Hoa Bỉ Ngạn là gì? Câu chuyện truyền thuyết về hoa Mạn Đà La

Hoa Bỉ Ngạn là một loài hoa ấn tượng, không chỉ đẹp ở bề ngoài, hoa còn gây ấn tượng sâu đậm với nhiều người bởi câu chuyện truyền thuyết đằng sau loài hoa này. Hôm nay mời các bạn cùng Giác Ngộ Tâm Linh tìm hiểu về loài hoa Mạn Đà La này cũng như câu chuyện đằng sau nó nhé.

Hoa Bỉ Ngạn là gì? Câu chuyện truyền thuyết về hoa Mạn Đà La
Hoa Bỉ Ngạn là gì? Câu chuyện truyền thuyết về hoa Mạn Đà La

1. Tìm hiểu về Hoa Bỉ Ngạn

1.1. Nguồn gốc của Hoa Bỉ Ngạn

Hoa Bỉ Ngạn hay còn được gọi là Mạn Đà La, Mạn Thù La, U Linh Hoa, Vong Xuyên Hoa, Hoa Mạn Thù Sa,… tên khoa học là Lycoris Radiata, thuộc họ Amaryllidaceae. Hoa có nguồn gốc từ Trung Quốc và Nhật Bản, thường được nhắc tới nhiều trong thơ văn và tranh vẽ. Hoa Bỉ Ngạn có nhiều màu sắc, được chia thành: Hoa Bỉ Ngạn Đỏ, Bỉ Ngạn Vàng, Bỉ Ngạn Trắng, Bỉ Ngạn Xanh,…

Hoa được phát hiện lần đầu tiên tại Mỹ vào năm 1854. Một thuyền trưởng đã mang 3 cây Hoa Bỉ Ngạn này từ Nhật Bản về Mỹ trồng để tặng cháu gái của mình. Từ đó Hoa Bỉ Ngạn ngày càng xuất hiện rộng rãi trên thế giới nhiều hơn.

1.2. Đặc điểm của Hoa Bỉ Ngạn

+ Thân cây: Đây là loài cây có thân như củ hành, một đoạn thân giả phía trên thẳng tắp, chiều cao trung bình từ 50-100cm.

+ Lá cây thuôn dài. Một đặc điểm chỉ có ở cây Bỉ Ngạn là hoa nở thì lá sẽ tàn, nên người ta có câu: “Hoa Bỉ Ngạn thấy lá chẳng có hoa”.

+ Hoa: Hoa mọc theo cụm, một cụm hoa có khoảng 4-6 nụ. Khi nở, hoa tạo thành trùm vô cùng độc đáo, chính vì thế mà nó được gọi là Spider Lily để mô tả cấu trúc của loài hoa này.

+ Thời điểm: Hoa Bỉ Ngạn chỉ nở hoa vào mùa Xuân và mùa Thu, đặc biệt vào dịp Xuân phân và Thu phân. Tùy vào thời điểm nở mà được gọi hoa là Xuân Bỉ Ngạn hoặc Thu Bỉ Ngạn. Hoa thích hợp trồng vào nơi có khí hậu mát mẻ, không thể trồng vào mùa hè, vì chúng nhạy cảm với nhiệt độ nóng và rất dễ chết. 

1.3. Công dụng trong y học của Hoa Bỉ Ngạn

Trong y học, Hoa Bỉ Ngạn có thể được dùng để bào chế một số thuốc có tác dụng giảm đau, giải cảm, tiêu độc, kháng khuẩn, chống viêm, chống mưng mủ. Hương thơm từ Hoa Bỉ Ngạn có thể đuổi được côn trùng. 

Ngoài ra chúng có thể được dùng làm thuốc chống ung thư và bệnh bại liệt. Tuy vậy một số tác dụng phụ có thể gặp như: tác dụng phụ nhẹ trên tiêu hóa như buồn nôn, tiêu chảy; còn nặng thì khó thở, dị ứng,…

Tìm hiểu về Hoa Bỉ Ngạn
Tìm hiểu về Hoa Bỉ Ngạn

2. Truyền thuyết về Hoa Bỉ Ngạn

Hoa Bỉ Ngạn được xem là loài hoa kỳ bí bởi nó được gắn với nhiều câu chuyện ma mị, huyền huyễn khác nhau. 

