Kim Cang Thủ Bồ Tát là một vị Bồ tát tượng trưng cho sức mạnh giác ngộ của chư Phật. Nghe qua tên thì ít người biết, nhưng thực tế đây lại là một vị Bồ Tát hay được thờ cúng tại các chùa Việt Nam. Tên gọi khác của Ngài chính là Bồ Tát Đại Thế Chí. Hãy cùng Giác Ngộ Tâm Linh tìm hiểu về vị Phật, Bồ Tát này nhé.
Nội Dung
1. Kim Cang Thủ Bồ Tát là ai?
Kim Cang Thủ Bồ Tát còn được gọi là Vajrapani, theo tiếng Phạn thì Vajra là “tia sét” hay “kim cương” còn Pāṇi là “trong bàn tay”. Đây là một trong những vị Bồ Tát đầu tiên của Phật giáo Đại Thừa, được xem là người bảo vệ và hướng dẫn của nhà Phật. Ngài là biểu tượng cho sức mạnh, quyền năng của tất cả các chư Phật. Kim Cương Thủ Bồ Tát cũng thường sử dụng trong các tác phẩm hội họa Phật giáo như là một người bảo hộ xung quanh đức Phật.
Ba vị Bồ Tát, mỗi vị mang một biểu tượng cho đức hạnh của Phật:
- Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát là hiện thân trí tuệ của Phật.
- Quán Thế Âm Bồ Tát là hiện thân cho lòng đại từ bi của Phật.
- Kim Cang Thủ Bồ Tát là hiện thân về sức mạnh của Phật.
Với các hành giả Du già, Kim Cang Thủ là biểu hiện của sự quyết tâm sắt đá, kiên cường đến cùng, không khoan nhượng kể cả đối mặt với sự tiêu cực.
Xem thêm: Chú Chuẩn Đề Tiếng Phạn
2. Sự tích về Kim Cang Thủ Bồ Tát
Trong các truyền thuyết Phật giáo thuở xưa, Bồ Tát Kim Cang Thủ là một vị thần nhỏ đi cùng Đức Phật Thích Ca trong suốt cuộc đời của mình. Ngài là một vị thần cai quản vùng Trayastriṃsa, trong Hindu gọi là Thần mưa. Một số tài liệu khác cho rằng, Ngài là vị thần đã giúp Thái Tử Tất Đạt Đa (Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni) trốn thoát khỏi cung điện, lúc Ngài phát thệ nguyện muốn đi học đạo.
Trong kinh điển Pali cũng nói về Bồ Tát Kim Cang Thủ như một vị Yaksha (thần cai quản một vùng đất, khiến ma quỷ khiếp sợ). Có một câu chuyện rằng, một thanh thiếu niên có tên là Ambattha đã cư xử thô lỗ với Đức Phật, từ chối trả lời câu hỏi của Ngài vì tin rằng mình ở đẳng cấp cao quý hơn Phật.
Khi Ambattha từ chối trả lời câu hỏi lần thứ hai, Đức Phật Thích Ca đã nhắc nhở anh ta rằng, có một lời tiên tri cổ xưa là nếu không trả lời câu hỏi của một vị giác ngộ ba lần, đầu của họ sẽ bị chia thành bảy phần.
Dù điều này chưa xảy ra, nhưng ngay lúc đó, Bồ Tát Kim Cang Thủ xuất hiện trên đầu anh ta, tay Ngài cầm sấm sét, sẵn sàng đánh vào Ambattha bất kỳ lúc nào. Ambattha rất khiếp sợ và anh ta nhanh chóng trả lời câu hỏi của Đức Phật.
Ngoài ra, cũng có câu chuyện về Ngài Kim Cang Thủ khi cùng đức Như Lai khuất phục con thiên long khổng lồ của Udyana. Đức Thích Ca đã để Ngài Kim Cang Thủ bảo vệ những con rắn đã bị hàng phục và quy y sau cuộc tấn công của loài thần điểu Garuda. Ngài cũng là nỗi khiếp sợ của hàng Atula, các yêu ma quỷ quái sở hữu thuốc độc bậc nhất. Chính vì điều này, Ngài được xem là hóa thân từ sự giận dữ của Phật. Trong Mật Tông, ngài còn có một số tên gọi khác như là Ghuyapati – Chúa tể của những bí mật.
