Trong Phật Giáo thì hình ảnh hoa sen đã trở nên rất thân thuộc. Nhưng chắc chắn vẫn còn nhiều Phật tử chưa hiểu hết ý nghĩa của hoa sen trong Phật Giáo. Vậy nên, hôm nay mời các bạn cùng Giác Ngộ Tâm Linh tìm hiểu chi tiết chủ đề này nhé.
Nội Dung
1. Hoa sen và lịch sử đi liền với Phật giáo
Hoa sen (tiếng Phạn là Padma) được trồng nhiều ở các nước phương Đông. Tại Việt Nam, hình ảnh hoa sen cũng gắn liền với các sự kiện văn hóa, đời sống, tâm linh. Đầu tiên, ai cũng biết ý nghĩa hoa sen là loài hoa thuần khiết, trong sạch, không bị ô uế, đúng như câu ca dao “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Đó chính là lý do loài hoa này thường được các Phật tử dâng lên cúng dường Chư Phật.
Theo truyền thuyết, khi Phật Thích Ca Mâu Ni đản sinh, Ngài đi 7 bước và xuất hiện 7 bông hoa sen nâng đỡ chân của Ngài. Ngoài ra chúng ta cũng thường thấy hình tượng, tranh vẽ Chư Phật, Bồ Tát ngồi thiền trên đài sen.
Hơn 5.000 năm trước, người dân Ai Cập đã bắt đầu sử dụng hoa sen để cúng bái trong các nghi lễ của mình để bày tỏ sự tôn kính. Tại Ấn Độ – cái nôi của Phật Giáo, hình ảnh hoa sen chính là hình ảnh biểu tượng của sức mạnh tinh thần, giá trị, đạo đức, nhân phẩm của con người.
Tương tự tại Việt Nam từ thời xa xưa. Sự vươn lên mạnh mẽ để đón lấy những tia sáng Mặt trời của hoa sen đã được ví như cái tâm tịnh, tu hành đạt được chánh quả sau khi tu tập và thanh tịnh hóa. Do đó, hoa sen thường hay xuất hiện trong các đền, chùa, tịnh xá, gắn liền với hình ảnh Bồ Tát và Đức Phật.
Xem thêm: Xá lợi là gì?
2. Ý nghĩa của hoa sen trong Phật giáo
Trong đạo Phật, ý nghĩa hoa sen trong Phật Giáo chính gắn liền với 8 đặc tính của người tu hành, đó là:
- Trừng thanh: nghĩa là trong suốt. Sen mọc ở bất kỳ đâu, kể cả là trong bùn đi chăng nữa thì chỗ nước ấy vẫn trong suốt. Do đó, ý nghĩa của hoa sen chính là nơi đâu có Phật, nơi đó sẽ trong sạch, thanh tịnh, hạnh phúc, bình yên.
- Không nhiễm: nghĩa là không bị ảnh hưởng bởi yếu tố bên ngoài, bởi dù sinh sống trong bùn lầy, nhưng hoa sen vẫn giữ được hương thơm, cánh hoa vẫn có những màu sắc rực rỡ. Ý nghĩa hoa sen trong Phật Giáo chính là chư Phật tồn tại giữa đời sống trần tục nhưng không bao giờ bị nhiễm thói hư tật xấu, dục vọng của chúng sinh.
- Kiên nhẫn: là đức tính cần có của tất cả Phật tử. Hoa sen sinh ra từ trong đầm lầy, vượt qua bao nhiêu lớp bùn để đón được ánh sáng rực rỡ.
- Thanh lương: chính là tinh thần vượt khó của nhà Phật. Nếu như các loài hoa khác thích sinh trưởng vào mùa xuân ấm áp mà lại nảy nở vào mùa hè nóng bức, khắc nghiệt. Dù gặp bao nhiêu khó khăn, nhưng hoa sen vẫn sinh trưởng để dâng cho đời những bông hoa đẹp và sặc sỡ nhất.
- Viên dung: nghĩa là vô tư vì đại cuộc. Người học Phật không được vì tư lợi trước mắt mà bỏ qua lợi ích của chúng sinh. Từ lúc nở cho đến lúc tàn, hoa sen vẫn luôn tỏa ngát hương thơm.
