Phật Giáo Mật Tông là một nhánh của Phật Giáo Đại Thừa, hiện nay cũng có rất nhiều người đang tu tập theo phương pháp này. Nhiều người không biết, còn có những nhầm tưởng rằng đây là một tà giáo, nhưng điều này hoàn toàn không đúng. Hôm nay Giác Ngộ Tâm Linh sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin thú vị về pháp môn của Mật Giáo cũng như 42 câu thần chú Mật Tông này nhé.
Nội Dung
1. Phật Giáo Mật Tông là gì? Thần chú Mật Tông là gì?
Mật Tông là một từ gốc Hán, là sự kết hợp giữa Ấn Độ Giáo và Phật Giáo Đại Thừa. Gọi là Mật Tông vì Tông này thể hiện giáo lý của mình rất sâu xa, bí mật, khó đoán. Mật Tông hay Mật Thừa có nhiều quy tắc hành trì đặc thù không giống các tông phái khác, môn phái này dạy trì chú bắt ấn, nên cần có Sư Thừa hướng dẫn. Tông chỉ của Mật Tông là “Tam mật tương ưng, tức thân thành Phật”.
Tông này thờ phụng Đại Nhật Như Lai (hay còn gọi là Tỳ Lô Giá Na ) – Giáo chủ bí mật của tông này. Sư tổ của phái này chính là Ngài Kim Cang Tát Đỏa, Ngài đã truyền thừa phái này cho những người sau. Chính vì thế, Mật Tông lấy Kinh Đại Nhật và Kinh Kim Cang Đảnh làm kim chỉ nang, gốc cội để tu hành. Ngoài ra, còn có thêm 3 bộ kinh thường được dùng để tụng niệm đó là Tô Tất Địa, Yếu lược, Du Ký. Đây được gọi là 5 bộ kinh phổ biến nhất của Mật Tông.
Mật Tông phát triển ngày càng lớn mạnh, rộng rãi hơn đặc biệt là với các nước Châu Á. Rất nhiều luận sư nổi tiếng đã góp phần đưa Mật Tông đến gần hơn với các đệ tử như: Thiên Vô Úy, Kim Cương Trí, Bất Không Kim Cương, Liên Hoa Sinh,..
Thần Chú Mật Tông là một trong những câu chữ nguyên thủy nhưng có sự nhiệm màu, có khả năng tâm linh vô cùng mạnh mẽ. Nhờ những câu chú này, người trì tụng có thể đạt được sự gia hộ của Phật, Bồ Tát, Thần Linh, từ đó đạt được trí huệ, giác ngộ và sự giải thoát. Những câu thần chú cũng thường được sử dụng trong các nghi lễ của Mật Tông, và được các đệ tử thực hành trì niệm hằng hàng.
2. Nguồn gốc hình thành Phật Giáo Mật Tông
Mật Tông đã bắt đầu hình thành từ khoảng cuối thế kỷ V, đầu thế kỷ VI, được khởi nguồn từ Ấn Độ. Bấy giờ, Mật Tông cũng đã được chia thành 2 phái là Chân Ngôn Thừa (Mantrayàna) và Kim Cương Thừa (Vajrayàna). Người ta cũng nhận thấy, tư tưởng của Mật Giáo là những từ tướng có từ Phật Giáo Nguyên Thuỷ, được thể hiện rõ ràng qua các bài chú có trong bộ luật và Kinh Khổng Tước.
Sau đó, Ấn Độ giáo cũng bắt đầu nghiên cứu, học hỏi những tư tưởng học thuyết và cả những giáo lý trong Phật Giáo. Nhờ thế mà Ấn Độ Giáo phục hưng trở lại và phát triển cạnh tranh với Đạo Phật.
Vào thời đại này, Phật giáo Đại Thừa đã bị giới hạn bởi triết học kinh viện (hệ thống lý luận, triết học Châu Âu thời Trung Cổ dựa trên phương pháp phân tích, logic, nhưng mang nặng tính sách vợ, xa rời thực tiễn). Do vậy Mật Tông đã bắt đầu từ mình tách ra khỏi đại chúng, dù cho rất nhiều các hiện tượng siêu nhiên, huyền bí không thể lý giải đang diễn ra xung quanh.
