Đạo sư Mã Nhĩ Ba là một nhân vật lịch sử đã góp công rất lớn cho pháp môn Ca Nhĩ Cư và tham gia nhiều hoạt động đời sống ý nghĩa khác. Hôm nay, mời các bạn cùng Giác Ngộ Tâm Linh tìm hiểu một số thông tin về vị đạo sư này nhé.
1. Đạo sư Mã Nhĩ Ba là ai?
Đạo sư Mã Nhĩ Ba hay còn được gọi là Marpa. Ông là một nhân vật lịch sử có thật, sinh năm 1012 và mất năm 1097. Ông là đạo sư, dịch sư, nhà triết học, biên tập viên, giáo viên, nhà văn nổi tiếng của Nam Tây Tạng. Mã-nhĩ-ba đi Ấn Ðộ và mang về Tây Tạng giáo pháp Ðại thủ ấn và Na-lạc lục pháp. Ông là thầy của Mật-lặc Nhật-ba, đóng vai trò quan trọng trong phái Ca-nhĩ-cư. Mặc dù tu hành tích cực nhưng Mã-nhĩ-ba vẫn tham gia công việc thế tục một cách hài hoà.
2. Cuộc đời của Đạo sư Mã Nhĩ Ba
Thời trẻ tuổi, ông đã học Phạn ngữ (tiếng Sanskrit) và sau đó ông đổi toàn bộ sản nghiệp lấy vàng bắt đầu chuyến du hành Ấn Ðộ. Tại đây, ông gặp Na-rô-pa, một vị Ma-ha Tất-đạt và được vị này hướng dẫn trong 16 năm liền. Trở lại đất nước Tây Tạng, ông dùng hết thời gian để phiên dịch kinh sách, sống cuộc đời của một nông dân, lập gia đình với Dag-me-ma và có nhiều người con. Sau đó, trên đường tìm những chú giải của những Mật kinh, ông lại đi Ấn Ðộ một lần nữa và sau khi về lại Tây Tạng, ông nhận Mật-lặc Nhật-ba làm đệ tử. Sau nhiều lần thử thách khắc nghiệt, ông mới chịu truyền bí pháp cho Mật-lặc Nhật-ba.
Khi tuổi Ngài đã cao, Mã-nhĩ-ba lại đi Ấn Ðộ lần thứ ba vì một bí pháp khác. Tại đây, ông gặp A-đề-sa và thầy Na-rô-pa lần cuối. Ông ưa thích dùng giấc mộng để quyết đoán trước tương lai và từng tiên tri sẽ có tông Ca-nhĩ-cư ra đời.
Hiện thông tin của vị Đạo sư Mã Nhĩ Ba không có nhiều vì ông tu ẩn dật và kín tiếng trong quá khứ. Hy vọng qua bài viết ngắn trên, Giác Ngộ Tâm Linh đã giúp bạn hiểu một phần về vị cao tăng này. Chúc các bạn đồng tu ngày càng tinh tấn tu tập Phật Giáo.