Hoa Vô Ưu là một trong những Hoa thường được nhắc tới trong Phật Giáo, là hình ảnh gắn liền với sự kiện ra đời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Hôm này mời các bạn cùng Giác Ngộ Tâm Linh tìm hiểu về ý nghĩa của loài Hoa Vô Ưu và sự phân biệt với Hoa Ưu Đàm trong Phật Giáo.
Nội Dung
1. Tìm hiểu về Hoa Vô Ưu
Hoa Vô Ưu có tên khoa học là Couroupita Cuianensis, xuất hiện nhiều ở nguồn gốc Sri Lanka, Thái Lan, Campuchia, Lào, Mianmar,…
1.1. Đặc điểm của Hoa Vô Ưu
+ Thân cây: cây thân gỗ, thân cây màu xanh.
+ Lá cây màu và nhỏ dài.
+ Hoa màu vàng cam, có 4 cánh, càng đến lúc tàn cánh hoa sẽ chuyển sang màu đỏ. Hoa mọc thẳng ra từ thân cây, hoa mọc từ cuống lên đến cành, có thể dài từ 2-3 mét. Hoa nở quanh năm và mọc thành chùm.
+ Hoa có mùi thơm dịu tỏa ra từ những cánh hoa dày. Đầu hoa nhỏ và có nụ màu vàng, các chùm hoa mọc kín lên nhau từ cuống lên đến cành.
+ Thời điểm: Hoa Vô Ưu nở quanh năm nhưng nhiều nhất là khoảng từ tháng 2 đến tháng 5 hằng năm.
1.2. Công dụng của Hoa Vô Ưu
Chưa bàn về vấn đề tâm linh, tôn giáo, nhưng chúng ta thường thấy Hoa Vô Ưu như những cây hoa cảnh, trang trí tại đền chùa hoặc làm cây cảnh trong nhà. Hoa Vô Ưu thơm nhẹ, màu sắc sặc sỡ nên thường đem lại cho người xem cảm giác dễ chịu, bình yên, thư thái. Chính vì vậy, ngay từ ngày xưa ở Ấn Độ, Hoa Vô Ưu cũng đã được dùng trong các cung điện hoàng gia và các ngôi chùa lớn tại Ấn Độ.
Trong Y khoa, Hoa Vô Ưu còn có tác dụng rất lớn, dùng như thuốc chữa bệnh. Vỏ, lá cây Vô Ưu có tính chất kháng khuẩn, giảm đau. Ngoài ra vỏ cây cũng được dùng để chữa cảm lạnh, đau bụng. Lá cây cũng là một vị thuốc điều trị bệnh sốt rét, bệnh da liễu. Lá cây Vô Ưu non nhai nhỏ sẽ giúp giảm đau răng hiệu quả. Hạt cây Vô Ưu dùng để khử trùng vết thương hiệu quả.
2. Ý nghĩa của Hoa Vô Ưu trong Phật Giáo
Ý nghĩa của Hoa Vô Ưu đúng với nghĩa đen như tên gọi “vô ưu” có nghĩa là không muộn phiền, tự do, tự tại. Theo Phật Giáo, Hoa Vô Ưu có ý nghĩa hết sức đặc biệt. Vô Ưu lúc nở hoa có màu vàng, thể hiện sự trọn vẹn, thịnh vượng, an khang, may mắn và tràn đầy năng lượng sống.
Theo quan niệm Ấn Độ, Hoa Vô Ưu là biểu tượng của thân hình người phụ nữ, họ quan niệm rằng khi người phụ nữ chạm vào thì hoa sẽ nở. Do đó, để giúp hoa nhanh nở, các thiếu nữ tại Ấn Độ sẽ dùng chân chạm vào cây. Trong các tác phẩm điêu khắc của Ấn Độ, thường sẽ xuất hiện hình ảnh một thiếu nữ tay cầm cành cây vô ưu đang nở hoa, chân giẫm lên rễ cây với ý nghĩa biểu tượng cho khả năng sinh sản.
