Nhập định là một cảnh giới mà thiền giả nào cũng mong muốn đạt đến, phải ngồi thiền đúng cách thì mới có thể nhập định. Tuy nhiên rất nhiều người còn mù mờ về trạng thái này, cho rằng đây nhập định cũng giống như ngủ say. Bài viết này hãy cùng Giác Ngộ Tâm Linh tìm hiểu nhập định là gì cũng như cách thức và lợi ích khi nhập định nhé.
Nội Dung
1. Nhập định là gì?
Nhập là “vào”, định là “thiền định”, vậy nên hiểu chính xác nhập định là một cảnh giới, đây là trạng thái khi thiền giả bước vào một trong Tứ Thánh Định hay còn gọi là Tứ Thiền (Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền và Tứ Thiền).
Nhập định là khi thiền giả tinh tấn dụng công, đến khi hơi thở ngừng lại không còn hô hấp nhưng lại không phải là chết, người đó vẫn còn tri giác. Vào trạng thái nhập định, người hành thiền sẽ không còn vọng tưởng, không còn ý niệm viễn vông, tạp niệm và không phân tâm vì bất kỳ điều gì xảy ra xung quanh.
Đặc biệt, thời gian trong Định không có giới hạn, không cố định là bạn sẽ nhập định bao lâu. Có khi là một khắc, một tuần, một tháng hay thậm chí là một năm, hay đạt đến vài ngàn năm như trường hợp của Tôn giả Ma Ha Ca Diếp ở núi Kê Túc – Trung Quốc.
Xem thêm: Thiền Vipassana là gì?
2. Nhập định có phải là đang ngủ không?
Nhiều người có suy nghĩ rằng nhập định chính là ngủ. Nhưng sự thật là ngủ và nhập định khác nhau hoàn toàn.
Khi nhập định người thiền bất động, có thể không còn hô hấp, mạch không đập, hơi thở ngưng lại, như một người chết nhưng vẫn còn tri giác. Đây gọi là tâm trí “định tịnh”, không động.
Ngủ thì lại ngủ là trạng thái cơ thể nghỉ ngơi, tim vẫn đập, hơi thở vẫn xảy ra bình thường bình thường, thân thể vặn vẹo, lúc nằm nghiêng trái, lúc nghiêng phải, thậm chí còn ngáy lớn thở to. Cho nên không thể nào giống nhau được.
Xem thêm: Năm Triền Cái là gì?
3. Lợi ích của việc nhập định là gì?
Khi thiền giả đạt được trạng thái nhập định sâu, lúc này tâm trí của người đó sẽ hoàn toàn tĩnh lặng. Đây là sự định tĩnh hoàn toàn, tâm an lạc, nhờ thế mà họ cảm nhận được sự an nhiên, tự tại trước giờ chưa từng có. Nhập định không phải là giác ngộ, nhưng người tiến vào trạng thái nhập định càng sâu càng dễ giác ngộ, đi đến sự giải thoát.
Đối với ngày nay, giữa cuộc sống bộn bề, nhiều căng thẳng, thì nhập định sẽ giúp con người tìm lại sự an lạc, nhẹ nhõm. Người ta cho rằng nhập định giúp mở mang trí tuệ. Bởi khi tâm trí được thư giãn, chậm lại, ta sẽ đưa ra những quyết định sáng suốt và đúng đắn hơn. Khi đó bản thân ta sẽ không còn bị cuốn vào những mê ảo, dục vọng. Cho nên, cũng có thể nói, nhập định sẽ mang đến trí tuệ.
Xem thêm: Tứ Niệm Xứ là gì?
4. Cách ngồi thiền để nhập định
Để nhập định, thiền giả phải giữ sự tập trung, nghiêm túc, tinh tấn ngày đêm, không nản lòng thì mới mong có ngày thành tựu.
Hòa Thượng Tuyên Hóa đã dạy: Người dụng công tu đạo cần có tâm nhẫn nại. Bất luận trường hợp khó khăn gian khổ nào, cũng cần nhẫn thọ. Nhẫn nại thì mới tới được bờ bên kia. Vì vậy trong khi đả thiền thất đừng nên sợ khổ. “Khổ tận cam lai” nghĩa là đắng hết, ngọt lại. Nếu mình chưa lặn xuống tận đáy, mình sẽ không bao giờ vươn lên tận chóp đỉnh. Căn nhà cao hằng ngàn trượng đều từ nơi mặt đất xây lên, không phải xây lên trong hư không. Bởi thế cần hạ thủ tham thiền nơi chốn căn bản, tức là trừ bỏ vọng tưởng. Nếu mình có thể ngừng vọng tưởng, thì lúc đó:
Tâm thanh, thủy hiện nguyệt,
Ý định, thiên vô vân.
