Duy Thức Tông là gì? Học thuyết và Kinh luận của Duy Thức Tông

Duy Thức Tông là một trong 10 tông phái phổ biến của Phật Giáo, còn có tên gọi là Pháp Tướng Tông. Hãy cùng Giác Ngộ Tâm Linh tìm hiểu những điều thú vị xung quanh tông phái này nhé.

Duy Thức Tông là gì? Học thuyết và Kinh luận của Duy Thức Tông
Duy Thức Tông là gì? Học thuyết và Kinh luận của Duy Thức Tông

1. Duy Thức Tông là gì? 

Duy Thức Tông thuộc Phật Giáo Đại Thừa, là một phái phân tích rằng vũ trụ, mọi vật đều do duy thức biến hiện ra. Ở Ấn Độ, Duy Thức hay còn gọi là  Thức Tông, Thức Học Tông, Du Già Hành Tông. Theo các truyền thuyết thì chính ứng thân của Bồ Tát Di Lặc đã sáng lập ra trường phái này vào thế kỷ IV CN. Đây là trường phái do đại sư Vô Trước và em trai mình là Thế Thân – người giúp sư Vô Trước bỏ Tiểu Thừa sang tu tập Đại Thừa. Tương truyền rằng Bồ Tát Di Lặc đã truyền dạy cho Ngài Vô Trước 5 bộ luận là: Du già sư địa luận, Kim cang bát nhã ba la mật luận, Biện trung biên luận, Phân biệt du già luận, Đại Thừa trang nghiêm luận. 

Đại học Nalanda một cơ sở Phật giáo trọng điểm ở Ấn Độ (bị tàn phá vào năm 1197)
Đại học Nalanda một cơ sở Phật giáo trọng điểm ở Ấn Độ (bị tàn phá vào năm 1197)

Trong suốt một tháng trời, Ngài Vô Trước đêm học với Bồ Tát Di Lặc, ngày lại đi truyền bá những điều Ngài đã học được. Nhờ vậy mà giúp giáo phái này ngày càng phổ biến.

Sau khi nhà sư Huyền Trang (đời Đường) từ Ấn Độ trở về đã phiên dịch các bộ luận của Duy Thức Tông sang tiếng Hán và truyền bá rộng rãi những học thuyết của phái này. Từ đó hình thành phái này ở Trung Quốc và nhanh chóng lan tỏa ra các nước Đông Á.

2. Học thuyết của Duy Thức Tông

Học thuyết của Duy Thức Tông dựa vào ý nghĩa trung đạo của Duy thức luận. Môn Phái này quy chiếu tất cả mọi hiện tượng, sự vật trong vũ trụ chia thành 100 pháp khác nhau (bách pháp) và thành 5 nhóm lớn là: tâm (8 pháp), tâm sở hữu (51 pháp), sắc (11 pháp), tâm bất tương ưng hành (24 pháp) và vô vi (6 pháp). Trong đó, tâm pháp là nhóm quan trọng nhất, 8 pháp này chính là 8 thức của chúng sinh (nhãn thức, thân thức, nhĩ thức, tị thức, thiệt thức, ý thức, mạt-na thức,và a-lại-da thức).

Trong 8 thức trên thì 3 thức cuối là ý thức, mạt-na thức, a-lại-da thức là quan trọng nhất, điều hành tất cả mọi hoạt động của chúng sinh. Ý thức là thức kiểm soát và điều khiển 5 thức đứng trước nó. Mạt-na thức và a-lại-da thức cũng là 2 thức chỉ huy nhưng lại nắm vai trò hậu trường. Thức a-lại-da có thể ghi nhớ tất cả những điều thiện – ác mà con người đã tạo ra gọi là chủng tử, cho đến khi gặp điều kiện thích hợp, những chủng tử này sẽ sinh hình thành những sự việc tốt xấu. Đây cũng chính là lý thuyết về nhân quả trong Phật Giáo. Khi ban gieo chủng tử ác sẽ khởi phát những hoàn cảnh, điều kiện xấu, và ngược lại, những chủng tử thiện sẽ tạo nên những điều may mắn, tốt đẹp cho chúng sinh.

Học thuyết của Duy Thức Tông
Học thuyết của Duy Thức Tông

Từ đó có thể thấy rằng những gì xảy ra quanh ta đều chỉ là sự xuất phát từ chủng tử được hình thành do a-lại-da thức, nên có thể nói rằng a-lại-da thức chính là thứ đã tạo ra tất cả, kiểm soát mọi việc. Duy Thức Tông cho rằng tất cả các pháp đều do nơi thức, từ nơi thức mà sinh ra, rồi vận hành và mất đi trong thức. Dựa trên luận thuyết trên, chúng ta sẽ hiểu vì sao những thứ như tiền bạc, danh tiếng, chức tước,…lại chẳng có ý nghĩa gì cả đối với những bậc xuất gia tu hành chân chánh. Bởi vì trong tâm thức của họ không tồn tại những thứ ấy, không ham muốn chúng, vì thế mà chúng phải tự nhiên mất đi.

A-lại-da thức được so sánh như một dòng nước luôn chảy liên tục, cuộn trào, kể cả sau khi chúng ta chết đi a-lại-thức vẫn tiếp tục hoạt động, đó chính là cơ sở của sự tái sinh. Người ta cũng cho rằng giáo lý trung đạo thuộc bậc cao, do đó những người mới tìm hiểu Phật Giáo sẽ khó hiểu được. Để hiểu và theo học được Duy Thức Tông thì người học phải có trải nghiệm, sự thấu hiểu sâu sắc để hiểu hết ý nghĩa của có và không. 

Nhìn chung Duy Thức Tông hướng con người ta đến cái tốt, tích cực và làm điều thiện từ đó tránh xa được cái khổ, giúp mỗi đệ tử đều có ý chí, nỗ lực, vươn lên.

3. Kinh luận của Duy Thức Tông

Kinh luận của Duy Thức Tông
Kinh luận của Duy Thức Tông

Cũng như các tông phái khác, Duy Thức Tông cũng căn cứ vào các bộ luận của Phật Giáo. Các học thuyết của tông này dựa vào 6 bộ kinh và 11 bộ luận sau đây:

3.1. Sáu bộ kinh

  1. Kinh Giải thâm mật
  2. Kinh Hoa Nghiêm
  3. Kinh Như Lai xuất hiện công đức trang nghiêm
  4. Kinh A-tỳ-đạt-ma
  5. Kinh Lăng Nghiêm
  6. Kinh Hậu Nghiêm (hay Mật Nghiêm).

3.2. Mười một bộ luận

  1. Luận Du già Sư địa
  2. Luận Hiển dương Thánh giáo
  3. Luận Đại thừa Trang nghiêm
  4. Luận Nhiếp Đại thừa
  5. Luận Thập địa kinh
  6. Luận Phân biệt Du già
  7. Luận Quán Sở duyên duyên
  8. Luận Duy thức Nhị thập tụng
  9. Luận Biện trung biên
  10. Luận Tạp luận

Giác Ngộ Tâm Linh vừa giới thiệu các bạn đọc về Duy Thức Tông và học thuyết lý luận của tông phái này. Qua đó chúng ta có thể thấy tất cả mọi việc, sự vật đều không thật, kể cả thân xác này cũng chỉ là giả chỉ có tâm thức, ý thức của con người là thật. Do đó mong rằng mỗi chúng ta luôn cố gắng, phấn đấu, sống chân chính và tốt đẹp.