Để thích nghi với tình hình mới, Đại Thừa cũng đã tiếp cận với Ấn Độ giáo cùng với Bà La Môn giáo. Mật Tông đã gặp nhiều khó khăn bởi Phật Giáo lúc này phê phán tư tưởng tự cầu phúc trừ họa và mật chú. Cuối cùng, Phật giáo Mật Tông cũng được công nhận, có thể đứng vững, tạo nên một trường phái tu tập mới tương đối độc lập trong Phật giáo Đại Thừa.
Về sau Mật Tông đã phát triển mạnh mẽ ở cả hướng Bắc (sang các nước Tây Tạng, Trung Hoa và nhật Bản) và sang cả hướng Nam (Miến Điện, Campuchia, Là,..) hình thành nên 2 nhánh Mật Giáo chính đó là Mật Tông Nam Tông và Mật Tông Bắc Tông.
Xem thêm: Tranh Thangka Phật Giáo Mật Tông
3. Quan điểm Phật Giáo Mật Tông
Mật Tông được lưu truyền và giảng dạy thông qua hình thức truyền miệng, do đó tông phái này không được lưu truyền rộng rãi mà chỉ có những ai hữu duyên mới biết đến nó. Quá trình du nhập của Mật Tông vào các nước trên thế giới cũng tác động đến sự hình thành và phát triển của tông này.
3.1. Quan điểm Phật Giáo Mật Tông tại Trung Quốc
Mật giáo do 3 vị cao tăng nổi tiếng là Kim Cương Trí, Thiên Vô Ý, Bắt Không Kim Cương truyền pháp vào Trung Quốc khoảng thế kỷ VIII. Cả 3 vị này đều là đệ tử của Ngài Long Thọ (Sư Long Trí) truyền pháp cho. Người ta xem Thiện Vô Úy chính là tổ sư của Mật tông Trung Hoa.
Từ đây, môn phái này chính thức du nhập vào Trung Quốc và được nhiều nhà sư công nhận, họ đã đến truyền dạy rộng rãi giáo phái này. Vào thế kỷ thứ VIII và thứ IX, dưới sự chấp thuận của vua nhà Đường, Mật Tông đã trở thành một tông phái chính của Phật giáo Trung Quốc. Càng về sau thì Mật giáo càng suy thoái, nhưng niềm tin vào Mật Tông vẫn luôn tồn tại.
3.2. Quan điểm Phật Giáo Mật Tông tại Tây Tạng
Tại Tây Tạng, Mật Tông được xem là môn phái đầu tiên, trước đó chưa có bất kỳ tôn giáo nào là có dấu ấn rõ ràng, đặc sắc. Lúc này, Tây Tạng có đạo Bon, là đạo cổ truyền của người dân, họ thờ cúng chư vị thần linh, cả hung thần lẫn ác quỷ.
Cuối thế kỷ thứ VIII, Mật Tông mới du nhập vào Tây Tạng, do vua Trisong Detsen thỉnh được hai vị cao tăng Antarakshita và Đại Sư Liên Hoa Sinh đến từ Ấn Độ. Ở đây, Kim cương thừa (kim cang thừa) đã kết hợp cùng với Phật giáo Đại thừa sẵn có tạo nên Lạt Ma Giáo.
Tại Tây Tạng Mật Tông phát triển vào cuối thế kỷ thứ VIII.
Ở Tây Tạng có 4 tông phái Mật Tông đó là:
- Phái Kagyu.
- Phái Sakya.
- Phái Cổ Mật: Do đại sư Liên Hoa Sinh sáng lập năm 749
- Phái Hoàng Mạo: Do ngài Tsongkhapa sáng lập
Đệ tử muốn được gia nhập Mật Tông Tây Tạng phải thông qua nghi lễ khai ngộ đặc biệt, do một vị Lạt Ma giỏi, có tên tuổi, địa vị tiến hành. Phật Giáo Mật Tông ghi nhận sự giác ngộ thông qua thiền định và niệm chân ngôn.
3.3. Quan điểm Phật Giáo Mật Tông tại Nhật Bản
Mật Tông được truyền bá vào Nhật Bản vào khoảng cuối thế kỷ VIII và đầu thế kỷ IX. Pháp môn được truyền bởi hai vị đó là:
- Truyền Giáo: Do Đại Sư Tối Trừng truyền dạy, được gọi là Sơ Tổ của Thai Mật.