Theo Phật Giáo, ý nghĩa của Hoa Vô Ưu chính là biểu tượng của sự thấu hiểu và có sự thanh tĩnh, sáng suốt tuyệt đối khi nhìn cuộc đời. Cho nên có thế nói người vô ưu là người tự do, tự tại, không có ưu phiền, không phân biệt bất kỳ điều gì dù giàu nghèo, gái trai, sang hèn,… Ngoài ra, hoa còn tượng trưng cho con người lúc vừa mới sinh ra khi đó tâm tính hiền lành, vô tư, giàu tình yêu thương với cuộc đời.
3. Hoa Vô Ưu và sự tích về Đức Phật Thích Ca Mâu Ni
Nhìn bên ngoài, khi nở hoa giống với thần rắn Naga, mỗi bông hoa đều có đầu và phần mang phình ra giống con rắn hổ mang. Theo sự tích thì loài rắn này đã đến bảo vệ, che nắng che mưa cho Đức Phật Thích Ca Mâu Ni khi Ngài ngồi thiền dưới gốc cây bồ đề trước khi Ngài đắc đạo.
Truyền thuyết lưu lại rằng Đức Phật được sinh ra dưới gốc cây. Lúc hoàng hậu Maya đi qua vườn Lâm Tỳ Ni (Lumbini), bà đã hạ sinh thái tử Tất Đạt Đa (Đức Phật) trong tư thế đứng và nắm lấy một cành Cây Vô Ưu. Ngay sau khi chào đời, Thái tử tự đứng dậy bước đi bảy bước, mỗi bước đều để lại một bông hoa sen đỡ lấy chân Ngài.
4. Hoa Vô Ưu có phải là Hoa Ưu Đàm không?
Hoa Vô Ưu thường bị nhầm lẫn với Hoa Ưu Đàm, vì loài hoa này cũng gắn liền với sự tích Đức Phật xuất thế và được dùng trong lễ đản sanh của Đức Phật Thích Ca. Tuy nhiên đây lại là 2 loài cây hoàn toàn khác nhau.
Hoa Ưu Đàm hay còn được gọi là Đàm hoa, ưu bát hoa,.. là một linh cây, hoa nở là điểm lành. Cây Ưu Đàm thân trơn, hoa rất bé, mọc kín ở lõm sâu trong đài hoa, nên mọi người thường nhầm là loại cây không hoa. Sách Huyền Lâm Ứng Nghĩa, nói về Ưu Đàm như sau: “lá cây có hoa nhưng ít xuất hiện, khó trồng”. Như vậy có thể thấy Hoa Ưu Đàm và Hoa Vô Ưu chắc chắn là hai cây hoàn toàn khác nhau.
Trong Phật Giáo, Hoa Ưu Đàm là một loài cực kỳ linh thiêng, cực kỳ quý hiếm “ba ngàn năm mới nở một lần”. Khi Hoa Ưu Đàm nở chính là dấu hiệu báo trước sắp có Đức Phật ra đời hay có bậc Luân vương xuất thế, cho nên hoa còn có tên gọi khác là Hoa Linh Thụy hoặc Hoa Linh Thoại.
Ngoài ra Hoa Vô Ưu cũng thường bị nhầm với cây hoa Sala – loài cây gắn liền với sự tích Đức Phật nhập Niết Bàn tại Câu Thi Na. Cả hai loài cây này đều được trồng nhiều ở các đền, chùa cho nên đến nay vẫn nhiều người nhầm tưởng 2 cây này là một. Tuy nhiên 2 loài cây này cũng hoàn toàn khác nhau. Hoa Sala rất bé, mọc theo tán và khác hẳn Hoa Vô Ưu.
5. Hình ảnh đẹp về Hoa Vô Ưu trong Phật Giáo
Giác Ngộ Tâm Linh vừa cùng bạn biết thêm một loài hoa thú vị trong Phật Giáo chính là Hoa Vô Ưu. Một điều đáng nói là cây hoa này cũng rất dễ chăm, nên nếu bạn ưu thích hoàn toàn có thể trồng ở vườn, nhà để ngắm nhìn mỗi ngày.