Tứ Đại Thiên Vương là ai? Tìm hiểu các vị Thiên Vương trong Phật Giáo

Trong một số kinh điển trong các buổi Đức Phật giảng pháp thường nhắc tới Tứ Đại Thiên Vương hay những lần Đức Phật trả lời câu hỏi của 4 vị này. Tuy nhiên không nhiều Phật tử biết về 4 vị Thiên Vương trên, các công đức cũng như nhiệm vụ của họ. Hôm nay hãy cùng Giác Ngộ Tâm Linh làm rõ về Tứ Đại Thiên Vương nhé.

Tứ Đại Thiên Vương là ai? Tìm hiểu các vị Thiên Vương trong Phật Giáo
Tứ Đại Thiên Vương là ai? Tìm hiểu các vị Thiên Vương trong Phật Giáo

1. Tứ Đại Thiên Vương là ai?

Tứ Đại Thiên Vương trong Phật Giáo còn được gọi là Tứ Đại Kim Cương. Tứ Đại Thiên Vương là một bốn vị Thiên Vương mang bốn phong thái khác nhau, thể hiện sự uy phong, mạnh mẽ. Bốn vị này thường mang bốn màu đại bào khác nhau gồm: xanh lam, trắng, lục và đỏ.

Tứ Đại Thiên Vương được xem là những người cảnh vệ ngày đêm canh giữ bảo vệ các chùa, gìn giữ Phật pháp luôn trường tồn. Do đó, bốn vị này còn được gọi là “Hộ thế Thiên Tôn” hay “Tứ Đại Thiên Vương Hộ Pháp”.

Nói về thân phận của các Ngài thì có nhiều thuyết khác nhau. Theo kinh Phật Ấn Độ, bốn vị này thực chất chính là bốn vị tướng, phục vụ cho Đế Thích Thiên. Một truyền thuyết kinh Phật khác lại cho rằng, thế giới được chia làm 4 đại châu, được cai quản và bảo vệ bởi 4 vị Thiên Vương. Các vị Thiên Vương cư trú tại sườn thấp, nằm ở ngọn Tu Di.

Truyền thuyết Trung Quốc đã nhắc tới các vị Thiên Vương từ sớm (thế kỷ IV). Tương truyền rằng, mỗi vị Thiên Vương có 91 con trai cùng 8 tướng quân chia ra canh giúp canh giữ mười phương.

Tứ Đại Thiên Vương là ai?
Tứ Đại Thiên Vương là ai?

Theo kinh sách ghi lại, hàng tháng cứ vào các ngày 8, 14, 15 âm lịch hàng tháng, Tứ Đại Thiên Vương sẽ tự mình đi kiểm tra hoặc sai thị giả đi xem xét tình hình người dân ở nơi mình cai quản, sau đó báo cáo với các vị ở cõi Trời Đao Lợi.

Tứ Đại Thiên Vương được giao nhiệm vụ đứng canh gác để bảo vệ cõi trời Đao Lợi khỏi sự tấn công của hàng Atula – kẻ phá hoại vương quốc của các vị thần. Chính các vị này cũng thường có mặt trong các buổi giảng pháp của Đức Phật và phát nguyện sẽ bảo vệ kinh điển, Phật Giáo và các Phật tử trên con đường tìm kiếm sự giác ngộ. 

2. Tìm hiểu chi tiết về Tứ Đại Thiên Vương

Tứ Đại Thiên Vương gồm có: Đông Thiên Vương Trì Quốc, Tây Thiên Vương Quảng Mục, Nam Thiên Vương Tăng Trưởng, Bắc Thiên Vương Đa Văn làm nhiệm vụ canh giữ 4 phương Đông – Tây – Nam – Bắc.

2.1. Đông Thiên Vương – Trì Quốc Thiên Vương

Đông Thiên Vương được biết đến với một tên gọi khác là Trì Quốc Thiên Vương, là người cai quản, nắm giữ phương Đông. Ngài có nhiệm vụ bảo vệ chúng sinh và giữ gìn đất đai mùa màng. Ngài cai quản các chúng yêu ma nương tựa vào cây cối. Hình tượng Ngài được khắc họa với thân màu trắng, tay cầm đàn tỳ bà. Cây đàn này vừa là biểu tượng của Ngài, vừa là binh khí của Ngài. Tiếng đàn phát ra giúp tâm hồn người nghe được thanh tịnh. 

Đông Thiên Vương - Trì Quốc Thiên Vương
Đông Thiên Vương – Trì Quốc Thiên Vương

Trì Quốc Thiên Vương là thủ lĩnh của Cát Thát Bà – các thần nhạc trên cõi trời. Họ sinh sống ở phía Đông ngọn núi Tu Di. Đông Thiên Vương cũng đã tuyên thệ bảo vệ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni và các giáo lý nhà Phật. 