- Hoằng Pháp: Do đại sư Không Hải truyền bá, ông là một trong những đệ tử của Đại Sư Huệ Quả. Khi ngài trở về Nhật Bản đã sáng lập nên trường Phái Chân Ngôn Tông. Tông này về sau ngày càng trở nên hưng thịnh và trở thành một môn phái được công nhận của Phật Giáo tại Nhật Bản.
3.4. Quan điểm Phật Giáo Mật Tông tại Việt Nam
Thế kỷ thứ VI, khi một pháp sư Ấn Độ tên là Tỳ Ni Đa Lưu Chi đã tới Việt Nam và dịch Kinh Đại Thừa Phương Quảng Tổng Trì tại chùa Pháp Vân – một quyển kinh của Mật Giáo nói rất nhiều về Thiền. Mật Tông tại Việt Nam phát triển mạnh mẽ nhất ở thời triều nhà Đinh, Tiền Lê.
Sau này, người ta tìm thấy những bản kinh Phật đảnh Tôn Thắng Đà La Ni – một kinh phổ biến trong Mật Tông ở các trụ đá tại kinh thành Hoa Lư (Ninh Bình) vào thời Đinh, thời Lê Đại Hành. Điều này chứng minh Mật Tông đã hình thành và phát triển thịnh hành ở Việt Nam vào thời kỳ này.
Mật tông thịnh hành còn nhờ sự phát triển của Phật giáo Chiêm Thành, sư tăng ngoại quốc và những sư tăng Việt Nam thọ học từ các nước khác như Ấn Độ. Trong đó, Có một vị nổi tiếng tên là Mahamaya, thuộc đời thứ 10 của thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi, gốc người Chiêm Thành. Ông từng theo học Pháp hành sám với Ngài Pháp Thuận và trì tụng chú Đại bi. Sách Thiền Uyển Tập Anh cho rằng ông đắc pháp Tổng trì Tam muội, có nhiều pháp thuật kì diệu, khiến cho dân chúng và cả vua Lê Đại Hành cũng phải nể phục.
Đời thứ 11 của thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi, có một thiền sư Việt tên là Sùng Phạm đã học ở Ấn Độ chín năm, sau khi về nước thì mở trường dạy tại chùa Pháp Vân. Đệ tử của Ngài có 2 sư rất nổi tiếng là Từ Đạo Hạnh rất nổi tiếng về phù chú và sư Trì Bát cũng thấm nhuần Mật giáo.
Đại Việt sử ký toàn thư cũng ghi chép rằng vào năm 1311, có một vị tăng Ấn Độ đến nước ta, xưng là đệ tử Mật Tông, có thể ngồi xếp bằng nổi trên mặt nước và đã thọ đến 300 tuổi.
Kể từ khi hình thành tại Việt Nam, Mật Tông nhanh chóng được tiếp nhận và lan truyền mạnh mẽ. Các chùa đã mở lớp và truyền bá cho rất nhiều tăng sĩ về Mật Tông. Năm 1936, một vị Thiền sư hiệu là Nhẫn Tế được xem là vị tăng sĩ Việt Nam đầu tiên đã thọ pháp cùng với Lama Tây Tạng. Ngoài ra còn rất nhiều tăng sĩ có tiếng đã giúp Mật Tông được truyền bá rộng rãi hơn.
4. Phật Giáo Mật Tông thờ cúng ai?
Mật Tông thờ các vị Phật trong Mật Tông Kim Cương chính là Ngũ Phương Phật hay còn gọi là Ngũ Trí Như Lai gồm:
- Đại Nhật Như Lai (Vairochana)
- A Súc Bệ Như Lai (Akshobhya)
- Bảo Sanh Như Lai (Ratnasambhava)
- A Di Đà Như Lai (Amitabha)
- Bất Không Thành Tựu Như Lai (Amoghasiddhi)
Mật Tông cũng thờ Các vị Bồ Tát như:
- Đạo Sư Liên Hoa Sanh
- Đức Lục Độ Phật Mẫu Tara
- Đức Phổ Hiền Bồ Tát
- Đức Địa Tạng Bồ Tát
- Đức Quán Thế Âm Nghìn Mắt Nghìn Tay
- Đức Quán Thế Âm Bồ Tát
- Đức Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát
Bát Đại Hộ Pháp của Mật Tông Tây Tạng bao gồm:
- Vị nữ thần: Palden Lhamo
- Tài Bảo Thiên Vương (Vaisravana, Jambhala, Kubera )
- Mã Đầu Minh Vương (Hayagriva )
- Phạm Thiên Trắng: (Tshangs Pa or ‘White Brahma’)
- Thần Chết (Yama, Dạ Ma)
- Đại Hắc Thiên (Mahakala)
- Hàng Phục Dạ Ma (Yamantaka)
- Thần Chiến Tranh (Begtse)
5. Điều kiện và những nghi thức để tu trì Mật Tông
Nhiều phật tử đang có duyên và mong muốn tìm hiểu về Mật Tông và tu tập theo giáo phái này. Tuy nhiên vẫn có rất nhiều thắc mắc về việc tu tập theo Mật Tông được linh nghiệm nhất bạn cần nắm được những nghi thức và điều kiện hành trì sau đây.
