phá các bạn, không cho bạn tu tập mà thôi.
Lúc đó các bạn cứ tập trung lại vào hơi thở, ảo giác đó sẽ lướt qua.
Xem thêm: 5 Triền Cái là gì?
3.4. Cảm giác xuất hồn, bay lên khỏi mặt đất
Khi nhập thiền, tự nhiên bạn cảm nhận mình bay lên khỏi mặt đất, tưởng như xuất hồn. Đừng vui mừng vì đây không phải các bạn xuất hồn được đâu.
Đây cũng là áo giác do thế lực đen tối gây ra, các ma vương, quỷ vương dùng dòng điện thâu hồn thiền giả, làm mình nhầm tưởng, chấp theo cảnh đó làm bị tẩu hoả nhập ma.
Lúc đó các bạn cứ tập trung điều hòa lại hơi thở, ảo giác đó sẽ lướt qua.
3.5. Nghe thấy âm thanh lạ lúc ngồi thiền
Khi nhập thiền, vốn đang thanh tịnh tự nhiên nghe tiếng nói trong hư vô, tiếng vỗ tay, tiếng chuông, tiếng nhạc, tiếng nói pháp rất huyền diệu,… Thiền sinh liền tưởng mình đắc thiên nhĩ thông.
Nhưng đây chính là ảo giác do thế lực đen biến hiện ra để phá người tu thiền. Người không biết liền chấp đó là cảnh giới là thần thông mà nương theo tiếng đó sẽ bị tẩu hoả nhập ma.
Khi thấy cảnh như vậy phải định tâm thanh tịnh, nhớ đó là giả, hít thở sâu sẽ trở lại bình thường như ban đầu.
3.6. Thấy ánh sáng, tia điện nhập vào người
Khi nhập thiền, tâm đang thanh tịnh, mắt mở 1/4, tự nhiên thấy điện chạy xẹt xung quanh, thấy một ánh sáng hào quang từ bên ngoài chạy vào đầu, vào mắt hay vào tâm mình.
Đây cũng là ảo giác. Con mắt phàm phu của mình không thể nhìn thấy những thứ ấy. Nếu mình nương vào đó lại tưởng mình là Phật, là Thánh.
Lúc đó phải định tâm an trú lại trong thanh tịnh, hít thở sâu thì cảnh đó sẽ mất.
Các hàng ma vương, quỷ vương biến hiện rất nhiều hình dạng, thân ảnh để cản quấy người tu thiền. Về sau, hành giả sinh ra chấp trước ngã mạn, rồi lầm đường vào tà pháp.
3.7. Thấy Phật, Bồ Tát, Quán Âm
Khi nhập thiền, nếu thấy Phật hiện trên không trung như Phật A Di Đà, Phật Thích Ca Mâu Ni, Quán Thế Âm Bồ Tát, Ma Quỷ, Yêu Tinh gì đó mà tưởng thật. Thấy Phật thì nương theo, thấy ma quỷ thì sợ hãi. Thời nay vì những mê chướng này mà nhiều người tu thiền ảo tưởng mình là Phật là Thánh tái thế, đắc quả đến cứu độ chúng sanh.
Bạn nào đã biết được những cảnh giác khi thiền phải quán triệt bản thân, không để lạc đường. Nếu ai lỡ lạc Pháp, lỡ u mê thì qua đây cũng nên biết để dừng, đừng để tâm ma dẫn đi lầm đường lạc lối. Người tu phải có tín hạnh nguyện và chánh niệm đúng đắn, học kỹ giáo lý nhà Phật để khỏi lạc vào tà đạo.
Những lưu ý khi ngồi thiền này là bí quyết để quá trình học thiền của các bạn dễ dàng hơn rất nhiều. Giác Ngộ Tâm Linh hy vọng các bạn sẽ chia sẻ bài viết trên đến rộng rãi để mọi người đang học thiền cùng biết và thực hành nhé.