Những ai là Phật Tử hay tìm hiểu về Phật Giáo cũng sẽ thường nghe nhắc đến Phật Giáo Nguyên Thủy, nhưng ắt hẳn không phải ai cũng hiểu được ý nghĩa của nó. Hôm nay, Giác Ngộ Tâm Linh xin được gửi đến các bạn những thông tin thú vị về Phật Giáo Nguyên Thủy.
Nội Dung
1. Nguồn gốc Phật Giáo Nguyên Thủy
Phật Giáo Nguyên Thủy là một trong ba nhánh của Phật Giáo, tên tiếng Phạn là Theravada Buddhism, nên hay còn gọi là Phật Giáo Theravada, Phật Giáo Tiểu Thừa hay Phật Giáo Nam Tông. Hai nhánh còn lại chính Phật Giáo Đại Thừa (Bắc Tông) và Kim Cang Thừa. Tên Tiểu Thừa là do nhánh này chỉ tồn tại một thời gian ngắn ngủi, sớm tan rã trong cộng đồng Phật Giáo.
Phật Giáo Nguyên Thủy chính là Phật Giáo ở giai đoạn đầu, khi Ngài Tất Đạt Đa Cổ Đàm (tức Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni) sáng lập ra Phật giáo cho đến khi Đại hội kết tập kinh điển Phật giáo lần thứ hai kết thúc ở thành phố Vasili.
Vào thế kỷ 3 TCN, Phật giáo Nguyên Thủy đã phổ biến ở Sri Lanka, sau đó lan rộng đến các nước Châu Á như Campuchia, Lào, Miến Điện (Myanmar), Thái Lan,.. Do đó, mới xuất hiện tên gọi là Phật giáo Nam Tông. Ở Việt Nam, Tiểu Thừa ít phổ biến hơn, chủ yếu người ta theo nhánh Đại Thừa, trong đó phổ biến nhất là Tịnh Độ Tông.
Đạo Phật Nguyên Thủy luôn tin giáo pháp của họ là những lời dạy ban đầu, sơ khai của Phật Thích Ca Mâu Ni. Tuy nhiên, Tiểu Thừa không nhấn mạnh nhiều về niềm tin về các giáo lý, mà xem đây là một phương tiện giáo hóa để giúp mọi người hiểu được chân lý của Phật dạy thông qua sự trải nghiệm của từng cá nhân.
Về sau có nhiều diễn giải khác nhau về lời dạy của Đức Phật, do đó xuất hiện những mâu thuẫn, phân chia trong tăng đoàn và dẫn đến hình thành Phật Giáo Đại Thừa.
Xem thêm: Phân biệt Phật Giáo Tiểu Thừa và Phật Giáo Đại Thừa
2. Ngôn ngữ trong Phật Giáo Nguyên Thủy
Phật Giáo Nguyên Thủy sử dụng các văn bản kinh điển bằng tiếng Pali – ngôn ngữ Ấn Độ vào thời kỳ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Tuy nhiên Pali chỉ là ngôn ngữ nói chứ không có chữ viết. Trong thời kỳ Đức Phật giảng pháp, tất cả lời dạy của Ngài đều được tôn giả A Nan ghi nhớ.
Về sau, khoảng năm 480 TCN, khi Đức Phật qua đời, người ta triệu tập A Nan tôn giả và nhà sư đến để biên chép tất cả các bài thuyết giảng mà họ đã nghe trong suốt 45 năm Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni tại thế. Quyển kinh đầu tiên tên là Tripitaka do nhà sư ở Sri Lanka soạn thảo vào khoảng năm 100 TCN người đã viết phông chữ Pali dưới dạng kịch bản Brahmi. Sau đó quyển kinh Tipitaka này đã được dịch sang nhiều ngôn ngữ khác như: La Mã, Devanagari, Thái, Miến Điện, Cyrillic…Sau này, cho dù có nhiều bản dịch, nhưng cũng có những tu sĩ Phật giáo Nguyên Thủy vẫn chọn đọc kinh theo ngôn ngữ Pali để hiểu sâu sắc và chính xác nhất các giáo lý của Đức Phật.