5.1. Điều kiện để tu Mật Tông
Mật Tông là một pháp tu tập thiêng liêng, nhưng cũng rất nghiêm khắc, yêu cầu sự kiên trì, tĩnh tâm thật tốt . Phật Giáo nói chung và Mật Tông nói riêng là một pháp tu rộng mở, không chê hay kì thị ai. Do đó, chỉ cần bạn có tấm lòng từ bi, rộng rãi, có khát khao tìm hiểu, tu tập đi đến giác ngộ, giải thoát cùng sự kiên trì thì đều có thể tu theo Mật Tông.
5.2. Nghi thức tu Mật Tông
Các nghi thức tu tập của Mật Tông thì rất nhiều, vô cùng đa dạng. Hầu hết các nghi thức đều đòi hỏi sự nghiêm túc, khổ tu mà những tu sĩ cần phải tuân thủ nghiêm túc trong suốt thời kỳ tu hành. Những nghi thức hành lễ khi tu Mật Giáo này mà bạn nên biết đó là:
- Nếu hành trì Mật Tông cấp độ cao những tu sĩ cần chọn chỗ tu yên tĩnh, tách biệt khỏi thế giới như hang, điện, rừng núi hoang vu,.… Tu luyện theo thời khóa ngắn hoặc dài ngày, kéo dài khoảng 1 tuần lễ cho tới 3 năm nhập thất.
- Những Chư Hành giả khổ hạnh sẽ tu Mật Tông theo thời khóa biểu, làm đạo tràng trì tụng thần chú: 108 Thần chú Đại Bi, 1080 Thần Chú Vãng Sanh cùng Thần Chú Chuẩn Đề. Khi trì tụng thần chú cần sử dụng chuông, mõ
- Hành giả khổ hạnh tại gia, sử dụng phòng tu thoáng đãng, sạch sẽ, chỉ bày chút ít đựng đồ vật, dành nhiều không gian trống để không bị ảnh hưởng, phân tâm trong quá trình tu niệm. Những Phật tử này cần phải có phòng riêng, không vướng bận chuyện gia đình, tu tập thanh tịnh và kiên trì để đạt được hiệu quả cao nhất.
6. Tổng hợp 42 câu thần chú Mật Tông – Kim Cang Thừa
Việc trì tụng 42 câu Thần Chú Mật Tông sẽ giúp những người tu tập có được tinh thần kiên định, thanh khiết, tránh xa được tham sân si và tăng cường sức mạnh tâm hồn. Ngoài ra, những người này còn được mở rộng trí huệ, tinh thần thông minh, sáng suốt, tỉnh táo, tránh xa được những phiền não. 42 câu thần chú như sau:
- Om Namo Manjushriye Namah Sushriye Nama Uttama Shriye Svaha: Thần chú và lời cầu nguyện cho sự lễ lạy (niệm 3 lần với lễ lạy).
- Om Sambhara Sambhara Bimana Sara Maha Java Hum / Om Smara Smara Bimana Skara Maha Java Hum (7 lần): Tăng hiệu quả của thần chú: (tăng phước báu của một ngày lên 100.000 lần).
- Om Khrechara Ghana Hum Hri Svaha: Thần chú cho ban phước bàn chân: (trì tụng 7 lần và thổi vào mỗi bàn chân hoặc đế giày hay bất cứ thứ gì mà tiếp xúc trực tiếp côn trùng khi bạn bước đi).
- Tadyatha [om] Gate Gate Paragate Parasamgate Bodhi Svaha: Thần chú của Tâm Kinh (Thần chú Bát Nhã) : niệm 21 lần nhằm dẹp 84.000 phiền não và hiện thực hóa giác ngộ.