2.1. Truyền thuyết thứ 1 về Hoa Bỉ Ngạn

Nhiều truyền thuyết cho rằng Bỉ Ngạn là loài cây duy nhất tồn tại trên con đường đi đến địa phủ. Hoa nở đỏ rực như máu, mang theo màu sắc của sự ma mị, phủ dài nhiều dặm trên chốn hoàng tuyền.

Truyền thuyết kể rằng Hoa Bỉ Ngạn là loài hoa duy nhất mọc dưới đường xuống hoàng tuyền, khi linh hồn trước khi đi qua cầu Nại Hà bắc ngang ven dòng Vong Xuyên, sẽ gửi toàn bộ ký ức của mình cho Hoa Bỉ Ngạn. Dù là đau khổ tột cùng hay yêu thương thắm thiết Hoa Bỉ Ngạn đều thu nhận những hồi ức đó.

Mùi hương của hoa có thể thu giữ toàn bộ ký ức khi còn sống của người đã khuất. Vì thế khi linh hồn đi ngang qua đây sẽ quên hết tất cả ký ức khi còn sống, có thể an tâm mà đầu thai một kiếp mới.

2.2. Truyền thuyết thứ 2 về Hoa Bỉ Ngạn

Thời xa xưa, hai bên bờ một đô thị có một loài hoa kỳ lạ, thần linh đã giao cho 2 yêu tinh là Mạn Châu và Sa Hoa thay phiên nhau bảo vệ loài hoa này, suốt hàng ngàn năm. Nhưng hai người này họ chưa hề được nhìn thấy nhau lần nào cả.

Sự vô duyên nên không thể gặp gỡ này được liên tưởng đến đặc trưng của Hoa Bỉ Ngạn: Thấy hoa sẽ không thấy lá, có lá sẽ không thấy hoa. Dù biết sự tồn tại của nhau, khao khát được nhìn thấy nhau nhưng chẳng thể tương phùng. Cuối cùng hai yêu tinh quyết định lén lút ra gặp nhau, lúc đó màu đỏ rực rỡ kết hợp thêm sắc xanh bao bọc vô cùng đẹp mắt. Tuy nhiên vì đây là điều cấm cho nên họ đã bị phạt. Mạn Châu và Sa Hoa cùng bị đầy vào luân hồi và vĩnh viễn không bao giờ được ở cùng nhau. Từ đó về sau, Hoa Bỉ Ngạn chỉ được tìm thấy trên con đường xuống địa phủ, bông hoa khi nở có hình dạng giống như cánh tay hướng về phía thiên đàng để cầu khấn sự khoan dung từ thần linh.

Truyền thuyết về Hoa Bỉ Ngạn
Truyền thuyết về Hoa Bỉ Ngạn

2.3. Truyền thuyết thứ 3 về Hoa Bỉ Ngạn (theo Phật Giáo)

Theo một thuyết khác, có một đôi tình nhân yêu nhau tha thiết nhưng vì phạm tội mà Thiên Đình phạt vĩnh viễn không bao giờ được gặp nhau. Vào một ngày, họ đã chấp nhận vi phạm quy định để được gặp nhau, một người là nam tử hán vô cùng tuấn tú, một là cô gái xinh đẹp tuyệt trần. Tuy nhiên cũng chính vì lần gặp gỡ này đã trái với luật trời, cả hai bị đày xuống trần gian và bị biến thành hoa, lá của một loài cây. Hoa màu đỏ rực như máu, lá màu xanh đậm. Tuy nhiên, loài hoa này có hoa thì sẽ không có lá, mà khi có lá thì chẳng thể thấy được hoa, cho nên hoa và lá không bao giờ gặp lại nhau. Cho nên Hoa Bỉ Ngạn luôn mang sự đẹp kiều diễm mà u sầu, bi thường. 

Trong một lần, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đi ngang và nhìn thấy cây hoa độc đáo này, Ngài đã thấy rõ được câu chuyện đằng sau, cho nên Ngài đã xót thương mà mang loài hoa này về miền Cực Lạc. Nhưng ở thế giới Cực Lạc vốn dĩ thanh tịnh, thuần khiết và không chứa đựng dục vọng, yêu đương nam nữ, tình ái, nhớ nhung,…. Cho nên Ngài đã dùng sức thần thông kết những cảm xúc đó của hai người thành màu đỏ rực rồi trục xuất xuống suối vàng. Kết quả là một bông Hoa Bỉ Ngạn trắng như tuyết ra đời được gọi là hoa Mạn Đà La (hoa của cõi Phật). 