3.2. Tây Thiên Vương – Quảng Mục Thiên Vương

Tây Thiên Vương có tên gọi khác là Quảng Mục Thiên Vương, trấn giữ phương Tây, có nhiệm vụ là nhìn nhận, quan sát và diệt trừ cái ác, bảo vệ luật giới và đạo Pháp.

Tây Thiên Vương là thủ lĩnh của Nagas (rồng), trên mặt Ngài có con mắt luôn quan sát và đe dọa các thế lực quấy phá các đệ tử thực hành Phật pháp. Người ta quan niệm ánh nhìn của Quảng Mục Thiên Vương rất uy lực, cho nên chúng sinh không nên nhìn vào mắt Ngài, vì vậy các hình tượng của Ngài thường nhìn chằm chằm vào thanh bảo tháp của mình. Tây Thiên Vương cũng là người phát nguyện tái sinh trong thời Phật Thích Ca tại thế, để có thể bảo vệ Ngài.

Tây Thiên Vương - Quảng Mục Thiên Vương
Tây Thiên Vương – Quảng Mục Thiên Vương

Trong Phật giáo, Ngài có thân hình màu đỏ, trên tay có rồng đang uốn lượn, làm nhiệm vụ bảo vệ Ngọc Như Ý – biểu tượng cho các bậc giác ngộ. Điều này thể hiện Ngài là người canh giữ, bảo hộ cho Phật Pháp, các bậc giác ngộ, thuần phục tất cả các chúng ma, ngoại đạo.

3.3. Nam Thiên Vương – Tăng Trưởng Thiên Vương

Như tên gọi, Nam Thiên Vương là người canh giữ phương Nam, là vị thủ lĩnh của các Kumbhanda – sinh vật kỳ dị cư trú trên cõi trời trong Dục giới.

Nam Thiên Vương được cho là một trong những người tham gia bảo vệ mẹ của Đức Phật Thích Ca trước khi Đức Phật sinh ra và trong suốt cuộc đời của Đức Phật. Tăng Trưởng Thiên Vương ngụ tại phương Nam của núi Tu Di, Ngài có nhiệm vụ giữ gìn những chủng tử tốt đẹp luôn tồn tại trong mỗi người, cai quản các hung thần và tham gia bảo vệ hộ trì Phật Pháp.

Nam Thiên Vương - Tăng Trưởng Thiên Vương
Nam Thiên Vương – Tăng Trưởng Thiên Vương

Theo quan niệm Đông Á, Nam Thiên Vương chính là người tham gia phát triển, hộ trì Ta Bà, giúp thế giới ngày càng tốt đẹp. Ngài giúp chúng sinh phát triển các thiện căn, để người đó tinh tấn tu hành, hoàn thiện các tài năng, trí tuệ để ngày một phát triển.

Hình tượng của Ngài trong Phật giáo, Nam Thiên Vương có thân mình màu xanh, tay cầm thanh kiếm sắc. Thanh kiếm này có tác dụng chặt đứt đi sự u mê, vọng tưởng của chúng sinh trong cõi Ta Bà. 

3.4. Bắc Thiên Vương – Đa Văn Thiên Vương

Bắc Thiên Vương là vị vua cai quản phương Bắc, cai quản luôn các loài Dạ Xoa và chính là Thủ lĩnh của Tứ Đại Thiên Vương. Bắc Thiên Vương được cho là người nghe nhiều, biết nhiều nhất, Ngài thấu rõ mọi việc trên thế gian.

Bắc Thiên Vương - Đa Văn Thiên Vương
Bắc Thiên Vương – Đa Văn Thiên Vương

Đa Văn Thiên Vương được khắc họa có cơ thể màu vàng hoặc xanh lục, trên người mang theo một chiếc ô tượng trưng cho sức mạnh, sự che chở của mình dành cho chúng sanh. Đôi khi hình tượng của ông xuất hiện kèm một con cầy mangut đang phun ra những món đồ trang sức, bởi ông được xem là người canh giữ kho tàng ở nhân gian. Cầy mangut cũng là kẻ thù của loài rắn – tượng trưng cho lòng tham, sự đố kị, thù hận.

Hy vọng qua bài viết trên, Giác Ngộ Tâm Linh đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về Tứ Đại Thiên Vương. Có một điều chắc chắn rồi có rất nhiều vị quỷ thần đã phát nguyện sẽ bảo vệ Phật Pháp và gia hộ cho các Phật tử. Do đó, các bạn Phật tử hoàn toàn vững tin vào con đường tu tập của mình nhé.