Không ai chứng minh được Kinh Tripitaka là là lời dạy của Đức Phật, do đó, nó không được công nhận như những thánh thư của các tôn giáo khác. Quyển kinh này chỉ được thừa nhận dựa vào đức tin của những đệ tử Phật Giáo và các Phật tử sẽ đánh giá những giáo lý này đúng hay sai qua kinh nghiệm, quan sát và sự trải nghiệm của họ. Cho đến nay, kinh tạng Pali vẫn tồn tại và giữ gìn cẩn thận, đây được xem là quyển kinh đầu tay mà các Phật tử tìm kiếm sự giác ngộ nên đọc.
Xem thêm: Hình ảnh Phật Giáo Nguyên Thủy
3. Tôn chỉ tu tập của Phật Giáo Nguyên Thủy
Phật Giáo Nguyên Thủy nhấn mạnh mỗi cá nhân phải nỗ lực tự giải phóng năng lượng của bản thân. Cách để đạt được sự giác ngộ trong Phật Giáo Nguyên Thủy là thông qua thiền Vipassana (thiền Minh Sát), bởi họ cho rằng cách để Đức Phật giác ngộ chính là dựa vào Thiện. Pháp thiền này yêu cầu cao về sự kỷ luật của cơ thể, tư tưởng và cách kết nối. Lý do của sự yêu cầu nghiêm khắc này là: “Tránh xa những điều xấu, tích lũy mọi điều tốt lành và thanh lọc tâm trí mình”.
Do đó, các đệ tử của Phật Giáo Tiểu Thừa dành rất nhiều thời gian cho việc ngồi thiền cho đến khi giác ngộ, giải thoát khỏi khổ đau rồi nhập Niết bàn. Những người này được gọi là đắc quả A la hán (Arahant) hay còn gọi là những “người xứng đáng”.
Phật giáo Nguyên Thủy nhấn mạnh tầm quan trọng của tu viện. Do đó, đa số nhà sư theo nhánh Nam Tông thường dành hết thời gian của mình cho tu viện. Phật Giáo Nguyên Thủy không phân biệt tuổi tác, tất cả mọi độ tuổi đều có thể theo học, có những người đã theo từ khi 7 tuổi. Những người mới gia nhập sẽ được gọi là Sa-di (Samanera) còn các vị tu sĩ được gọi là Tỳ kheo. Cộng đồng tu viện được gọi là Tăng đoàn.
Trong Phật Giáo Nguyên Thủy, các sư khi được đào tạo sẽ phải học thuộc và nắm rõ 227 quy tắc. Những quy tắc này đến hướng đến 5 điều giới luật của Đức Phật để ngăn cản những ác niệm, hành động bất chính. Năm giới đó chính là:
- Không được giết hại chúng sinh: Điều cấm đầu tiên chính là không được giết hại sinh mạng dù là mạng người hay động vật. Theo Đạo Phật tất cả chúng sinh đều bình đẳng, công bằng, không sát sinh cũng là một cách nuôi dưỡng lòng từ bi, tránh được báo ứng, sự trả thù của những chúng sinh đã bị mình giết.
- Không được trộm cắp: Trộm cắp tức là lấy những thứ không được cho phép, hoặc dùng vũ lực, quyền lực để đoạt được điều đó. Của cải, vật chất tất cả chỉ là vật ngoài thân, tiêu xài phung phí còn có thể khiến chúng ta vướng vào tham vọng, lười biếng, hưởng thụ.
- Không tà dâm: Tà dâm là không dâm dục, phi lễ, phi pháp. Vợ chồng cưới hỏi đàng hoàng thì là chánh, trừ khi gần gũi không đúng chỗ thì mới gọi là dâm, còn nếu lén lút, lang chạ lung tung với người khác thì là phi pháp. Người xuất gia thì cũng cần kiêng hẳn chuyện sắc dục.
- Ngăn lời nói sai sự thật: Nói sai sự thật chính là nói dối, nói thêu dệt, nói lời ác bá, nói lưỡi hai chiều. Những người thường xuyên dối trá sẽ khó lòng chứng quả. Những người nói dối, lời ác còn có thể làm tổn thương, gây đau khổ cho người khác, không còn được ai tin tưởng nữa, đó đều là những điều xấu.
- Không sử dụng những thứ gây nghiện: Phật Giáo cấm đệ tử uống rượu, cũng như các chất kích thích, thuốc phiện,.. Mình tự sử dụng đã mang tội huống gì còn khuyến khích rủ rê người khác cùng dùng. Chưa kể những thứ này gây tổn hại đến xã hội, gia đình, khiến người dùng mê muội, cuồng điên.
