Phật Giáo là gì? Nguồn gốc và quá trình phát triển của Phật Giáo

Phật Giáo là một tôn giáo lớn và phổ biến trên thế giới trong đó có cả Việt Nam. Tuy nhiên khi hỏi về khái niệm Phật Giáo là gì rất nhiều đệ tử hoang mang, không thể giải thích một cách trọn vẹn. Hôm nay, Giác Ngộ Tâm Linh sẽ giúp bạn hiểu chi tiết hơn về khái niệm này nhé!

Phật Giáo là gì? Nguồn gốc và quá trình phát triển của Phật Giáo
Phật Giáo là gì? Nguồn gốc và quá trình phát triển của Phật Giáo

1. Phật Giáo là gì?

Phật Giáo là một tôn giáo do Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni sáng lập ra vì lợi ích giúp đỡ, độ hóa tất cả chúng sinh. Đây là một tôn giáo có từ lâu đời và bắt nguồn từ Trung Quốc. Tất cả mọi người, mọi quốc gia, mọi lứa tuổi, không phân biệt nam nữ đều có thể tu học pháp môn này, chỉ cần có căn duyên biết đến Phật Giáo, lòng từ bi thương xót cho chúng sinh. 

Nhiều người khi được hỏi Phật Giáo là gì, dù không biết chuyên sâu về tôn giáo này, nhưng họ sẽ biết rằng rằng Phật Giáo là đạo hướng con người đến lòng yêu thương, từ bi, sống chính đáng, nhờ hành thiện, tu tập mà giác ngộ, tìm được sự giải thoát. Trong đó, mỗi người phải tự tu tập, nỗ lực để giải quyết vấn đề tâm linh và những đau khổ, tham sân si của bản thân, nuôi dưỡng lòng từ bi với tất cả chúng sinh dù là người, súc sinh, côn trùng,..

Phật Giáo là một tôn giáo được nhiều quốc gia công nhận và được xem là một nét đẹp tâm linh. Những bài học Phật Giáo luôn sâu sắc và có nhiều ý nghĩa sâu xa, huyền diệu. Chính sự nhiệm màu, linh thiêng của tôn giáo này cũng khiến cho nhiều người ngày càng tin tưởng Giáo. 

Phật Giáo chia thành 3 nhánh chính là: 

  • Phật Giáo Tiểu Thừa: Dựa vào lời Phật dạy theo kinh điển Pali, chỉ xem một mình Phật Thích Ca Mâu Ni là Phật, chú trọng thiền để bỏ xa sự đau khổ, tự giác ngộ và tự giải thoát cho mình. 
  • Phật Giáo Đại Thừa: Công nhận Phật Thích Ca Mâu Ni và các vị Phật, Bồ Tát khác, cũng có rất kho kinh điển vô cùng đồ sộ. Đại Thừa nói nhiều về lòng từ bi, giác ngộ để giải thoát cho mình cùng tất cả chúng sinh khác. 
  • Kim Cương Thừa: Hay còn gọi là Mật Tông, tôn thờ Đại Nhật Như Lai làm giáo chủ bí mật. Môn phái này cần sự tu tập rất tinh tấn, chuyên trì tụng những mật chú, bắt ấn

Xem thêm: Hình ảnh Phật Giáo đẹp nhất

2. Nguồn gốc của Phật Giáo

Nguồn gốc của Phật Giáo
Nguồn gốc của Phật Giáo

Phật Giáo do Phật Thích Ca Mâu Ni – một nhân vật lịch sử có thật sáng lập ra, tên thật của Ngài là Tất-đạt-đa Cồ-đàm. Theo lịch sử, Thái tử Tất-đạt-đa Cồ-đàm sinh vào khoảng năm 624 TCN, là con trai của vua Tịnh Phạn, sống tại thành Kapilavastu.  

Khi ông sinh ra trên người có đủ 32 tướng tốt, được các nhà sư dự đoán sẽ trở thành một vị vua giỏi hoặc một nhà hiền triết vĩ đại. Vua Tịnh Phạn chỉ muốn ông kế vị ngai vàng nên nuôi dưỡng và dạy dỗ ông trong cung, không cho tiếp xúc bên ngoài. Khi 16 tuổi Ngài kết hôn với công chúa và có một người con trai. 

