Đại sư Đạo Sinh là một cao tăng lỗi lạc, nổi tiếng của Phật Giáo Trung Hoa, là một trong những đệ tử ưu tú nhất của Đại sư Cưu Ma La Thập. Mời các bạn cùng Giác Ngộ Tâm Linh tìm hiểu về cuộc đời và những đóng góp của ông cho nền Phật Giáo Đại Thừa sau đây nhé.
1. Tiểu sử Đại sư Đạo Sinh
Đạo Sinh hay còn được gọi là Đạo Sanh sinh năm 355 tại Bành Thành, ông xuất gia và tu học với Trúc Pháp Thái. Đến khoảng năm 405, sau khi ở Lô Sơn của Tuệ Viễn khoảng 7 năm, Đạo Sinh đi đến Trường An để theo học với Ngài Cưu Ma La Thập. Lúc bấy giờ đại sư La Thập đã rất nổi tiếng với hơn 3000 đệ tử từ khắp nơi đến để tham học Phật Giáo Đại Thừa. Đạo Sinh đến đây 2 năm, tuy thời gian ngắn này cũng đủ để Ngài thể hiện bản lĩnh của mình qua việc ngài được xếp vào vị trí “tứ kiệt”, ông đứng đầu Bát Hùng và Thượng thủ mười lăm đệ tử xuất chúng của La-thập.
Tuy rất giỏi, nhưng không có nhiều chứng cứ nói về vai trò đặc biệt của ông trong quá trình, công cuộc dịch thuật của Đại sư Cưu Ma La Thập. Mặc dù Tăng Triệu có ghi nhận rằng Đạo Sinh có tham dự trong quá trình dịch Kinh Pháp Hoa của La Thập, nhưng có bằng chứng nào chứng minh Đạo Sinh là phụ tá đắc lực trong quá trình dịch thuật.
Đến năm 408, Đạo Sinh quay về lại Lô Sơn, đến năm 409, Đạo Sinh lại đến Kiến Khương, lần thứ hai. Lần này Đạo sư ở lại đó hơn hai mươi năm, nơi đó chính là Thanh Nguyên tự (sau này gọi là Long Quang tự). Quảng thời gian này đánh dấu Đạo Sinh thực sự trở thành một nhà tư tưởng lớn, một Phật học gia uyên bác có sức ảnh hưởng trong nền Phật Giáo Trung Quốc. Đặc biệt, là Đạo Sinh chính là người đóng góp quan trọng cho sự hình thành của các tông phái vào thế kỷ thứ VI như Thiền và Pháp Hoa. Năm 434, trong một lần Sư giảng pháp, lúc chuẩn bị rời tòa giảng, Sư giơ gậy trúc lên cao, ngồi như vậy mà nhập Niết-bàn.
Xem thêm: Xá lợi là gì?
2. Những thành tựu của Đại sư Đạo Sinh
Đạo sư Đạo Sinh quan niệm rằng tất cả chúng sinh đều có Phật Tánh, ông xướng thuyết “Nhất xiển đề ca cũng có Phật tánh“. Đây được xem là tư tưởng táo bạo, mới mẻ, khác biệt lớn so với số đông và khiến Đạo Sinh bị trục xuất khỏi đạo tràng Kiến Khương vào năm 428. Sau đó, ông du ngoạn đó đây đến năm 430 thì quay về Lô Sơn lần nữa. Không lâu sau, trọn bộ kinh Niết Bàn được Đàm Vô Sấm hoàn tất bấy giờ người ta mới thán phục về thần ngộ và viễn kiến sâu xa của Đạo Sinh. Năm 432 đạo tràng Kiến Khương mời Đạo Sinh trở về gia nhập, nhưng Ngài vẫn ở lại Lô Sơn, tiếp tục hoàn thành bản sớ giải kinh Pháp Hoa năm 432.
Trong đó “Nhất xiển đề ca” nghĩa là hạng người hạ tiện nhất, không có tánh thể giác ngộ (tức Phật tánh) nên không thể giác ngộ. Khi ông nói xướng thuyết này đã gặp nhiều phản ứng trái chiều và xuất hiện nhiều cuộc tranh luận dữ dội trong giới Phật học. Đạo Sinh khẳng định chắc chắn rằng họ cũng có Phật tánh, sau khi ông đọc phần đầu của kinh Đại Bát Niết Bàn mới vừa được Pháp Hiển và Giác Hiền dịch dang dở.
Sư cho rằng Nhất-xiển-đề cũng có Phật tính cho nên họ hoàn toàn có thể chứng được Phật quả. Đây chính là quan điểm Đại thừa vì cho rằng tất cả chúng sinh ai ai cũng đều có Phật tính, đều có thể thành Phật. Tuy nhiên Phật tính này đang bị vô minh che phủ. Người đạt được giác ngộ chính là người nhận thấy được Phật tính đó. Đại sư Đạo Sinh cũng thể hiện quan điểm giác ngộ là giác ngộ tức khắc (đốn ngộ). Đốn ngộ xảy ra nhanh chóng, tức khắc, từ một người u minh bỗng trên nên tỉnh táo, đây chính là tình trạng hợp nhất với Chân như. Vì vậy, ông cho rằng không thể giác ngộ một cách từ từ. Đạo Sinh cho rằng Phật tính trong Đại bát-niết-bàn kinh và tính Không trong kinh Bát-nhã-ba-la-mật-đa đều là một, không khác nhau vì cả hai đều vô tướng, vô tính.
Nhờ sự luận giải tinh tế, sâu sắc về Phật tánh của Đạo Sinh mà phong trào học tập và chú sớ kinh Niết Bàn ngày càng phát triển vào những năm cuối thế kỷ IV – đầu V và trong nhiều thế kỷ sau ở miền Bắc. Nhờ sự phát hiện này cũng thổi làn gió mới, thay đổi tư tưởng của nhiều nhà Phật học và ảnh hưởng quan trọng đến Phật giáo Trung Hoa. Về sau, dựa trên những tư tưởng này người ta bắt đầu phát triển Thiền Tông về sau này. Trong những người đã từng viết sớ giải cho bộ Kinh Niết Bàn và giải nghĩa về Phật tánh, Đạo Sinh luôn được đặt hàng đầu không phải đứng đầu về thời gian mà vì Ngài cũng chính là người khởi xướng truyền thống này.
Quan điểm Phật Giáo của Đại sư Đạo Sinh là quan điểm của Đại Thừa, nhờ ông mà Phật Giáo có những nhận định sâu sắc, đúng đắn, không còn bị gò bó như của Tiểu Thừa. Cho đến nay không có nhiều tư liệu về Ngài Đạo Sinh, Giác Ngộ Tâm Linh hy vọng qua bài viết ngắn trên cũng giúp bạn biết thêm phần nào về vị cao tăng này.
Nguồn: Giác Ngộ Tâm Linh