Phật Thích Ca Mâu Ni hay còn gọi là Phật Tổ, là một vị Phật lớn trong Phật Giáo, những ai từng xem bộ phim Tây Du Ký cũng nghe phim nhiều lần nhắc về Ngài. Vậy Phật Thích Ca Mâu Ni là ai, Phật Tổ là ai? Có điều gì đặc biệt ở vị Phật này mà khiến cho các Phật tử tôn thờ đến thế? Hãy cùng Giác Ngộ Tâm Linh tìm hiểu nhân vật này nhé!
Nội Dung
- 1. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là ai?
- 2. Các tên gọi khác của Phật Thích Ca Mâu Ni
- 3. Sự tích cuộc đời của Phật Thích Ca Mâu Ni
- 4. Phật Thích Ca Mâu Ni có thật không?
- 5. Phân biệt Phật Thích Ca Mâu Ni và Phật A Di Đà
- 6. Phật Thích Ca Mâu Ni có bao nhiêu đệ tử?
- 6.1. Tôn giả Xá Lợi Phất (Sariputra – Sariputta) : Trí tuệ đệ nhất
- 6.2. Tôn giả Mục Kiền Liên (Maudgalyayana – Moggallana): Thần thông đệ nhất
- 6.3. Tôn giả Ma Ha Ca Diếp (Mahakasyapa-Mahakassapa): Đầu đà đệ nhất
- 6.4. Tôn giả A Nâu Đà La (Aniruddha – Anurauddha): Thiên nhãn đệ nhất
- 6.5. Tôn giả Tu Bồ Đề (Subhuti): Giải không đệ nhất
- 6.6. Tôn giả Phú Lâu Na (Purna – Punna): Thuyết pháp đệ nhất
- 6.7. Tôn giả Ca Chiên Diên (Katyayana – Kaccayana, Kaccana): Luận nghị đệ nhất
- 6.8. Tôn giả Ưu Ba Ly (Upali): Trì giới đệ nhất
- 6.9. Tôn giả Anan (Anan): Đa Văn đệ nhất
- 6.10. Tôn giả La Hầu La (Rahula): Mật hạnh đệ nhất
1. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là ai?
Phật Thích Ca Mâu Ni là giáo chủ của cõi Ta Bà. Đa số chùa nào cũng có tượng của Phật tổ, hình dáng đặc trưng của Ngài như sau:
- Tóc xoắn quăn thành những hình tròn nhỏ, được buộc gọn lên đỉnh đầu.
- Ngài mặc các trang phục đơn giản, thường là áo cà sa màu vàng (hoặc màu nâu), mắt mở hờ, ánh mắt nhìn xuống. Ở một số tranh, tượng trên trán còn có thể chấm tròn đỏ ở giữa trán.
- Phật tổ thường ở tư thế ngồi kiết già trên tòa sen, tay bắt thiền định ấn (hai tay xếp ngay ngắn trên đùi, tay phải đặt lên tay trái, hai ngón tay trỏ chạm nhau) hoặc chuyển pháp luân ấn (tay phải thì ngón trỏ và ngón trỏ và ngón cái chạm nhau tạo thành vòng tròn, giơ ngang vai, tay trái đặt trên bụng).
Xem thêm: Thần chú Phật Thích Ca Mâu Ni
2. Các tên gọi khác của Phật Thích Ca Mâu Ni
Phật Thích Ca Mâu Ni cũng chính là người sáng lập ra đạo Phật, do đó, còn được gọi là Phật tổ. Ngoài ra, Ngài còn có nhiều tên gọi khác như Phật Như Lai, Như Lai, Đức Thế Tôn, Phật Thích Ca, Tất Đạt Đa Cổ Đàm,…
3. Sự tích cuộc đời của Phật Thích Ca Mâu Ni
Theo kinh Phật thì Phật Thích Ca Bổn Sư thuộc dòng tộc Gautama, ở tiểu vương quốc Shaky, chính là Thái tử Tất Đạt Đa Cổ Đam. Trước khi ra đời, các nhà sư Hindu đã thấy ngài có 32 tướng tốt, và dự đoán Ngài sẽ là một vị vua vĩ đại hoặc sẽ trở thành một nhà hiền triết nổi tiếng trên thế giới. Nhưng cha Ngài chỉ muốn Ngài kế vị, nên đã cho Thái tử Tất Đạt Đa lớn lên trong sự xa hoa và không được phép nhìn thế giới bên ngoài. Khi 16 tuổi, Ngài kết hôn với công chúa Gia Du Đà La và có một người con trai.