Dù sống sung sướng, đủ đầy, vợ đẹp con ngoan nhưng Thái Tử luôn thấy cuộc sống thiếu thốn thứ gì đó chứ không trọn vẹn, vui vẻ. Thái tử là người giàu lòng yêu thương, khi thấy con trâu chết ông cũng đã thương cảm vô cùng. 

Một lần được xuất hành khỏi cung, Ông đã chứng kiến cảnh tượng 1 người bệnh, 1 ông già yếu ớt, một xác chết và một vị tu sĩ. Điều này đã cho Thái Tử thấy 3 loại khổ của chúng sinh đó là bệnh tật, già đi và cái chết, đồng thời ông cũng rất khâm phục vị tu sĩ kia. 

Khi Ngài 29 tuổi, vào lúc nửa đêm, Thái Tử đã âm thầm từ biệt vợ con, vào rừng cắt tóc, thay áo cà sa giản dị. Như vậy, từ một Thái Tử có cuộc sống nhung lụa, phú quý, được hưởng tất cả mọi thứ nhưng đã từ bỏ tất cả mọi thứ để đi tìm con đường giác ngộ. Từ đây trải qua bao nhiêu khó khăn, cuối cùng khi ngồi dưới gốc cây Bồ Đề 49 ngày đêm, ông đã chứng được Tam Minh (gồm Túc Mạng Minh, Thiên Nhãn Minh, Lậu Tận Minh), chứng được Phật quả.

3. Lịch sử ra đời của Phật Giáo

Lịch sử ra đời của Phật Giáo
Lịch sử ra đời của Phật Giáo

Phật Giáo ra đời vào thế kỷ VI TCN. Sau khi xuất cung ông đã theo học 2 người thầy là A La La và Tuất Đầu Lam Phất, nhưng ông cảm thấy chưa đủ. Sau đó ông đã khổ tu cùng 5 anh em nhà Kiều Trần Như tuy nhiên đến khi sức cùng lực kiệt như sắp chết ông nhận ra con đường tu mới. Ông dừng khổ hạnh và tiếp tục đến một ngôi làng khác. 

Khi đến sông Niranjana ông tắm rửa sạch, bó cỏ thơm làm đệm, và ngồi thiền định dưới gốc cây bồ đề với phát nguyện: “Nếu tôi không trở thành đạo sĩ, dù thịt nát xương tan tôi cũng quyết không đứng dậy khỏi nơi này”. Đến đêm 49 thì ông đã chứng Phật quả, trở thành vị Phật đầu tiên, lúc này Ngài 35 tuổi. 

Sau khi Đức Phật thành đạo ông đã nghĩ đến 2 người thầy đầu tiên của mình nhưng 2 vị đã chết. Sau đó ông đã tìm đến 5 người bạn cùng tu khổ hạnh với mình chính. Đây chính là 5 đệ tử đầu tiên của Đức Phật. Bài giảng đầu tiên của Ngài chính là Tứ Diệu Đế. Cả 5 vị này về sau đều thấm nhuần pháp và đắc quả A La Hán. Từ đó, Phật, Pháp, tăng được hình thành

Sau này, Đức Phật cùng 60 đệ tử thân tín đầu tiên thành lập một giáo hội để dạy đạo cho chúng sinh thoát khỏi biến khổ. Trong suốt cuộc đời của mình Đức Phật đã nhận rất nhiều đệ tử, giáo hóa rất nhiều chúng sinh từ hoàng tộc, quan lại, thương gia, dân thường, sát nhân, tôi tớ, kỹ nữ,…Ngài nhập diệt năm 80 tuổi, trong suốt 45 năm tại thế không ngừng truyền dạy Phật Giáo, 45 năm liên tục chuyển bánh xe pháp.

