Thiên Thai Tông là gì? Chân lý và học thuyết của Thiên Thai Tông

Thiên Thai Tông là một trong 10 tông phái của Phật Giáo, hay còn được gọi là Pháp Hoa Tông. Tông Phái này phổ biến ở Trung Quốc, nhưng cũng có những đệ tử Việt Nam theo học. Hãy cùng Giác Ngộ Tâm Linh tìm hiểu giáo phái này nhé.

Thiên Thai Tông là gì? Chân lý và học thuyết của Thiên Thai Tông
Thiên Thai Tông là gì? Chân lý và học thuyết của Thiên Thai Tông

1. Thiên Thai Tông là gì?

Thiên Thai Tông là một tông phái thuộc Phật Giáo Đại Thừa, tên gọi Thiên Thai Tông do môn phái này được lập ở núi Thiên Thai. Các Giáo lý của tông được xây dựng dựa vào kinh Pháp Hoa, do đó còn có tên gọi là Pháp Hoa Tông. 

Thiên Thai Tông được sáng lập vào khoảng thế kỷ VI CN, được truyền bá rộng rãi và phát triển nhanh chóng. Vào thế kỷ XIV sau đó suy dần do sự phát triển quá nhanh chóng của Tịnh độ tông vào lúc đó.

Đại sư Trí Khải (538-597)
Đại sư Trí Khải (538-597)

Thiên Thai Tông do Đại sư Trí Khải sáng lập ra. Ông sinh ra vào năm 538 ở Hoa Dung, Kinh Châu (ngày nay là Hồ Bắc). Ngay từ bé, Ngài đã tin sâu Phật. Năm 18 tuổi ông xuất gia ở chùa Quả Nguyện ở Tương Châu, năm 20 tuổi thì thọ Cụ túc giới. Về sau Ngài tu học theo ngài Huệ Tư học về Tứ an lạc hạnh, tu chứng được Pháp Hoa Tam muội. Sau này, ông đã đi nhiều nơi, giảng dạy và truyền bá nhiều kinh điển. Suốt cả cuộc đời ông đã kiến lập 36 ngôi chùa, truyền giới cho 14.000 vị, có 32 đệ tử nối pháp, đứng đầu là ngài Quán Đỉnh. 

Về sau, Thiên Thai Tông được truyền bá vào Nhật Bản (thế kỷ 9) dưới sự giúp đỡ của ngài Tối Trừng (được mọi người gọi là Truyền Giáo Đại sư). Tuy không phổ biến ở Việt Nam nhưng cho đến nay, Thiên Thai Tông vẫn còn hưng thịnh ở Nhật Bản. Theo thống kê, Nhật có khoảng 6.000 ngôi chùa với khoảng 11.300 vị tăng sĩ và 900.000 cư sĩ tu tập tại gia và rất nhiều tín đồ theo tông phái này.

Xem thêm: Duy Thức Tông là gì?

Thiên Thai Trí Khải (538-597)
Thiên Thai Trí Khải (538-597)

2. Chân lý và học thuyết của Thiên Thai Tông

Thiên Thai Tông phổ biến ở nhiều nơi, do chứa đựng nhiều quan điểm của các giáo phái khác. Sự tổng hợp này thể hiện qua năm thời, tám giáo hay mọi chúng sinh đều có Phật tính. 

2.1. Chân lý của Thiên Thai Tông

Chân lý của tông phái này gồm 3 luận điểm chính gọi là Thiên Thai Tam Quán. Tông này dựa trên giáo lý rằng tất cả sự vật, hiện tượng đều dựa vào nhau mà có mà bản chất thực của chúng là tính Không. Ba chân lý của tông phái chính là:

  • Chân lý thứ nhất: mọi pháp đều trống rỗng vì không có thật thể
  • Chân lý thứ hai: các pháp vẫn tồn tài tạm thời trong một khoảng thời gian nhất định và giác quan của con người có thể cảm nhận được
  • Chân lý thứ ba: tổng hợp của 2 chân lý trước, thể của một vật không nằm ngoài tướng, không thể bỏ hiện tượng để đi tìm bản chất thể và tướng đều là một. 