Lại nói về màu đỏ rực ở suối vàng đó, khi Ngài Địa Tạng Vương Bồ Tát biết được câu chuyện duyên nghiệp và màu đỏ bị trục xuất kia đang ở dưới suối vàng. Ngài liền ném xuống một hạt giống, trong chốc lát một đóa hoa đỏ tươi bay ra khỏi mặt nước. Đóa hoa ấy được Bồ Tát đặt tên là hoa Mạn Châu Sa hay hoa Mạn Thù Sa. Như vậy trong Phật Giáo cũng có 2 loại Hoa Bỉ Ngạn, một loài hoa trắng thanh thản, tinh khiết nơi cõi Cực Lạc, một bông hoa lại tiếp tục tang thương, nhung nhớ dưới suối vàng.

3. Ý nghĩa của Hoa Bỉ Ngạn

Ngày nay, Hoa Bỉ Ngạn được lan tỏa khắp nơi ở nhiều quốc gia. Mỗi nơi Hoa Bỉ Ngạn lại mang những ý nghĩa khác nhau. 

3.1. Ý nghĩa Hoa Bỉ Ngạn theo từng quốc gia

– Tại Nhật Bản: Bỉ Ngạn tượng trưng cho ký ức đau buồn, bi thương của người đã khuất.

– Tại Trung Quốc: Bỉ Ngạn lại là sự khổ đau, bi thương do chia ly, bắt buộc xa cách. Ngoài ra, Hoa Bỉ Ngạn cũng mang ý nghĩa cái chết khi hoa chỉ mọc ở hoàng tuyền.

– Tại Triều Tiên: Bỉ Ngạn là nỗi nhớ nhung da diết của những người yêu nhau.

Ý nghĩa của Hoa Bỉ Ngạn
Ý nghĩa của Hoa Bỉ Ngạn

3.2. Ý nghĩa Hoa Bỉ Ngạn dựa theo các truyền thuyết

Dựa vào những truyền thuyết, Hoa Bỉ Ngạn cũng có ý nghĩa:

+ Tượng trưng cho sự đau thương, khổ sở khi phải chia ly, chia cắt với người mình yêu. 

+ Đây là loài hoa duy nhất mọc ở dưới suối vàng, nó chứa những ký ức, kỷ niệm để người đã khuất có thể an tâm mà đầu thai một kiếp sống mới.

+ Trong Phật Giáo, Hoa Bỉ Ngạn còn chứa đựng ý nghĩa tâm linh, khi hoa nở cũng là khoảng thời gian người sống có thể đi vào thế giới của người đã khuất, để gặp lại những người thân yêu đã khuất của mình… Do đó, ở Nhật Bản cứ vào mùa hoa nở là mọi người lại tất bật đi viếng mộ, tưởng nhớ người đã mất.

3.3. Ý nghĩa của Hoa Bỉ Ngạn theo màu sắc

Tùy theo màu sắc hoa, Bỉ Ngạn cũng mang những ý nghĩa khác nhau:

+ Bỉ Ngạn Đỏ: tượng trưng cho sự bi ai, mất mát lớn trong cuộc sống.

+ Bỉ Ngạn Trắng: ẩn chứa sự chia ly, cách biệt, làm người khác luôn nhung nhớ về những ký ức đẹp với người đã mất. Ở Nhật Bản, loài hoa này thường được dùng vào các dịp tang lễ.

+ Bỉ Ngạn Vàng: tượng trưng cho những mối lương duyên kỳ lạ, đặc biệt và hiếm có.

4. Những hình ảnh đẹp về Hoa Bỉ Ngạn

hoa bi ngan man da la 6 hoa bi ngan man da la 3 hoa bi ngan man da la 8 hoa bi ngan man da la 5 hoa bi ngan man da la 7 hoa bi ngan man da la 11 hoa bi ngan man da la 2 hoa bi ngan man da la 4 hoa bi ngan man da la 1

Giác Ngộ Tâm Linh hy vọng bài viết trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc về loài hoa này. Có lẽ vì màu sắc kiều diễm hay những câu chuyện và ý nghĩa đằng sau mà ngày nay Hoa Bỉ Ngạn vẫn được nhiều người trồng như một cây cảnh.