4. Sự phát triển của Phật Giáo

Sự phát triển của Phật Giáo
Sự phát triển của Phật Giáo

Những người nghiên cứu về Phật Giáo là gì, sẽ không thể không nghiên cứu về sự phát triển. Sự phát triển của Phật Giáo được chia thành 3 giai đoạn bao gồm: 

4.1. Phật Giáo giai đoạn thành lập tổ chức

Khi Phật Giáo ra đời, Tăng Đoàn được thành lập. Đây là nơi giao lưu, truyền bá học thuật mà bất kỳ ai dù là trai gái, bao nhiêu tuổi, tầng lớp cao hay thấp đều được học Phật pháp. Sau Đức Phật thì Ngài Ma-ha-ca-diep được mọi người  kính trọng, trao niềm tin để Ngài làm lãnh đạo Tăng Đoàn, tiếp tục phát triển giáo đoàn một cách vững mạnh, lan tỏa rộng lớn hơn.  

Trong thời gian này đoàn đã tổ chức các hội nghị với sự tham gia của nhiều nhà sư có tiếng từ khắp mọi nơi trên thế giới, cùng nhau bàn bạc cách đưa đạo Phật lồng ghép vào đời sống thực tại của người dân chứ không còn là lý thuyết sách vở nữa. Sau 4 kỳ kiết tập cùng nhau đưa ra những chính sách, phương pháp hợp lý, Phật giáo ngày càng có chỗ đứng vững chắc, phổ ảnh hưởng đến nhiều quốc gia trên thế giới. 

4.2. Phật Giáo trong giai đoạn suy tàn 

Vào thế kỷ VII, Phật giáo bắt đầu có những biểu hiện của sự rạn nứt tại chính quốc mẫu Ấn Độ vào thế kỷ VII và gần như biến mất vào thế kỷ XIV do sự đàn áp của các chính quyền. 

4.3. Phật Giáo quay trở lại hưng thịnh 

Những năm đầu của thế kỷ XX, các phong trào chấn hưng Phật Giáo tại Ấn Độ bắt đầu xuất hiện. Cuối cùng sau một khoảng thời gian rất dài, đạo Phật quay lại và nhận được sự ủng hộ của đa số đại chúng, nhân dân. Phật Giáo lại tiếp tục truyền bá rộng rãi sang các nước như Tây Tạng, Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan,… Nhiều người nhận thấy quan điểm của Phật giáo bấy giờ rất tiến bộ, phù hợp với nhân sinh quan và hoàn cảnh hiện tại. 

Cho đến ngày nay, Phật giáo vẫn là một tôn giáo vai trò quan trọng, có đông đảo đệ tử, là một tín ngưỡng tâm linh thiêng liêng của nhiều quốc gia dân tộc, đặc biệt là các quốc gia Châu Á bao gồm cả Việt Nam. Có người tìm đến Phật Giáo như một cách giải tỏa tâm lý, tìm lại niềm vui, sự an lạc giữa cuộc sống bộn bề, có người vì mong muốn tu hành, giác ngộ để giải thoát. Nhưng dù với mong muốn gì đi nữa, Phật Giáo thật sự là chỗ dựa tâm linh vững chắc cho rất nhiều người. 

Trong quá trình du nhập các nước, hành trình phát triển của Phật Giáo cũng ngày càng mở rộng, xuất hiện nhiều chi nhánh, tông phái mới. Chính sự đa dạng trong Phật Giáo đã giúp tôn giáo này dễ dàng tiếp cận với con người hơn. 

5. Quá trình phát triển của Phật Giáo

Quá trình phát triển của Phật Giáo
Quá trình phát triển của Phật Giáo

Thực tế các phong trào truyền giáo của đạo Phật chưa bao giờ được tổ chức nhưng các giáo lý, học thuyết của đức Phật lại được truyền bá khắp nơi bằng truyền miệng hoặc qua kinh sách. Ban đầu Phật Giáo mới xuất hiện trên tiểu lục địa Ấn Độ rồi dần nhanh chóng lan sang các nước châu Á và các nước xung quanh. 

Đại diện của Phật Giáo là những tăng ni tu sĩ, những người đã có sự nghiên cứu, cảm thấu sâu sắc Phật Pháp, dùng các phương tiện thiện xảo để giáo hóa, dạy pháp cho tất cả mọi người. Phật Giáo là tôn giáo công bằng, vì ngay từ thời nguyên thủy, ngay khi mới thành lập Phật Giáo đã tiếp nhận tất cả đệ tử từ gái tới trai, già trẻ là những vị lãnh tụ tinh thần cho những quý Phật tử,đạo hữu.