Quan điểm này nhấn mạnh tính toàn thể của sự vật, sự việc, các chân lý đan lòng vào nhau, trong cái này có cái kia. 

2.2. Học thuyết của Thiên Thai Tông

Học thuyết của Thiên Thai Tông
Học thuyết của Thiên Thai Tông

Các học thuyết của phương chủ yếu dựa vào kinh Diệu Pháp Liên Hoa, ngoài ra còn dựa vào Ma-ha chỉ quán, Lục diệu pháp môn:

2.2.1. Tất cả chúng sinh đều sẵn có tánh Phật

Trong mỗi chúng sinh đều có sẵn tánh Phật, do đó tất cả chúng sinh đều bình đẳng và có khả năng giác ngộ thành Phật. Dù chúng sinh đó là người, nam hay nữ, cao quý hay nghèo hèn, cho dù là con sâu, côn trùng, súc vật cho đến chư thiên, quỷ thần… đều không khác nhau.

Vì vậy, tất cả chúng sinh đều sẽ thành Phật, tất cả những ai tu tập sẽ dần thức tỉnh, đi đến con đường giác ngộ. Những người này sẽ hiểu tất cả chúng sinh đều bình đẳng do đó không nên sát sinh, hại mạng hay có tâm phân biệt trong cách đối nhân tiếp vật – nguyên nhân quan trọng nhất gây ra ghét, oán giận, si mê,…

Tuy là tánh Phật là như nhau, nhưng do ngoại duyên trần cảnh, nên chúng sinh trong vòng sinh tử, luân hồi chịu những nghiệp quả khác nhau, thọ sinh vào những cảnh giới khác nhau. Nhưng dù vậy thì Phật Tánh vẫn luôn tồn tại trong mỗi chúng sinh, chẳng qua bị tham, sân, si che mắt. Chỉ cần chúng sinh nhận ra được điều này mà rũ bỏ mọi nghiệp ác thì ngay lập tức có thể thấy được tánh Phật của mình, từ từ giác ngộ.

Tất cả chúng sinh đều sẵn có tánh Phật
Tất cả chúng sinh đều sẵn có tánh Phật

2.2.2. Ba ngàn pháp giới trong một niệm

Thiên Thai Tông xem thế giới này có mười cảnh giới, gọi là Thập giới. Trong đó, có 4 cảnh giới cao nhất là: Phật, Bồ Tát giới, Duyên giác giới và Thanh văn giới; 6 cảnh giới thấp hơn là của phàm phu bao gồm thiên giới, nhân giới, A-tu-la giới, địa ngục giới, ngạ quỷ giới và súc sinh giới. Mười cảnh giới này lại chia thành ba dạng thế gian chi phối lẫn nhau là ngũ ấm thế gian, chúng sinh thế gian và y báo quốc độ thế gian.

Mỗi tâm niệm của chúng sinh đều có đủ mười cảnh giới, mỗi cảnh giới lại cùng các cảnh giới khác tạo thành trăm pháp giới. Một niệm chân chánh thì chân như và tánh Phật tự nhiên bày ra đủ toàn thể ba ngàn pháp giới. Một niệm mê lầm sẽ che lấp đi Phật tính trong ta thì cho dù có đủ ba ngàn pháp giới cũng không thể nhận biết.

Giác Ngộ Tâm Linh vừa giới thiệu đến các bạn về một nhánh nhỏ của Phật Giáo Đại Thừa chính là Thiên Thai Tông. Tông phái này cũng nhấn mạnh rằng mỗi chúng sinh đều có thể thành Phật, chỉ cần tinh tấn tu tập sẽ đạt được giác ngộ và chứng đắc quả Phật. Do đó, mong rằng các Phật tử sẽ ngày ngày chăm chỉ, siêng năng tu tập, rèn luyện theo các giáo lý của Phật Giáo.