Phân biệt Phật Giáo Tiểu Thừa và Phật Giáo Đại Thừa như thế nào?

Phật Giáo là một tôn giáo phổ biến và lâu đời ở Việt Nam. Do đó, Việt Nam là quốc gia đã chứng kiến sự phát triển của cả 2 nhánh Phật Giáo Tiểu Thừa và Đại Thừa. Nhưng nhiều Phật tử vẫn chưa biết rõ về 2 nhánh này? Hôm nay Giác Ngộ Tâm Linh sẽ phân biệt Phật Giáo Tiểu Thừa và Đại Thừa cho các bạn hiểu nhé.

Phân biệt Phật Giáo Tiểu Thừa và Phật Giáo Đại Thừa như thế nào?
Phân biệt Phật Giáo Tiểu Thừa và Phật Giáo Đại Thừa như thế nào?

1. Phật Giáo Tiểu Thừa

Phật Pháp đầu tiên được hình thành ở Ấn Độ do Phật Thích Ca Mâu Ni sáng lập ra, sau đó lan truyền khắp, trở thành một tôn giáo thịnh hành và phát triển mạnh mẽ. Tiểu Thừa chính là giai đoạn đầu của Phật Giáo.

1.1. Tên gọi

Phật giáo Tiểu Thừa có tên tiếng phạn là Theravada, có nghĩa là con đường cứu vớt nhỏ hay bánh xe nhỏ. “Tiểu” trong tiểu thừa mang ý nghĩa thấp, nhỏ, hẹp ý chỉ những quan điểm tu tập của nhánh này cũng mang tính nhỏ, hẹp, thấp hơn. Cũng có người cho rằng, tên Tiểu Thừa bắt nguồn từ thời gian tồn tại ngắn ngủi của nhánh này. 

1.2. Nguồn gốc

Tiểu Thừa chính là Phật Giáo giai đoạn đầu cho đến khi Đại hội Phật Giáo lần thứ 2 tổ chức tại thành phố Vasili diễn ra, hay còn gọi là Phật Giáo Nguyên thủy. Từ thế kỷ 3 TCN, Phật Giáo Tiểu Thừa lan rộng ra các nước ở Phía Nam Ấn Độ như Lào, Campuchia, Miến Điện, Thái Lan,.. nên còn có tên gọi là Nam Tông. 

1.3. Kinh điển

Phật Giáo Tiểu Thừa sử dụng kinh Pali được viết dưới dạng kịch bản brami làm nòng cốt. Trong suốt 45 giảng dạy tại nhân gian, Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni đã giảng thuyết nhiều vấn đề, những điều này đêu được tôn giả A Nan ghi nhớ. Về sau, khi Đức Phật nhập Biết Bàn, người ta đã triệu tập A Nan tôn giả và các sư thầy ghi chép lại những lời dạy này.  

Về sau quyển kinh này được dịch ra thành nhiều ngôn ngữ và lan tỏa khắp nơi, nhưng nhiều để tử vì muốn hiểu rõ và chính xác lời Phật dạy nên vẫn lựa chọn đọc bản Kinh tiếp Pali. Ngoài ra một số kinh điển tiểu thừa được công nhận như A Hàm, Pháp Cú,..

Các tăng sĩ đi hóa duyên trong Phật Giáo Tiểu Thừa
Các tăng sĩ đi hóa duyên trong Phật Giáo Tiểu Thừa

1.4. Tôn chỉ và giáo lý của Phật Giáo Tiểu Thừa

Theo Phật Giáo Tiểu Thừa chỉ có Phật Thích Ca là duy nhất, là người duy nhất có thể cứu độ cho chúng sinh mà không công nhận các Bồ Tát tha phương như Phổ Hiền Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát,…

Tiểu Thừa chủ trương theo cách tự giác ngộ, tự giải phóng năng lượng của bản thân. Theo Tiểu Thừa, chỉ những người tu hành mới có thể tự thức tỉnh, giải thoát cho chính bản thân, nhưng những người đã giác ngộ lại không thể giúp ai khác giải thoát. Những người tu tập có được sự giác ngộ, tự giải thoát, mang mục đích đạt được quả vị A La Hán chứ không thể thành Phật, vì Phật Thích Ca là Phật duy nhất. Do đó, các đệ tử Thích Ca thường chỉ thờ cúng một mình Phật Thích Ca. 