Khi truyền bá sang các nước xung quanh, các học thuyết vẫn được giữ nguyên nhưng thay đổi phương thức tiếp cận, tu tập cho phù hợp với từng quốc gia, văn hoá mới tại đó. Chính vì điều này giúp cho Đạo Phật dễ dàng được tiếp nhận do phù hợp với tâm lý của đại chúng. Khi sang các nước phía Nam Ấn Độ, Phật Giáo hình thành Nam Tông (Tiểu Thừa), ở phía Bắc Ấn Độ thì hình thành Bắc Tông (Đại Thừa). Từ 2 tông này,trong quá trình lan tỏa sang các nước lại bắt đầu hình thành nhiều phái nhỏ hơn. 

Tiểu Thừa được hình thành trước Đại Thừa, sau khi Đức Phật nhập diệt. Tiểu thừa chú trọng thiền, giác ngộ để tránh xa khỏi những đau khổ và tự hóa độ bản thân giải thoát đạt được giác ngộ. Tiểu Thừa chỉ thừa nhâ một mình  Trong khi đó, Đại Thừa luôn chú trọng đến lòng từ bi, từ mẫn, chấp nhận các giáo lý Tiểu Thừa nhưng có thêm nhiều giáo lý khác. Đại Thừa khuyên con người tu tập, phát nguyện thành Phật toàn giác để giải cứu, độ hóa chúng sanh. 

Tiểu Thừa gồm các tông như Thành thật Tông, Luật Tông, Câu xá tông,…Còn Đại Thừa thì còn các tông nhỏ như Tịnh Độ Tông, Thiền Tông, Thiên Thai Tông,.. Chính vì mang lòng từ hóa, bác ái, có nhiều phương thức tu tập với các giáo lý mở rộng dễ tiếp cận hơn cho nên Đại Thừa phát triển mạnh mẽ và phổ biến hơn so với Tiểu Thừa. Ngày nay rất nhiều đệ tử tu tập theo Đại Thừa.

Phật Giáo giai đoạn đầu ngay từ thời của Ngài Thích Ca Mâu Ni thì Ngài đã chia sẻ những hiểu biết sâu sắc của mình cho bất kỳ ai có tinh thần ham học, đi tìm sự giải thoát, cầu đạo, không phân biệt bất kỳ chúng sinh nào. 

Phật giáo không kêu gọi người khác phải từ bỏ tôn giáo của mình mà các vị Phật, Bồ Tát cố giúp tất cả những người có tâm lành, ăn ở lương thiện, biết sám hối vượt qua khổ đau, hướng đến giải thoát. 

6. Giáo lý cốt lõi của Phật Giáo

Giáo lý cốt lõi của Phật Giáo
Giáo lý cốt lõi của Phật Giáo

Để hiểu hơn về Phật Giáo là gì, chúng ta cần phải hiểu những giáo lý cốt lõi của Phật Giáo. Hai điều luôn xuyên suốt trong Phật Giáo chính là từ bi và trí huệ, mục đích của Đạo Phật chính là khơi dậy lòng từ bi, Phật tánh trong mỗi con người, phát triển trí tuệ sáng suốt, minh mẫn cho chúng sinh. Các giáo lý cốt lõi của Phật Giáo được thể hiện trong Tam Tạng bao gồm: 

  • Kinh Tạng: Là tập hợp những lời dạy của Phật Thích Ca Mâu Ni dạy, được các nhà sư và A Nan tôn giả ghi nhớ và sau này được ghi chép lại bằng tiếng Pali
  • Luật Tạng: Là sách ghi lại quá trình phát triển của các Tăng già, các giới luật mà người xuất gia phải tuân theo với di huấn của Đức Thích ca rằng: “Sau khi Như Lai diệt độ rồi, các Tỳ kheo hãy lấy Giới luật làm Thầy”
  • Luận Tạng: Chứa đựng các kiến thức về Tâm 

Các giáo lý cơ bản và cốt lõi nhất của Phật Giáo bao gồm: 

6.1. Tứ Diệu Đế 

Đây chính là bài học đầu tiên mà ngài giảng thuyết khi gặp lại 5 anh em đã cùng mình tu khổ hạnh (chính là 5 vị đệ tử đầu tiên của Phật Pháp). Là 4 chân lý nói về cái khổ bao gồm: 