Dù có cuộc sống trọn vẹn, nhưng Ngài ấy cảm thấy nặng nề, thiếu thốn một cái gì đó và luôn cảm thấy thương cảm cho chúng sinh, dù là các con vật như trâu, côn trùng.
Trong một lần đi dạo, Ngài thấy 4 cảnh tượng là một người bệnh, một ông già yếu ớt, một xác chết và một vị tu sĩ, Thái Tử đã nhận ra bất kỳ ai cũng phải đối diện với cái chết, và Ngài thấy quý trọng hình ảnh của người tu sĩ kia. Lúc này, Ngài hạ quyết định rời cung điện đi tìm sự giác ngộ. Khi ngài 29 tuổi, trong một đêm khuya, khi vợ và con trai đã ngủ say, ông lặng lẽ từ biệt vợ con, rồi phi ngựa vào một khu rừng, cắt tóc và thay áo cà sa giản dị.
Thái Tử đã tìm cách học hỏi từ nhiều bậc thầy khác nhau, từ thành phố đến miền núi, Ngài đã theo học với hai vị thầy nổi tiếng. Người đầu tiên là tu sĩ Guru Alara-Kalama, thuộc giáo phái Samkhya, Thái tử đã tu học theo vị này và đắc được ngũ thần thông, đạt đến Vô sở thiền. Guru Arada Kalama đã mời ông ở lại dạy đạo như một vị đồng tu, nhưng Thái tử thấy rằng đây vẫn chưa là sự giải thoát tối thượng và đã ra đi. Người thầy thứ 2 là Guru Uddaka Ramaputta, chỉ sau vài ngày tu học theo người thầy này, Thái tử đắc thiền phi tưởng, nhưng lại cũng quyết định rời đi để tìm sự giải thoát thật sự.
Trong sáu năm, Thái tử Tất Đạt Đa và năm người bạn là anh em nhà Kiều Trần Như tu khổ hạnh và thiền định, mỗi ngày chỉ ăn một hạt cơm, đến khi cơ thể suy kiệt như sắp chết. Lúc này Ngài nhận ra con đường tu mới, ngừng tu khổ hạnh. Ngài đến một ngôi làng khất thực, được mời dùng một bát cháo sữa với mật ong. Sau khi ăn xong, Ngài thả chiếc tô xuống sông và thệ nguyện sẽ chăm chỉ tu tập, rèn luyện. Ngài xuống sông Niranjana tắm rửa, dùng bó cỏ thơm Kusa được một đứa trẻ cho để ngồi rồi Ngài ngồi thiền định dưới gốc cây bồ đề, với thệ nguyện: “Nếu tôi không trở thành đạo sĩ, dù thịt nát xương tan tôi cũng quyết không đứng dậy khỏi nơi này”.
Một trận mưa kéo đến, khiến Thái Tử phải ngồi thiền dưới cơn mưa, và được thần rắn Naga xuất hiện quấn quanh để che mưa cho Ngài. Đức Phật ngồi nhập định liên tục suốt 49 ngày đêm dưới gốc cây bồ đề, lúc này thân tâm ngài phải chiến đấu với tham, sân, si, nghi, mạn, Ma Thiên, Ma Vương,…Cuối cùng, đến đêm thứ 49 Ngài đã nhìn rõ tất cả quá khứ của mình có được Thiên Nhãn Minh nhìn thấy vũ trụ. Ngài đắc đạo thành Phật, được tôn vinh là danh hiệu Phật Thích Ca Mâu Ni. Sau đó, Ngài đi khắp nơi dùng sức thần thông thu nhập đệ tử, giáo hóa chúng sanh để thoát khỏi bể khổ.
Theo Kinh Đại Bát Niết Bàn, sau khi dùng cơm tại gia đình thợ rèn Thuận Đà, sức khỏe ngài ngày càng kém và đã qua đời ở tuổi 80. Nguyên nhân được cho là bát canh vô tình có chứa nấm độc, và ngài cũng đã dự đoán được mình sẽ nhập diệt trước đó 3 tháng.
