Phật Giáo Tây Tạng là gì? Các tông phái của Phật Giáo Tây Tạng

Phật Giáo Tây Tạng là một truyền thống Phật Giáo phát triển chủ yếu ở Tây Tạng và một số vùng xung quanh đó như Bhutan, Ladakh, Sikkim. Đây được cho là một hình thức Phật Giáo kết hợp giữa Đại ThừaKim Cương Thừa. Mời bạn đọc cùng Giác Ngộ Tâm Linh tìm hiểu về Phật Giáo Tây Tạng và các tông phái của nhánh này nhé!

Phật Giáo Tây Tạng với tên tiếng Anh là Tibetan Buddhism hay còn có tên gọi khác là Lạt-ma Giáo, nguyên nhân là do Phật Giáo Tây Tạng rất tôn sùng Lạt Ma. Phật Giáo Tây Tạng được chia thành 4 tông phái lớn.

Phật Giáo Tây Tạng là gì? Các tông phái của Phật Giáo Tây Tạng
Phật Giáo Tây Tạng là gì? Các tông phái của Phật Giáo Tây Tạng

1. Phái Ninh Mã

Đây là bộ phái đầu tiên của Phật Giáo Tây Tạng, có tên gọi khác là Cổ Mật hay Cổ Phái để phân biệt với ba tông phái còn lại. Vị sư tổ sáng lập phái Ninh-mã là Ngài Liên Hoa Sanh (Padmasambhava), ông chính là vị đạo sư Phật giáo đầu tiên có sức ảnh hưởng lớn ở Tây Tạng. Ngài Liên Hoa Sanh truyền bá Phật Giáo cho người Tây Tạng sau đó truyền dạy theo pháp môn mà Ngài chuyên tu là Mật pháp.

Pháp môn này giúp dẫn dắt các hành giả trong quá trình định thân, tâm, trí lên trên những cảnh giới tâm thức cao hơn. 

Ngài Liên Hoa Sanh (Padmasambhava)
Ngài Liên Hoa Sanh (Padmasambhava)

Phái Ninh-mã được truyền qua việc thực hành một số nghi thức nhất định, gồm có 9 chi phần Mật Pháo:

  • Ba mật pháp phổ thông là Bồ Tát Thừa, Thinh văn thừa, Độc giác thừa. 
  • Ba pháp ngoại mật là Tantra nghi lễ, Tantra nhật hành, và Tantra thiền định.
  • Ba pháp nội mật là Tùy Du-già, Đại Du-già và Vô thượng Du-gi. Ba pháp này giúp cho hành giả nhận ra sự thật của tâm thức, xuyên phá những diện mạo bên ngoài để nhìn thấy sự thật, bản chất của những sự vật, hiện tượng. Nhờ đó, trí tuệ khai sáng hướng đến đạo chánh giác. 

Phái Ninh-mã chủ trương tịnh hóa tâm, chú trọng vào thực nghiệm của hiện tại mà không quan tâm nhiều đến hóa những đối tượng của trực nghiệm. Những khái niệm méo mó, sai lệch về các hiện tượng được sửa thành khái niệm chính xác về thực tướng của hiện tiền. Đây chính là một nhất thể gồm ánh sáng và sự tĩnh lặng, vượt ra khỏi mọi nghịch cảnh, thực hành liên tục giúp người ta tránh khỏi u mê, vô minh. Giáo lý của Ninh-mã được giúp hành giả dần đi đến tỉnh thức và đạt được sự giác ngộ trong đời sống hàng ngày.

Du-già Đạo sư là một pháp môn quan trọng trong phái này. Du- già đại sư quan niệm hành giả có thể đồng nhất bản thân với các vị thánh và thể nhập vào những phẩm hạnh cao nhất của chư Phật. Nhánh này thờ những vị thánh như: Đức Phật thời kiếp sơ, Bồ-tát Phổ Hiền, Bồ-tát Kim Cang Thủ (hóa thân của Bồ-tát Phổ Hiền).

phat giao tay tang 2

Phái Ninh-mã sử dụng các báu vật (terma) như Thánh điển, pháp khí, tranh tượng, được vị sơ tổ là Ngài Liên Hoa Sanh giữ kín. Các đệ tử tin rằng họ sẽ tìm thấy những báu vật này khi thời gian chín muồi. Vị đệ tử đó có danh hiệu là Khai Phục tàng tertons và những vị nữ thánh trí sẽ giúp đỡ, dẫn dắt họ tìm ra được bảo vật quan trọng.

Theo truyền thuyết, ở Tây Tạng có nhiều nơi giấu báu vật và được phong tỏa bằng thần chú khiến các đệ tử không tìm thấy khi chưa đến lúc. Theo thời gian, người ta công bố những báu vật dần được tìm thấy công khai các bí mật để khám phá và giảng giải, rồi tiếp tục tái khám phá và luận giải cho phù hợp với thời đại. Như vậy, phái Ninh-mã tiếp tục phát triển những giáo lý sao cho phù hợp, dễ tiếp nhận nhất để có thể soi đường dẫn lối cho chúng sinh trong mọi thời đại. 