  • Khổ Đế: Sự thật về cái khổ gồm, bệnh, lão, tử. Chính 3 điều khổ này là 3 điều mà Phật đã chứng khiến trên đường xuất cung, là yếu tố thôi thúc Ngài xuất gia, đi tìm sự giải thoát)
  • Tập Đế: Nguyên nhân phát sinh đau khổ là do tham sái, sự sân si, chấp thủ, tâm mong cầu, vô minh
  • Diệt Đế: Là trạng thái không còn đau khổ, hưởng hạnh phúc, vui vẻ, giải thoát, chấm dứt vô minh, dục ái
  • Đạo Đế: là con đường diệt trừ đau khổ, xoáy quanh 3 cách là Trí Tuệ – Đạo Đức- Thiền Định. 

6.2. Bát Chánh Đạo

Chính là 8 con đường để đi đến Đạo Đế. Tám con đường đó bao gồm: 

  • Chánh Kiến: là những nhận biết nhận thức đúng đắn, sáng suốt
  • Chánh Tư Duy: là những suy nghĩ chân chính, không sai trái với lẽ phải
  • Chánh Ngữ: Lời nói đúng, thành thật, không nói lời xu nịnh, nói dối, không nói lời hung ác
  • Chánh Nghiệp: Làm những hành động đúng đắn, làm điều thiện, không làm việc ác, sát sinh, hại mạng.
  • Chánh Mạng: Chúng sinh bình đẳng, do đó không nên làm các nghề nghiệp xấu xa, sát sinh, bóc lột, chà đạp lên lợi ích của người khác
  • Chánh Tinh Tấn: Siêng năng, cần cù, chú tâm tu tập không ngừng nghỉ, không lười biếng
  • Chánh Niệm: Suy nghĩ, ghi nhớ đúng đắn, tập trung. Chánh niệm tức là tập trung cho khoảnh khắc hiện tại, không làm việc này nghĩ việc khác, sống ở hiện tại mà lại suy nghĩ về quá khứ. 
  • Chánh Định: Chánh Định tức là tập trung, thiền định tu tập, đem lại lợi ích cho mình và người.

6.3. Nhân quả và luân hồi

Theo Phật Giáo mọi sự việc, sự vật diễn ra luôn dựa trên nhân quả, dùng nhân quả để giải thích chúng. Gieo nhân duyên nào sẽ gặt quả ấy, chúng sinh gieo ác nhân thì sẽ nhận được ác quả, gieo thiện nhân sẽ nhận được Thiện quả, Nhân Quả không chỉ tồn tại ở kiếp này mà còn theo đến tận nhiều đời nhiều kiếp. 

Luân hồi ý chỉ những việc tâm thức trải qua trong nhiều kiếp sống, con người sẽ phải trải qua nhiều kiếp luân hồi. Mỗi chúng sinh có thể làm người, súc vật, trời, rồng, thần… dựa vào nhân quả của tiền kiếp mà quyết định. Sự luân hồi này chỉ chấm dứt khi con người có sự giác ngộ, đoạn diệt các nguyên nhân dẫn đến luân hồi.

6.4. Thế giới quan

Trong khi nhiều tôn giáo khác cho rằng Trái Đất là vũ trụ do Thượng Đế tạo ra nhưng Đạo Phật cho rằng trái đất này chỉ là một trong vô vàn thế giới cùng tồn tại, mỗi thế giới sẽ có một đặc điểm riêng. 

Nếu như các tôn giáo khác xem con người là tối thượng, lớn nhất thì Phật Giáo xem tất cả chúng sinh đều công bằng. Con người, động vật, a tu la, thiên giới cũng đều bình đẳng, hơn nhau ở nhân quả. 

Như vậy, qua bài viết trên, Giác Ngộ Tâm Linh đã giúp bạn hiểu sâu sắc và chính xác hơn về khái niệm Phật Giáo. Hiểu được Phật Giáo là gì cũng nhưng quá trình hình thành, phát triển của Phật Giáo bạn sẽ hiểu được vì sao rất nhiều đệ tử thành kính, tin tưởng tuyệt đối vào Đạo Phật như thế! Chúc các bạn đồng tu luôn tinh tấn và sớm ngày giác ngộ!