Nghĩa là:
Lòng trong suốt, trăng hiện bóng nước.
Ý an định, trời xanh không mây.
Khi lòng thơi thản, trăm nạn tiêu hết. Ý yên định, mọi chuyện an bình. Rằng:
*
Tâm chỉ niệm tuyệt chân phú quý.
Tư dục đoạn tận chân phước điền.
Nghĩa là:
Tâm ngừng, niệm dứt là giàu sang thật.
Lòng tư dục cạn, ruộng phước mới chân.
Tham thiền tức là dứt hết vọng, chỉ còn sự chân thật (khử vọng tồn chân). Cũng giống như sàng cát đãi vàng vậy; ở trong cát mà tìm vàng đó là chuyện rất khó khăn. Tuy nhiên, nếu mình muốn tìm vàng thì phải tìm trong cát, tất phải có lòng nhẫn nại. Quý-vị có muốn hiểu rõ Phật tánh của mình không? Muốn được minh tâm kiến tánh chăng? Vậy thì phải nhẫn nại tu hành, nhẫn nại tham thiền, nghiên cứu, lâu dần thì tất nhiên sẽ quán thông, sẽ khai ngộ; “ồ! Thì ra là vậy.”
Khi tham thiền thì mình đừng để ý đến chuyện khác, cứ một mực tham câu “Niệm Phật là Ai?” Phải tìm cho ra “Ai” đó, chỉ khi nào tìm ra rồi thì lúc đó mới ngừng tham. Công phu mình đã đến chỗ thuần thục rồi, thì tự nhiên sẽ gặt hái được kết quả tốt.
Khi ngồi trong thế kiết già, đem chân trái gác lên đùi phải, đem chân phải gác lên đùi trái. Ðó là vì chân trái thuộc về dương, chân phải thuộc về âm. Cho nên khi ngồi thiền, chân trái (dương) thì ở phía trên, chân phải (âm) thì ở phía dưới, đó cũng giống như là vô cực sinh thái cực, thái cực sinh lưỡng nghi (tức là âm và dương).
Tuy ý nghĩa như vậy; nhưng để cho tiện, quý-vị muốn bỏ chân trái ở dưới, chân phải ở trên cũng được; bởi vì Pháp thì không nhất định, tùy theo thói quen của mỗi người, không cần phải chấp trước một phương pháp, một tư thế cố định nào cả. Ðể chân trái ở trên chân phải là một phương pháp mà thôi, không phải là một quy luật tuyệt đối; rằng quý-vị phải tuân theo như vậy.
Nói tóm lại, kiết già phu tọa là thế mình dễ nhập định nhất. Nếu mình có thể nhập định trong lúc đi thì ngồi hay không ngồi đều không thành vấn đề. Cảnh giới lúc nhập định thì không có một chút vọng tưởng nào, trong tâm một niệm chẳng nẩy sinh, bụi trần chẳng nhiễm. Nếu có thể đi đứng nằm ngồi không sinh một niệm nào, không nhiễm ô bụi trần thì đó là lúc dụng công đấy. Không nhất định ngồi mới gọi là dụng công tham thiền.
Như vậy, kinh nghiệm rút ra là, để đạt được nhập định chúng ta cần chọn tư thế ngồi phù hợp, thẳng lưng, nghiêm túc nhưng vẫn phải giữ được sự thả lỏng của cơ thể. Khi ngồi thiền điều quan trọng cần chú ý và bám trụ vào hơi thở, nhịp thở ra vào, hơi nông hay sâu, nhanh hay chậm. Nếu tâm chệch ra khỏi hơi thở thì phải kéo nó trở về.
Thật khó để hiểu về sự an lạc, tự tại khi nhập định qua lời kể của người khác, trừ khi chính tự thân ta trải qua và cảm nhận chân thật về nó. Giác Ngộ Tâm Linh chúc cho các bạn sẽ nhất tâm khi thiền, sớm ngày vào được cảnh giới này.