- Tadyatha Om Muni Muni Maha Muni Ye Svaha: Thần chú của Phật Thích Ca (niệm 7 lần). Nhằm tịnh hóa tất cả ô uế và hiện thực hóa bốn thân Phật
- Om Hrih Shtrih Vikrita Nana Hum Phat (21 lần) : Thần chú của Yamantaka.
- Tadyatha Om Bekhandze Bekhandze Maha Bekhandze [Bekhandze] Radza Samudgate Svaha (8 lần): Thần chú của Phật Dược Sư. Nhằm dẹp những chướng ngại bên trong, bên ngoài và bí mật của sức khỏe, tăng trưởng sức khỏe toàn hảo và đóng lại cánh cửa đến những cõi thấp.
- Om Tare Tuttare Ture Svaha (21 lần): Thần chú của Tara Xanh. Tụng thần chú của Tara Xanh sẽ giúp vượt qua nỗi sợ hãi và giận dữ, bảo vệ chúng ta khỏi những chướng ngại cũng như tăng trưởng những ước nguyện một cách nhanh chóng.
- Om Tare Tuttare Ture Mama Ayur Punye Jnana Pushtim Kuru Ye Svaha (7 lần): Thần chú của Tara Trắng. Nhằm tăng tuổi thọ, phước báu và trí tuệ, đặc biệt là dẹp những chướng ngại của cái chết bất đắc kỳ tử.
- Om Bhrum Svaha / Om Amrita Ayur Da De Svaha (7 lần): Thần chú của NAMGYALMA (Phật Đảnh Tôn Thắng). Nhằm tăng tuổi thọ, phước báu và trí tuệ, đặc biệt là dẹp những chướng ngại của cái chết bất đắc kỳ tử.
- Om Ah Ma Ra Ni Ze Vin Ta Ye Svaha (7 lần): Thần chú của Phật Vô Lượng Thọ. Nhằm tăng tuổi thọ, phước báu và trí tuệ, đặc biệt là dẹp những chướng ngại của cái chết bất đắc kì tử.
- Om Ah Mi De Wa Hri (7 lần): Thần chú của Phật A Di Đà. Để tịnh hóa nghiệp của hữu tình sinh trong luân hồi và gieo nhân duyên để sinh vào Tịnh Độ.
- Om Mani Padme Hum (7 lần): Thần chú của Chezerig (Quan Thế Âm). Để tịnh hóa những ảo tưởng đặc biệt là sự thù ghét và sự si dại và để hiện thực hóa lòng bi.
- Om Ah Ra Pa Tsa Na Dhi (7 lần): Thần chú của Văn Thù Sư Lợi. Chữ [Dhi ……………………………] kéo dài trong một hơi thở. “Dhi” là để hiện thực hóa 7 trí tuệ. Niệm thần chú này giúp tịnh hóa những sự tối tăm, trí tuệ thấp, sự lãng quên.
- Om Vajra Pani Hum Phat (7 lần): Thần chú của Vajrapani (Kim Cang Thủ). Để dẹp những chướng ngại nội, ngoại và bí mật đặc biệt là rồng và những linh thể có hại và hiện thực hóa địa vị kim cang bất hoại.
- Om Kuru Kulle Hri Svaha (7 lần): Thần chú của KURU-KULLA. Để dẹp những chướng ngại của thất bại trong thực hành tâm linh, kinh doanh & mối quan hệ, tăng sự thu hút và điều khiển được vận may.
- Om Padma Krodha Arya Dzambhala Hridaya Hum Phat (7 lần): Thần chú của DZAMBHALA Trắng. Để tịnh hóa một cách đặc biệt nghiệp xấu của tính ích kỷ, keo kiệt.
- Om Dzambhala Dzalen Draye Svaha (7 lần): Thần chú của DZAMBHALA Vàng (Hoàng Thần Tài). Để tịnh hóa một cách đặc biệt nghiệp xấu của tính ích kỷ, keo kiệt
- Om Dzambhala Din Draye Svaha (7 lần) hoặc Om Drum Svaha, Om Indrayani Mukham Bhramari Svaha (7 lần): Thần chú của DZAMBHALA Đen. Để tịnh hóa một cách đặc biệt nghiệp xấu của tính ích kỷ, keo kiệt.
- Om Dzambhala Dzalen Dzaye Svaha (7 lần): Thần chú của DZAMBHALA Xanh. Để tịnh hóa một cách đặc biệt nghiệp xấu của tính ích kỷ, keo kiệt.