4. Phật Thích Ca Mâu Ni có thật không?
Phật Thích Ca Mâu Ni chính là nhân vật có thật trong lịch sử, là người đặt nền móng, sáng lập ra Đạo Phật, nên được gọi là Phật tổ. Theo lịch sử, người ta còn có những mốc thời gian cụ thể hiện quan đến ngài như:
– Ngài sinh vào ngày 8 tháng 4 năm 624 (TCN)
– Ngài từ bỏ ngôi vị Thái Tử, trốn khỏi nhà để học đạo vào năm 595 TCN
– Đức Phật qua đời vào tháng 2 năm 544 TCN
Ngài được sinh ra ở vùng đất Kapilavastu mà ngày nay chính là nước Nepal, nhưng về sau Ngài đi về phía Đông và Nam để truyền đạo, ngày nay chính là nước Ấn Độ. Điều này lý giải vì sao Ấn Độ được xem là cái nôi của Phật Pháp. Nơi Đức Phật nhập bàn chính là thành Câu Thi Na (kushinagar). Địa danh này về sau được các nhà khảo cổ nghiên cứu và nhận định chính là khu vực Kasia ở quận Deoria của xứ Uttar Pradesh. Sau khi Ngài nhập diệt, xá lợi của Ngài được chia thành 8 phần, đặt ở 8 quốc gia cổ đại Ấn Độ.
5. Phân biệt Phật Thích Ca Mâu Ni và Phật A Di Đà
Nhiều người cho đến nay vẫn có những nhầm tưởng rằng Phật Thích Ca Mâu Ni và Phật A Di Đà là một. Tuy nhiên 2 vị Phật này lại hoàn toàn khác nhau. Phật Thích Ca Mâu Ni là giáo chủ của cõi Ta Bà, còn Phật A Di Đà là giáo chủ của cõi Tây Phương Cực Lạc. Nếu như Phật tổ là nhân vật có thật thì Phật A Di Đà chỉ được nhắc đến qua các kinh điển mà chưa có sự chứng thực.
Nhiều Kinh Điển cũng có nói về hai vị Phật này, ví dụ như kinh Bi Hoa khi nói về đời vua tên Vô Tránh Niệm có vị đại thần tên là Bảo Hải. Khi nghe Phật thuyết Pháo, vua Tránh Niệm liền phát tâm cúng dường đầy đủ các lễ vật cho đức Phật và đại chúng trong ba tháng với tâm. Vị Đại thần Bảo Hải khuyên vua nên phát tâm Bồ đề tu thành Phật quả để cứu vớt chúng sanh. Nhờ thế mà Vua liền nguyện nếu sau này thành Phật sẽ làm giáo chủ cảnh giới trang nghiêm thanh tịnh để giáo hóa chúng sanh. Vua Vô Tránh Niệm đó sau này thành Phật sẽ lấy hiệu là A Di Đà. Vị Đại Thần Bảo Hải đó sau này chính là Phật Thích Ca Mâu Ni.
Theo hình tướng, Phật A Di Đà hay mặc áo cà sa đỏ, trước ngực có chữ Vạn (卐), còn Phật Thích Ca Mâu Ni mặc áo cà sa vàng và không có chữ Vạn.
Từ những đặc điểm trên chúng tôi xin khẳng định lại một lần nữa hai vị Phật trên là hoàn toàn khác nhau.
6. Phật Thích Ca Mâu Ni có bao nhiêu đệ tử?
Trong suốt 4 năm giáo hóa chúng sinh cho đến khi nhập diệt, Phật Thích Ca mâu đã thu nhận rất nhiều đệ tử có cả người xuất gia hay tại gia. Trong đó có 10 đệ tử xuất chúng nhất được gọi là Thập đại đệ tử.
6.1. Tôn giả Xá Lợi Phất (Sariputra – Sariputta) : Trí tuệ đệ nhất
Đây là vị đệ tử được xem như trưởng tử của Đức Phật Như Lai, ngài thường thay Ngài giảng dạy chúng sinh, hướng dẫn cho nhiều vị đắc đạo. Tôn tử Xá Lợi Phất đắc quả A La Hán chỉ sau 7 ngày xin gia nhập đoàn giáo, được Phật Thích Ca Mâu Ni khen là trí tuệ bậc nhất. Sáu người em của Ngài đều xuất gia theo Ngài và cũng nhờ tu tập mà đắc quả.
6.2. Tôn giả Mục Kiền Liên (Maudgalyayana – Moggallana): Thần thông đệ nhất
Ngài Mục Kiền Liên và Xá Lợi Phất là bạn thân, sau khi quy y Phật 7 ngày, Mục Kiền Liên đã đắc quả A La Hán, được Phật hướng dẫn cho nhập Định và công nhận là Thần Thông đệ nhất. Về sau bị phái Ni Kiền Tử hãm hại khiến Ngài qua đời, nhập Niết Bàn trở thành Mục Kiền Liên Bồ Tát.