- Đặc biệt, trong tu viện không được sử dụng tiền bạc.
4. Giáo lý của Phật Giáo Nguyên Thủy
Phật giáo Nguyên Thủy có hai giáo lý, đó chính là Bát Chánh Đạo và Tứ Diệu Đế. Tứ Diệu Đế chính là bốn chân lý kì diệu mà Đức Phật khám phá ra khi đấu tranh cho sự giác ngộ. Tứ Diệu Đế không chỉ phổ biến trong Phật Giáo Nguyên Thủy mà cả trong Phật Giáo Đại Thừa. Tứ Diệu Đế bao gồm:
- Khổ đế: Sự thật về đau khổ (dukkha)
Trong cuộc tham quan ngoài cung điện đầu tiên Đức Phật đã thấy 3 loại đau khổ chính là tuổi già, cái chết và bệnh tật. Cuộc sống không thể luôn như ý, và những điều đó khiến con người dày vò, đau khổ. Do đó, chúng sinh nên hiểu cuộc sống này là vô thường.
- Tập đế: Nguyên nhân của đau khổ (samudaya)
Theo Đức Phật mọi đau khổ đều bắt đầu từ ham muốn, và điều này đến từ sự vô minh của bản thân. Tất cả danh vọng, tiền bạc, những giá trị chúng ta mong muốn rồi lao theo chúng để phục vị cho cảm giác an toàn của bản thân. Nếu những thứ đó không thành chúng ta sẽ đau khổ, tiêu cực, thù hận và bắt đầu làm những điều xấu.
- Diệt đế: Chấm dứt đau khổ
Khi diệt trừ được những tham ái, đau khổ trong bản thân, chúng ta sẽ nhận được những điều tốt đẹp. Đây như là một lời hứa, lời khẳng định của Đức Phật tới những người đi tìm sự giác ngộ.
- Đạo đế: Con đường giải phóng chúng ta khỏi đau khổ (magga)
Đạo Đế chính là con đường đúng đắn nhất để diệt trừ đau khổ. Theo con đường này chúng ta sẽ đạt đến Niết Bàn.
Bát Chánh Đạo chính là con đường chân chính được chia làm làm 8 chi bao gồm: Chánh kiến, Chánh ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh tư duy, Chánh định. Theo như Đức Phật nói, bất kỳ ai muốn chứng ngộ được Đạo Đế thì phải tu tập theo Bát Chánh Đạo thì mới có thể giác ngộ, giải thoát khỏi nẻo luân hồi và từng bước đến Niết Bàn. Trong Phật Giáo, Bát Chánh Đạo có biểu tượng là một chiếc bánh xe có 8 nan hoa.
- Chánh kiến: Là những nhận thức, nhận kiến đúng đắn, sáng suốt. Đó không phải là biết đến nó qua lý thuyết mà còn hiểu tường tận, rõ ràng một vấn đề thông qua trải nghiệm của chúng ta.
- Chánh ngữ: Là nói những điều chân thật, thẳng thắn. Ngũ giới của nhà Phật cũng là không nói dối, không thêu dệt, không nói lời hung ác. Lời nói đúng sẽ đưa cả chúng ta và người nghe đến sự an lạc, nói làm sao để mở ra cánh cửa giác ngộ, từ bi trong tâm mỗi người.
- Chánh nghiệp: Là hành động sáng suốt, chân chính. Mỗi người muốn đạt được giác ngộ, giải thoát không chỉ suy nghĩ thiện mà còn phải thực hành điều thiện. Các Phật tử nên làm phúc, từ thiện, phóng sinh không tham lam, sân si, luyến ái mà làm ác hại người.
- Chánh mạng: Chánh mạng tức là làm những nghề nghiệp chân chính không sát sinh không hại mạng, không bóc lột, lương thiện. Phật Giáo luôn khuyến khích những nghề nghiệp trong sạch, giúp đời giúp người giúp mình, chứ không vì lợi ích cá nhân mà gây nguy hiểm, thiệt hại cho người khác.
- Chánh tinh tấn: Là sự cần cù, siêng năng, thành tâm không gì có thể thối chuyển. Những người tu hành cần phải chuyên tâm, cần mẫn, không chỉ tinh tấn trong tâm mà còn phải tinh tấn trong cả hành động, thực hành.
