Thiền Tông là một pháp môn phổ biến nhất là với những người tu thiền. Đây là một phương pháp tu tập, giác ngộ cao siêu trong Phật Giáo được nhiều người tin tưởng và theo học. Hãy cùng Giác Ngộ Tâm Linh tìm hiểu Thiền Tông là gì và những điều thú vị về pháp môn này nhé.
Nội Dung
1. Nguồn gốc của Thiền Tông
Để hiểu Thiền Tông là gì, chúng ta hãy cùng tìm hiểu sơ lược về nguồn gốc xuất phát của Thiền Tông.
Thiền Tông bắt đầu từ Ấn Độ, xem Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là vị khai tổ. Theo các tư liệu thì trong một lần đức Phật ở núi Kỳ-xà-quật giảng pháp, Ngài cầm một cành hoa đưa lên giữa chúng hội mà không nói điều gì. Đại chúng đều không hiểu, duy chỉ có ngài Ma-ha Ca-diếp mỉm miệng cười. Khi ấy, đức Phật đã nói rằng: “Ta có Chánh pháp nhãn tạng, diệu tâm Niết-bàn, nay truyền lại cho Ma-ha Ca-diếp”. Từ đó, ngài Ca-diếp nhận lãnh truyền thừa, trở thành tổ sư thứ nhất của Thiền Tông Ấn Độ. Sau đó, Ngài Ma-ha Ca Diếp lại truyền lại cho tôn giả A nan. Thế kỷ 6 khi Ngài Bồ-đề-đạt-ma (tổ sư thứ 28 của Thiền Tông Ấn Độ) sang Trung Quốc và trở thành Sơ tổ của Thiền Tông tại đây. Về sau Thiền Tông ngày càng phát triển lớn tại phía Nam Trung Quốc.
Xem thêm: Bồ Đề Đạt Ma Sư Tổ là ai?
2. Thiền Tông là gì?
2.1. Định nghĩa về phái Thiền Tông
Thiền Tông trong tiếng anh là Zen Buddhism, tiếng Trung: 禪宗 – pinyin: chán-zōng. Đây là một pháp môn thuộc Phật giáo Đại thừa, hay còn gọi là Phật tâm.
Chữ Thiền trong tiếng Phạn là dhyāna dịch đầy đủ là thiền na, dịch theo nghĩa Hán Việt có nghĩa là Tĩnh lự. Thiền Tông không bác bỏ kinh sách nhưng cũng không chấp vào kinh sách, mà chỉ dùng kinh sách như phương tiện để tham khảo cho các hành giả Thiền Tông. Bộ môn tu tập này đòi hỏi sự tập trung rất cao do đó không phải ai cũng có thể tập luyện được, thường chỉ dành cho bậc thượng căn.
Thiền Tông Trung Quốc sau một khoảng thời gian xuất hiện đã hấp thụ một phần của đạo Phật và đạo lão. Thiền Tông Việt Nam xuất phát từ Trung Quốc và Nhật Bản, do đó cũng mang nhiều đặc tính của 2 nước này.
2.2. Nét đặc trưng của Thiền Tông
Thiền Tông bắt nguồn từ Ấn Độ nhưng lại được truyền bá và phát triển mạnh mẽ, rộng rãi tại Trung Quốc. Do đó, pháp môn này hấp thụ những tinh túy và quan niệm triết lý Trung Quốc.
Thiền Tông nhấn mạnh vai trò của Thiền, các vị Thiền sư cũng chú trọng quá trình quay trở về với tự nhiên. Thiền Tông bỏ qua các nghi thức cúng dường, lễ bái, những bài luận khó hiểu, nhưng không phủ nhận những nội dung này. Chính vì vậy, người ta cho rằng Thiền Tông là sự kết hợp, trộn lẫn giữa 2 giáo lý Trung quán và Duy thức.
Xem thêm: Thiền Vipassana là gì?
Các tập công án của Thiền Tông, ta sẽ nhận ra hai loại:
- Thuyết thật tướng (Trung quán), tất cả đều là “không”
- Khái niệm “vạn pháp duy tâm” (Duy thức)
Thiền Tông chỉ khuyến khích các đệ tử tọa thiền để từ đó nhận ra bản tính, Phật Tính của bản thân. Khi Đức Phật tại thế cũng đã thiền định để được giác ngộ. Người ta xem đây là con đường ngắn nhất để thức tỉnh, giác ngộ nhưng cũng là cảnh giới cao nhất, khó nhất.
2.3. Thiền Tông tại Việt Nam
Thiền Tông Việt Nam nhờ Thiền sư Tỳ-ni-đa-lưu-chi đến từ Trung Quốc tuyên truyền. Pháo môn này nhanh chóng ảnh hưởng đến các tầng lớp quý tộc và được truyền qua 19 đời.
Vào thời nhà Trần, vua Trần Nhân Tông đã học hỏi, tham vấn về thiền từ nhà sư Tuệ Trung Thượng Sĩ sau đó ông đã giác ngộ được tinh túy từ Thiền, nhường ngôi cho con và sáng lập Thiền phái trúc lâm Yên tử. Từ đây Thiền Tông đã mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam.
Tuy nhiên 150 năm gần đây, các phương pháp tu tập của Thiền như Thiền Đầu, Thiền Công án tại Việt Nam đã bị suy tàn. Thay thế vào đó là sự phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng của Tịnh độ tông. Đa số các đệ tử đều tu theo Tịnh độ hoặc Mật tông.
3. Vai trò của Thiền Tông tại Việt Nam ngày nay
Ngày nay, Thiền Tông cũng đang dần khẳng định vị trí và tầm quan trọng của mình trong văn hóa tâm linh và đời sống tinh thần của người Việt Nam.
3.1. Giúp ổn định xã hội
Thiền Tông cũng như các pháp môn Phật Giáo khác, Thiền giúp ổn định tinh thần, nâng cao lòng từ bi, bình đẳng, bỏ đi những phần tham sân si, sai lệch tư tưởng. Nhờ thế mà góp phần cải thiện các tệ nạn xã hội, hạn chế những việc làm sai trái, phạm pháp… Từ đó tạo ra một xã hội ổn định.
3.2. Góp phần thức tỉnh tinh thần, giữ gìn lối sống chuẩn mực
Nhiều người sau khi tu tập Thiền Tông nhận thấy bản thân tu tâm, dưỡng tính từ bỏ cái tôi, vị kỷ, tránh xa được bản ngã của con người. Họ biết sống cho đi vì thấu hiểu nhân quả, vô thường, góp phần xây dựng xã hội lành mạnh, nhân ái, đoàn kết.
Xem thêm: Tứ Niệm Xứ là gì?
3.3. Góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế của xã hội
Thiền Tông Việt Nam mang tinh thần nhập thế tích cực, giúp các đệ tử rèn luyện tư duy, lĩnh hội kinh nghiệm từ chính bản thân và mọi thế sự xung quanh. Từ đó người tu tập sẽ sẽ có lối sống lạc quan, có tri thức và trí tuệ sáng suốt. Những người này cũng thường thành công trong lĩnh vực của riêng họ.
Giác Ngộ Tâm Linh vừa giúp bạn hiểu thêm về Thiền Tông là gì và những điều thú vị về môn phái này. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp những bạn đã và đang tìm hiểu về Thiền Tông hay các pháp môn của Phật Giáo thêm vững tin và tinh tấn tu tập.