- Om Dzambhala Dzalim Dzaya Nama Mumei E She E / Om Dzajini Dzambhala Dzambhala Svaha (7 lần): Thần chú của DZAMBHALA Đỏ: Để tịnh hóa một cách đặc biệt nghiệp xấu của tính ích kỷ, keo kiệt.
- Om Ve Sha Wa Ni So Ha (7 lần): Thần chú của VESHAWANI. Để tịnh hóa những nghiệp xấu của tính ích kỉ, keo kiệt và hiện thức hóa tài sản và sự bảo vệ trong mười phương.
- Hrih Benza Trodha Hayagriva Hulu Hulu Hung Phat (9 lần): Thần chú của HAYAGRIVA ( Mã Đầu Minh Vương). Để dẹp những cản trở và tạo sự bảo vệ cho tất cả mục tiêu [hướng đến của hành giả.
- Om Vajrapani Hayagriva Garuda Hum Phat (7 lần): Thần chú của bộ 3 VaJraPani, Hayagriva và Garuda. Để dẹp những chướng ngại bên trong, bên ngoài và bí mật đặc biệt là những linh thể gây hại, những loài rồng ác, tạo nên những năng lượng tiêu cực và tạo ra sự bảo vệ cho tất cả mục tiêu (hướng đến của hành giả).
- Namo Ratna Trayaya / Namo Bhagavate Shakyamuniye / Tathagataya / Arhate / Samyaksam / Buddhaya / Tadyatha / Om / Ajite Ajite / Aparajite / Ajite Chaya / Hara Hara Maitri / Avalokite / Kara Kara / Maha Samaya / Siddhi Bhara Bhara / Maha Bodhi Manda Vija / Mara Mara / Atmakam Samaya / Bodhi Bodhi Maha Bodhi Svaha (7 lần) Tâm chú / Om Mohi Mohi Maha Mohi Svaha (7 lần) Tùy tâm chú / Om Muni Muni Mara Svaha (7 lần): Thần chú của Phật Di Lặc. Nhằm Tịnh hóa những nghiệp tiêu cực đặc biệt là sự căm thù và hiện thực hóa tình yêu chân thật lòng từ bi và hạnh phúc tối thượng bất tận và tích lũy phước đức rộng lớn.
- Om Om Om Sarva Buddha Dakiniye Vajra Varnaniye Vajra Vairochaniye Hum Hum Hum Phat Phat Phat Svaha (36 lần): Thần chú của VAJRAYOGINI (Kim Cang Du Già Thánh Nữ). Để tịnh hóa sự trói buộc và tất cả sự bất tịnh và hiện thực hóa sự hợp nhất giữa Đại Lạc và Tánh không trong trạng thái hoàn toàn giác ngộ chỉ trong một đời người.
- Namah Sarva / Tathagata Hridaya / Anugatey / Om / Kurum Ghini / Svaha (1 lần hoặc hơn): Thần chú cho sự tịnh hóa: Trì tụng một biến tịnh hóa nghiệp tiêu cực của 100 triệu kiếp.
- Om Vajrasattva Samaya Manu Palaya / Vajrasattva Tvenopatishtha / Dridho Me Bhava / Suthoshyo Me Bhava / Suposhoyo Me Bhava / Anurakto Me Bhava / Sarva Siddhim Me Prayaccha / Sarva Karma Su Chame / Chittam Shriyam Kuru Hum / Ha Ha Ha Ha Ho / Bhagavan Sarva Tathagata / Vajra Mame Muncha / Vajra Bhava Maha Samaya Sattva Ah Hum Phat (21 lần). Hoặc thần chú ngắn: Om Vajrasattva Hum (21 lần): Thần chú của VAJRASATTVA (Kim Cang Tát Đỏa) – Cho sự tịnh hóa.