Phật Giáo Tiểu Thừa dựa vào kinh Pali, dựa vào những lời dạy của Phật Thích Ca, có những quy tắc, kỷ luật tu hành theo Luật Tạng. Tiểu Thừa nhấn mạnh thiền, họ cho rằng Phật tổ đã đạt được Niết Bàn thông qua pháp thiền. Chính vì thế các đệ tử thường dành nhiều thời gian cho hành thiền. 

Phái Tiểu Thừa cũng cho rằng sinh tử luân hồi và Niết Bàn vốn là 2 khái niệm riêng biệt. Chỉ khi nào các đệ tử đã tự giải thoát cho bản thân khỏi sinh tử luân hổi thì mới có thể tìm được Niết Bàn. Niết Bàn là cõi như vô, không có đau khổ chỉ có niềm vui mà thôi. 

Tiểu Thừa chỉ tin và chú trọng những tiểu pháp như Tứ đế diệu, thập nhị nhân duyên, tam thập thất đạo phẩm, hướng người tu bỏ đi sự khổ não trong đường sinh tử, phá trừ ngã chấp. Duy Thức của tiểu thừa chỉ có 6 thức, nên chỉ triển khai được 75 pháp. 

Tiểu thừa cũng được chia thành nhiều tông phái như Luật Tông, Câu Xá Tông, Thành Thực Tông,..

phan biet phat giao tieu thua va phat giao dai thua 3

2. Phật Giáo Đại Thừa

Cho đến ngày nay, Phật Giáo Đại Thừa chính là nhánh phật giáo phát triển mạnh mẽ và rộng rãi nhất. Để phân biệt Phật Giáo Tiểu Thừa và Đại Thừa mời bạn cùng phân tích thêm về Đại Thừa. 

2.1. Tên gọi

Phật Giáo Đại Thừa tiếp phạn là Mahayana, có nghĩa là bánh xe lớn, con đường cứu vớt lớn, có biểu tượng là bánh xe có 8 nan hoa. Đại Thừa cũng mang 3 nghĩa là cao, rộng lớn, trong đó “rộng” là độ tất cả chúng sinh, “cao” là đưa loài hữu tình chứng quả Vô thượng chánh giác, “lớn” là đầy đủ tất các pháp môn thích hợp. Như vậy, từ trong tên gọi chúng ta cũng có thể hiểu một phần cách phân biệt Phật Giáo Tiểu Thừa và Đại Thừa. 

2.2. Nguồn gốc

Phật Giáo Đại Thừa xuất hiện khoảng 100 năm sau khi Đức Phật nhập diệt, phát triển mạnh mẽ ở miền Bắc ở Ấn Độ như Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc,.. nên còn được gọi là Bắc Tông. Lúc này tại đại hội Phấp Giáo thứ 2 tại Vaishali đã nảy sinh tranh cãi về những quy tắc và các khía cạnh khác trong lời dạy của Đức Phật. Chính điều này đã nảy sinh ra 2 nhánh chính là Thượng Tọa Bộ (theo lối cũ) và Đại Bộ Chúng (theo hướng cách tân). Về sau, Đại Bộ Chính được đông đảo đệ tử đón nhận và trở thành nền tảng cho Phật Giáo Đại Thừa. Sự hình thành Đại Thừa đã thổi làn gió mới mẻ vào Phật Giáo thời bấy giờ.