2. Phái Tát Ca

Phái Tát-ca được truyền thừa từ dòng họ Khon – bộ tộc được xưng là con cháu của tiên nhân. Người họ Khon là đệ tử của vị đạo sư Du-già Ấn Độ tên là Virupa. Đầu tiên, Ngài Virupa đã dạy cho Drogmi Shakya Yeshe (sinh năm 992, mất năm 1074). Sau đó ông Drogmi Shakya Yeshe đã đi từ Tây Tạng sang Ấn Độ để học đạo và truyền dạy lại các pháp đã học được về lại Tây Tạng. Thánh điển quan trọng nhất của phái này chính là Kim Cang Chư Kệ Tụng của Virupa còn các giáo thuyết được truyền miệng từ thầy sang trò như những pháp môn mật thừa khác.

phat giao tay tang 3

Theo lịch sử, Phái Tát-ca đã từng cầm quyền Tây Tạng trước những vị Đạt-lai Lạt-ma. Phái Tát-ca do Ngài Gurga Gyeltsen Bel Sangp lãnh đạo, ông là người nổi tiếng về trí tuệ, từng được thỉnh rước sang Mông Cổ để giảng pháp của Đức Phật. 

Giáo lý cốt lõi của bộ phái Tát-ca là Lamdrey (phát âm là Lam – bras), dịch nghĩa là “Đạo lộ và Quả chứng”. Lamdrey nói về con đường học đạo và những quả vị đạt được từ cả nội pháp đến ngoại pháp. Giáo lý Đạo lộ và Quả chứng hướng dẫn các đệ tử tiếp nhận thực tại, luân hồi, không tách biệt khỏi Niết-bàn, khi tâm thức bị che ám thì chúng sinh phải đi vào luân hồi; khi tâm thức trong sạch thì có được Niết-bàn.

Tâm hiện hữu mọi nơi cho nên tìm là không thấy – không ở trong thân, không ở ngoài thân, không ở trong suy nghĩ. Khi thấy tâm, chỗ nào cũng là tâm. Điều này được gọi là ‘vô sở trụ’. Tâm là sự hợp nhất của trong sáng và rỗng lặng. Đặc điểm này chính là cơ sở để hình thành giáo lý của phái Tát-ca.

Phương pháp tu tập của phái Tát-ca sẽ chia làm 3 tầng bậc tu chứng, tầng đầu tiên là học về giáo nghĩa, kiến thức, sau đó là những cấp bậc mật pháp cao hơn.

3. Phái Ca-nhĩ-cư (Kagyu)

Phái Ca-nhĩ-cư (Cát Du) của Phật giáo Tây Tạng nói về cả  học thuyết và thiền định. Các đệ tử sẽ tiếp thọ và được truyền thừa tuệ nhãn từ người thầy của họ, gọi là pháp Đạo sư Du-già. Các đạo sư sẽ hướng dẫn cho đệ tử của mình những điều cần học hỏi, những giá trị cần thiết để khai mở trí tuệ.

phat giao tay tang 4

Pháp Đạo sư Du-già đòi hỏi người đệ tử thờ phụng, đồng nhất với người thầy, để đạo sư có thể “tâm ấn tâm” trực tiếp truyền pháp cho đệ tử. Chính vì thế người hành giả phái Ca-nhĩ-cư rất xem trọng những pháp được thầy truyền lại.

Phái Ca-nhĩ-cư chú trọng pháp Du-già Đại thủ ấn – một quy phạm thiền tập, thực hành hóa thuyết của Trung Quán và Du-già. Phái này quan niệm rằng Tâm là rỗng lặng cho nên những khả thể cũng là rỗng lặng. Cho dù phương pháp tu luyện khác nhau dẫn đến chánh giác, đó có thể là trải nghiệm với giấc mơ, là độ ấm áp của thân thể, thậm chí cả cái chết cũng là cơ hội để thực hiện chánh giác – tức là sống với trạng thái tỉnh thức. Phái Ca-nhĩ-cư dùng sự tỉnh giác để chuyển hóa thân phàm phu thành Phật, thành Phật lại giúp cứu vớt tha nhân.

4. Phái Cách-lỗ (Gelug)

Phái Cách-lỗ do sư tổ là Ngài Tsongkhapa (1357 – 1419) khai sáng. Phái Cách-lỗ lại pháp môn hợp hòa những tinh túy của tất cả những bộ phái có trước. Tân phái Ca-nhĩ-cư là phần quan trọng trong hệ thống lý luận, học thuyết của phái Cách-lỗ gồm pháp Đại thủ ấn, 6 mật pháp Du-già để tạo thành những nghi quỷ tu tập song song với mật pháp Kim Cương Thời luân (Kalachakra). Pháp môn này kết hợp khả năng tư duy với thiền quán và triết học.

phat giao tay tang 5

Phái Cách-lỗ tỏa sáng khi vị tổ sư thứ ba của môn phái là Ngài Sonam Gyatso được Hoàng đế Mông Cổ phong tặng danh hiệu Đạt-lai-Lạt-ma. Ông được tôn là hóa thân của vị thánh bảo hộ cho Phật giáo Tây TạngBồ-tát Quán Thế Âm

Pháp môn này chia thành 3 cấp tu luyện, các đệ tử sẽ trải qua từ 15 đến 20 năm học tập để đạt được ba cấp độ học nghiệp này. Phái Cách-lỗ tin rằng mỗi người trong tâm thức đều có một chút chánh giác, trí tuệ, trực cảm từ thuở bé thơ, dựa vào đó để phát triển, tu tập và trở thành toàn giác. Vị Lạt-ma đầu tiên của giáo phái đã khuyên rằng: “Hãy tu tập với tâm không thiên lệch hướng về các đề mục; hãy ôm vào lòng tất cả và thật tâm trân quý tất cả”.

Giác Ngộ Tâm Linh vừa giới thiệu đến các bạn 4 giáo phái lớn, phổ biến của Phật Giáo Tây Tạng. Hy vọng bài viết trên giúp bạn hiểu hơn về Phật Giáo cũng như thấy được sự đa dạng về học thuyết, giáo lý của đạo giáo này.