- Ngẫu không: nghĩa là không để bụng, không chấp nhặt chuyện đời thường hay nói chính xác hơn chính là đức tính “hỷ, xả” trong đạo Phật. Thân sen nhìn cứng cáp nhưng bên trong lại rỗng. Giống như Đức Phật buông bỏ hết mọi thứ, không chấp trước, không sầu bi.
- Hành trực: từ này chỉ sự ngay thẳng, bởi hoa sen dù gặp khó khăn ra sao thì thân sen vẫn vươn mình thẳng tắp.
- Bồng thực: đây là đặc điểm mà chỉ duy nhất hoa sen có. Đó là hoa và quả cùng xuất hiện, giống như luật nhân quả trong Phật Đạo, gieo nhân nào gặt quả ấy.
3. Một số ý nghĩa khác của hoa sen trong Phật giáo
Không chỉ thế, hoa sen cũng mang trong mình nhiều ý nghĩa khác, tùy vào màu sắc của hoa sen.
- Hoa sen trắng: tượng trưng cho sự thuần hóa của nhân tính hay chính xác hơn là bồ đề tâm, 8 cánh hoa chính là Bát chánh đạo. Đây được xem là biểu tượng đặc trưng cho Mật Tông, sau này cũng có giáo pháp Bạch Liên Giáo dùng hoa sen trắng làm biểu tượng.
- Hoa sen hồng: Được xem là loại hoa sen tối thượng, chỉ dành cho các đấng tối cao. Do đó, trong lịch sử xa xưa, hoa sen tượng trưng cho Đức Phật, những vị tu theo Phật Giáo Nguyên Thủy.
- Hoa sen đỏ: tượng trưng cho bản chất nguyên thủy của trái tim, tình yêu, là biểu hiện của tình yêu, đam mê và sự năng động, nhiệt huyết. Ngoài ra sen đỏ cũng là biểu tượng của Quán Thế Âm Bồ Tát.
- Hoa sen xanh: tượng trưng cho trí tuệ, tri thức tối thắng Bát-nhã Ba-la-mật. Hoa sen xanh là hình ảnh đại diện cho Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi.
- Hoa sen tím thẫm: Hình ảnh hoa sen đang e ấp hoặc đã nở bung có màu tím thẫm biểu tượng của sự huyền diệu, biểu tượng của phái Mật Tông.
Cho nên, ý nghĩa của hoa sen trong Phật Giáo là mang cả những nét đẹp từ thân đến tâm hồn, đạo đức, trí tuệ giống như một Phật tử. Cũng chẳng biết vì sao hoa sen luôn mang đến cho chúng ta một cảm giác gì đó rất nhẹ nhàng, thanh thản, bình yên giữa cuộc sống xô bồ.
4. Hoa sen trong các công trình Phật Giáo
Hiện có rất nhiều công trình Phật Giáo nổi tiếng có sử dụng hình ảnh hoa sen.
Ở Việt Nam đầu tiên phải kể đến Chùa Một Cột ở Hà Nội, được xây dựng kiểu dáng như một bông hoa sen ở giữa hồ. Rất nhiều chùa xây, trang trí các cột theo hình búp hoa sen. Ở Bắc Ninh có chùa Bút Tháp xây dựng Tháp Cửu Liên Hoa cao 7,8m với 9 tầng chồng lên nhau, mỗi tầng là một đài sen cao 50cm, rộng 2m. Ngoài ra, có rất nhiều chùa khắc dòng như Om Mani Padme Hum có nghĩa là chân linh trong hoa sen. Ngoài ra hoa sen cũng được thêu lên quần áo gọi là Liên hoa y, Liên hoa phục. Trong Phật Giáo cũng có một cách bất ấn gọi là Liên hoa thủ ấn.
5. Hình ảnh hoa sen đẹp nhất trong Phật Giáo
Sau đây là bộ sưu tập những hình ảnh hoa sen đẹp nhất được sưu tầm từ nhiều nguồn trên Internet. Mời các bạn cùng xem qua nhé.
Qua bài viết trên, Giác Ngộ Tâm Linh vừa giới thiệu các bạn về ý nghĩa hoa sen trong Phật Giáo. Như vậy bạn cũng thế thấy bất kỳ một biểu tượng nào trong Phật Giáo cũng mang những điều thú vị và ý nghĩa sâu xa.