6.3. Tôn giả Ma Ha Ca Diếp (Mahakasyapa-Mahakassapa): Đầu đà đệ nhất
Ngài tôn giả Ma Ha Ca Diếp tu theo hạnh đầu đà nên được Thế Tôn gọi là Đầu Đà Đệ nhất, Ngài chứng quả A La Hán sau 8 ngày. Ngài thường độc cư trong rừng dù tuổi đã cao.
6.4. Tôn giả A Nâu Đà La (Aniruddha – Anurauddha): Thiên nhãn đệ nhất
Tôn giả A Nâu Đà La là một vị tu hành rất thanh tịnh, không gần nữ sắc duy có một tật là hay ngủ gật khi nghe thuyết pháp, khiến cho bị Đức Phật quở trách. Về sau vị tôn giả này lập hạnh không ngủ mở to đôi mắt cho đến khi mù lòa. Phật Thích Ca Mâu Ni đã chỉ Ngài cách tu tập để sáng mắt lại chứng được Thiên nhãn thông, được Phật công nhận là Thiên Nhãn Đệ Nhất.
6.5. Tôn giả Tu Bồ Đề (Subhuti): Giải không đệ nhất
Gọi là Giải Không Đệ Nhất vì khi ngài Tu Bồ Đề sinh ra tất cả mọi vật trong nhà đều biến mất, chỉ còn lại mùi thơm chiên đàn và ánh hào quang không có giới hạn. Cha mẹ Ngài mới đặt tên cho Ngài là Tu Bồ Đề có nghĩa là Không Sanh, là Thiện Cát, Thiện Hiện.
6.6. Tôn giả Phú Lâu Na (Purna – Punna): Thuyết pháp đệ nhất
Là vị tôn giả khi thuyết pháp nào cũng trường mãn, dài vô tận như núi cao, sông dài, đem lại vô ích vô biên cho tất cả những người đồng tu.. Đến Đức Thế Tôn còn thường khen tài thuyết Pháp của ông trước đại chúng, khen ông ấy là người bậc nhất trong hạng người thuyết pháp, trừ Phật ra không ai có thể biện bác với ông ấy cả.
6.7. Tôn giả Ca Chiên Diên (Katyayana – Kaccayana, Kaccana): Luận nghị đệ nhất
Tôn giả Ca Chiên Diên có tài nói lời đơn giản để cảm hóa chúng sinh, khiến họ tỉnh ngộ về với Tam Bảo. Từ đó được Đức Phật khen là Luận Nghị Đệ Nhất
6.8. Tôn giả Ưu Ba Ly (Upali): Trì giới đệ nhất
Ưu Ba Ly vốn làm nghề cắt tóc, hầu hạ trong cung điện, ngài vô cùng buồn tủi vì mình chỉ là thân nô tì không được phép xuất gia. Ngài chính là người đầu tiên được Đức Phật thu nhận vào tăng đoàn và cho xuất gia. Sau đó không lâu Ưu Ba Ly đã đắc quả A La Hán được Đức Phật gọi là Trì Giới Đệ Nhất.
6.9. Tôn giả Anan (Anan): Đa Văn đệ nhất
Tôn giả Anan vốn là em họ của ngài, xin được xuất gia khi Đức Phật về thăm hoàng cung. Ngài là một vị tỳ kheo đệ nhất về 5 phương tiện: Đa Văn, Cảnh Giác. Kiên Trì, Hầu Hạ Chu Đáo và Sức Khỏe. Khi Đức Phật 56 tuổi, Anan được thánh chúng đề nghị làm thị giả cho Đức Phật và được Đức Phật chấp nhận.
6.10. Tôn giả La Hầu La (Rahula): Mật hạnh đệ nhất
La Hầu La chính là con trai của Đức Phật và công chúa Da Du Đà La (khi Đức Phật chưa xuất gia, còn là một vị Thái Tử). Khi về cung, Ngài đã tìm phương tiện để giáo hóa, giúp La Hầu La xuất gia và dao cho Xá Lợi Phất dạy dỗ. Về sau La Hầu LA nghiêm trì giới luật, tinh tấn quyết tâm theo mật hạnh, và chứng được tận cùng của Mật Hạnh.
Mười Đại Đệ Tử trên chính là 10 tấm gương tiêu biểu về các hạnh nguyện cũng như đức tính riêng, là tấm gương đời đời kiếp kiếp cho các Phật tử.
Bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về Phật Thích Ca Mâu Ni – một vị Phật quan trọng, gắn liền với sự hình thành Phật Pháp. Giác Ngộ Tâm Linh chúc các bạn đồng tu tinh tấn tu tập, tin sâu Phật pháp, noi gương chư Phật, Bồ Tát để sớm ngày được về Niết Bàn.