- Chánh niệm: Chánh niệm là giữ sự tập trung tuyệt đối của bản thân. Khi làm việc thì nghĩ đến công việc, khi tu tập thì một lòng cho tu tập, không được chuyện nọ xen chuyện kia. Người vừa làm vừa nghĩ chuyện học pháp, khi học pháp lại nghĩ chuyện công việc thì sao mà đạt giác ngộ được
- Chánh tư duy: Là những người có suy nghĩ, hiểu biết chân chính, luôn đúng với lẽ phải, chính nghĩa. Những có chánh kiến sẽ suy nghĩ (chánh tư duy) đúng, không còn gặp khó khăn, gian nan trên con đường giác ngộ.
- Chánh định: Chánh định chính là tập trung tư tưởng vào những chân lý đúng đắn, đem lại lợi ích cho mình cho người, luôn giữ vững mục tiêu, ý chí tu tập và thực hành theo nó, không được một giây lơ đãng.
Đức Phật không ép buộc con người phải thế này thế kia, Phật Giáo Nguyên Thủy cũng thế, việc tu tập để đạt được giác ngộ là sự cố gắng của từng người. Mỗi người qua những trải nghiệm của cá nhân làm sao để khám phá, biết, hiểu, giữ vững được những giáo lý này mới có thể hiểu hết lời dạy của Phật. Đức Phật chỉ đưa ra định hướng, còn việc giác ngộ, học được đến đâu hoàn toàn là phụ thuộc vào từng người.
5. Tầm ảnh hưởng của Phật Giáo Nguyên Thủy ở Phương Tây
Những thập niên gần đây, nhiều người đang bắt đầu quan tâm đến Phật Giáo Tiểu Thừa, các Tăng đoàn của giáo phái này đã lập thêm chục tu viện trên khắp châu Âu và Bắc Mỹ. Việc xây thêm các tu viện, trung tâm hành thiền hoạt động độc lập với Tăng già, giúp tất cả mọi người cả nam lẫn nữ đều có thể biết biến đến con đường giác ngộ.
Những biến thể Phật giáo xuất hiện trong thế kỷ 21 mang lại cơ hội nhưng cũng tiềm tàng cả nguy hiểm cho đạo Phật Giáo Nguyên Thủy. Ở Phương Tây xuất hiện nhiều người tự xưng là bậc Thánh đã giác ngộ, họ truyền bá những triết lý sai, khác so với những giáo lý trong kinh Tạng Pali.
Người ta cũng đặt ra những câu hỏi liệu với sự “cởi mở” của phương Tây và sự giao lưu giữa các giáo phái tâm linh sẽ dẫn đến cho ra đời một nhánh Phật Giáo mới độc đáo, phù hợp thời đại hay nó sẽ dẫn đến những sai lệch về lời dạy của Đức Phật?
Không ai biết được chính xác câu trả lời. Nhưng chúng ta có thể thấy, hiện nay các giáo lý mượn lời Đức Phật đang tràn ngập trên các phương tiện truyền thông như Internet, Facebook, Youtube,… Những người tìm kiếm sự chân thật, giác ngộ chân chính sẽ phải đối mặt với thử thách là “vượt qua” những giáo lý sai lệch, không rõ ràng.
Do đó, khi bạn đọc được một giáo lý gì đó, hãy đặt ra câu hỏi về tính xác thực, đúng sai, phù hợp với hoàn cảnh hay không? Hãy luôn ghi nhớ về lời khuyên của Đức Phật:
“Không tin gì cả, dù bạn đọc nó ở đâu hay ai đã nói, thậm chí tôi nói cũng thế. Trừ khi nó phù hợp với lý trí và ý thức thông qua sự trải nghiệm của riêng bạn.”
Giác Ngộ Tâm Linh đã giúp bạn hiểu hơn về Phật Giáo Nguyên Thủy hay còn gọi là Phật Giáo Tiểu Thừa. Các bạn nên lưu ý việc phân chia các nhánh trong Phật Giáo là Tiểu Thừa – Đại Thừa – Kim Cang Thừa không phải là sự so sánh xem nhánh nào giỏi hơn, đúng hơn vì tất cả đều hướng theo lời Đức Phật dạy, tu tập để có được sự giải thoát. Việc chúng ta nên làm là tinh tấn, kiên định tu tập, mở rộng trí tuệ để sớm được đắc quả.