- Chom-Den-De / De-Zhin Sheg-Pa / Dra-Chom-Pa / Yang-Dag Par / Dzog-Päi Sang-Gyä / Nam-Par Nang-Dze / ö-Kyi Gyäl- Po-La / Chag-Tshäl-Lo (1 lần) – Jang-Chub Sem-Pa / Sem-Pa Chen-Po / Kün-Tu Sang-Po La / Chag-Tshäl-Lo (1 lần) – Tadyatha / Om / Pencha Griya / Ava Bodhani Svaha / Om / Dhuru Dhuru / Jaya Mukhe / Svaha (7 lần). Bởi sự trì tụng thần chú này sau khi cầu nguyện, tất cả mọi ước nguyện, sẽ được hiện thực hóa. Trì tụng thần chú này nhân lợi lạc lên 100,000 lần. Chom-Den-De / De-Zhin Sheg-Pa /Dra Chom-Pa /Yang Dag-Par / Dzog-Päi Sang-Gye / Ngo-Wa Dang Mön-Lam Tham-Che / Rab-Tu Dru-Pä / Gyäl-Po-La / Chag-Tshäl Lo (3 lần): Thần chú tăng trưởng phước báu: Để tăng phước báu tạo được lên 100,000 lần.
- Om Tra So / Chu So / Dur Ta So / Dur Mi So / Nying Ga La Choe / Kha La Za / Kam Sham Tram / Beh Phe Shava (7 lần): Thần chú Văn Thù Sư Lợi Đen. Trì tụng nhằm đem Lợi lạc cho những linh lực có hại, huyền thuật đen, loài rồng ác và chữa trị ung thư.
- Om Ah Bira Khe Chara Hum (7 lần): Thần chú ban phước cho thịt. Trì tụng rồi thổi lên thịt trước khi ăn. Nó sẽ tịnh hóa thịt và đem lại sự giải thoát cho chúng sinh. Thần chú này chuyển hóa thịt thành cam lồ và tạo ra sự rộng lượng và phước báu quảng đại và nó trở thành nhân cho giác ngộ. Hành giả sẽ không phải nhận nghiệp xấu nặng nề của việc ăn thịt mà hơn thế còn đem lại lợi lạc lớn lao cho chúng sinh bị ăn.
- Om Su Ma Ti Sam Pan Na Sarwa Siddhi Hum Phet (7 lần): Geshe Lama Konchog thánh danh thần chú. Cho sự tích lũy phước báu rộng lớn để hiện thức hóa giác ngộ chỉ trong một đời người.
- Om Ah Guru Vajradhara Muni Shasana Khasanti Tsawa Siddhi Hung Hung (7 lần): Thần chú Kyabje Lama Zopa Rinpoche. Cho sự tích lũy phước báu rộng lớn để hiện thức hóa giác ngộ chỉ trong một đời người
- Om Ah Guru Vajradhara Vagindra Sumati Shasana Dhara Samudra Shri Bhadra Sarva Siddhi Hum Hum (7 lần): Thần chú His Holiness Dalai Lama. Cho sự tích lũy phước báu rộng lớn để hiện thức hóa giác ngộ chỉ trong một đời người.
- Om Ah Guru Vajradhara Sumati Kirti Siddhi Hum (7 lần): Thần chú Lama Tsongkhapa. Cho sự tích lũy phước báu rộng lớn để hiện thức hóa giác ngộ chỉ trong một đời người.
- Namo Ratna Trayaya / Om Kamkani Kamkani Rochani Rochani Trotani Trotani Trasani Trasani Pratihana Pratihana Sarva Karma Param Para Ni Me Sarva Sattva Nanca Svaha (7 lần): Thần chú Phật Mitrukpa (Aksobhya).
- Om Padmo Ushnisha Bimale Hum Phat (7 lần): Thần chú Bánh Xe Hoàn Thành Nguyện Ước.
- Om Ah Guru Hasa Vajra Sarva Siddhi Phala Hum (7 lần): Thần chú Milarepa.
- Om Ah Guru Vajradhara Hum (7 lần): Thần chú Vajradhara (Kim Cang Trì).
- Om Ah Hum (7 lần): Thần chú Thân Khẩu Ý Kim Cang.
- Om Amoga Vairochana Mahamudra Manipadme Juvara Phurabharatya Hum (7 lần): Tỳ Lô Giá Na Quán Đảnh Chân Ngôn.
- Om Ah Hum Benza Guru Padme Siddhi Hum (7 lần): Thần chú đạo sư kim cương Guru Rinpoche.
Hy vọng qua bài viết trên Giác Ngộ Tâm Linh đã giúp các bạn hiểu hơn về Mật Tông. Bất kì tông nào của Phật Giáo như Mật Tông, Tịnh Độ Tông,..đều hướng con người đến trí huệ, giác ngộ để đạt được sự giải thoát. Do đó, mong mỗi bạn đồng tu đều luôn kiên trì, thành tâm tu tập để chóng đạt được thành tựu.