Tây Phương Tam Thánh
Tây Phương Tam Thánh

2.3. Kinh điển

Phật Giáo Đại Thừa cũng công nhận kinh Pali cùng các kinh điển Tiểu Thừa khác. Ngoài ra Đại Thừa còn công nhân rất nhiều kinh điển như Kinh Pháp Hoa, Kinh Hoa Nghiêm, Kinh Phổ Hiền, Kinh Vô Thọ Vô Lượng, Kinh Lăng Già, Kinh Bát Nhã,.. Về sau những kinh này phổ biến rất rộng rãi, rất nhiều người tu học biết đến các kinh điển Đại Thừa này. Cho đến này, kho kinh điển Đại Thừa rất đồ sộ, và rộng lớn.  

2.4. Tôn chỉ và giáo lý của Phật Giáo Đại Thừa

Nếu như Tiểu Thừa chỉ công nhận Phật Thích ca là Phật, thì Phật Giáo Đại Thừa lại công nhân Phật Thích Ca cùng rất nhiều vị Phật, Bồ Tát khác như Phật A Di Đà, Phổ Hiền Bồ Tát, Dược Sư Phật, Quán Thế Âm Bồ Tát,…Do đó ở các chùa chiền theo Đại Thừa thường thờ rất nhiều tượng Phật, Bồ Tát. Đặc biệt, tất cả chúng sinh đều có Phật, Bồ tát, giống như Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni đã từng nói: “Ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành”.

Phật Giáo Đại Thừa tu tập không chỉ giúp bản thân giải thoát mà còn đem công đức đó hồi hướng cho đạo Vô Thượng, và giúp những chúng sinh khá được giải thoát. Do đó, Đại Thừa không còn tư lợi, vị kỷ mà còn là vì tất cả chúng sinh, có lòng lớn.

Đại Thừa tu tập dựa theo hạnh nguyện của các vị Phật, Bồ Tát, có nhiều hình thức để tu tập giải thoát như niệm phật, trì chú, thiền,..Nhờ tạo các công đức từ làm việc thiện như phóng sinh, giúp đỡ, cúng dưỡng, không làm điều ác, dựa theo nhân quả mà được các vị Phật, Bồ Tát tiếp dẫn về cõi cực lạc hay đọa địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ,.. 

Tượng Quán Thế Âm Bồ Tát
Tượng Quán Thế Âm Bồ Tát

Phật Giáo Đại Thừa cho rằng sinh tử luân hồi và Niết Bàn không phải là hai phạm trù riêng biệt mà hàm chứa lẫn nhau. Con người có thể đạt được Niết Bàn thông qua quá trình giải thoải khỏi sinh tử. Niết Bàn trong Đại Thừa là nơi cực lạc, chỉ còn toàn điều lành, niềm vui, không còn dục ái, sân si, tham vọng. Bên cạnh Niết Bàn, Phật Giáo Đại Thừa còn nhấn mạnh Địa Ngục, nhất là địa ngục Vô Gián – nơi những nỗi đau không khi nào dừng lại. Tất cả những người sống ác, làm ác, vô minh sẽ bị đọa vào đây chịu sự dày vò. 

Đại Thừa theo những đại pháp như Ngã Pháp câu không, Duyên khởi như huyễn,..mục đích tu là để phá trừ tất cả ngã chấp, chứng quả nhị không. Đại Thừa có đến 8 thức triển khai thành 100 pháp. Nhờ thế mà Đại Thừa có thể giải thích được nhiều khía cạnh khác nhau của cuộc sống.  

Đại Thừa cũng được chia thành nhiều phái như Tịnh Độ Tông, Thiền Tông, Hoa Nghiêm Tông, Pháp Tướng Tông, Tam Luận Tông,.. được phổ biến rộng rãi ở nhiều nước, đặc biệt là các nước Châu Á. 

Giác Ngộ Tâm Linh vừa chỉ ra cho các bạn những điểm phân biệt Phật Giáo Tiểu Thừa và Đại Thừa. Tuy nhiên mong các bạn Phật tử hiểu rằng, những phân tích trên chỉ để giúp bạn hiểu thêm về 2 nhánh Phật Giáo này mà thôi, vì đã là đạo Phật thì đều tốt vì luôn hướng con người đến sự giải thoát chứ không có sự phân bì nào ở đây.