Xem thêm: Kinh Chú Đại Bi
3. Hình tướng của Kim Cang Thủ Bồ Tát
Trong Đại Thừa, Kim Cang Thủ Bồ Tát được biết đến với tên gọi Đại Thế Chí Bồ Tát, cho nên ở Việt Nam khi nghe tên Kim Cang Thủ Bồ Tát, ít ai biết. Ngài thường đứng bên trái Đức Phật A Di Đà và Quán Thế Âm Bồ Tát ở bên phải, được gọi là Tam Thánh Phật.
Ở Tây Tạng, Kim Cang Thủ Bồ Tát mang ý nghĩa của sức mạnh và quyết tâm bảo vệ các mật điển. Ở Trung Quốc, Ngài được xem như người bảo vệ Tu viện Thiếu Lâm. Phật Giáo Nhật Bản lại thường hình tượng của ông thường được đặt tại lối vào của các ngôi đền, chùa. Trong Phật Giáo Đại Thừa, Ngài có rất nhiều hình tượng khác nhau:
- Bồ Tát Kim Cang Thủ được khắc họa đang nhảy múa trong vòng hào quang của ngọn lửa. Tay phải Ngài cầm sấm sét, thể hiện sự mạnh mẽ, quyết tâm tuyệt đối để vượt qua bóng tối của ảo tưởng.
- Bồ Tát Kim Cang Thủ với hình tượng 3 mắt, khi có thêm một mắt giữa trán. Trên thân khoác một tấm vải da hổ quanh hông của mình, đầu đội là mũ Bồ Tát năm cánh.
- Một hình tượng khác thì Ngài đeo dây chuyền trên bụng, trên cổ có một con rắn đang quấn. Rắn và rồng vốn dĩ là vật liên quan đến mây và mưa phù hợp với một vị thần sấm sét như Ngài.
Cánh tay phải Ngài cầm một cái chày kim cương kết hợp cùng tay trái cầm một dây thòng lọng dùng để trói quỷ dữ. Trên đầu Ngài đội vương miện đầu lâu, tóc dựng ngược lên trên. Ngài thường được khắc họa dưới nhiều hình tượng nhưng hình thái Ngài luôn phẫn nộ. Mặc dù Bồ Tát Kim Cang Thủ thường được miêu tả với hình tượng hung tợn, giận dữ nhưng nó không đại diện cho sự ác độc, xấu xa. Những người không phải là Phật tử Đại Thừa khi thấy hình tướng Bồ Tát Kim Cang Thủ có thể thắc mắc làm sao một hình tượng hung hăng như vậy lại xuất hiện trong truyền thống Phật giáo.
Xem thêm: Chú Dược Sư tiếng Việt
Các bậc giác ngộ không thực sự ngồi trên đài hoa sen, thanh thản và nhẹ nhàng như chúng ta đã thấy. Ví như Đức Phật Thích Ca Mâu Ni – một nhân vật lịch sử có thật, để tìm được sự giác ngộ, Ngài cũng đã trải qua rất nhiều nguy hiểm, sự đấu tranh.
Sự mạnh mẽ, kiên cường trước khó khăn của Ngài thể hiện rõ khi Ngài cuộc gặp gỡ với Angulimala, một tên cướp nổi tiếng đã giết người và cắt một ngón tay của họ, xâu vào làm vòng hoa quanh cổ. Mặc dù được cảnh báo nên tránh xa, nhưng Ngài vẫn đi thẳng vào rừng để đối đầu với Angulimala. Về sau, nhờ sự cảm hóa của Đức Phật, người hung ác này cũng đã thức tỉnh, ông cũng trở thành một tu sĩ và đạt được sự giác ngộ.
Do Kim Cang Thủ Bồ Tát là hóa thân của sự giận dữ, kiên trì, quyết tâm sắt đá, sẵn sàng chiến đấu đến cùng để vượt qua tiêu cực của chư Phật, vì thế hình tượng của Ngài được khắc họa với ngoại hình và tư thế hung dữ.
Xem thêm: Chú Vãng Sanh 21 Biến
4. Thần chú của Bồ Tát Kim Cang Thủ
Thần chú của Kim Cang Thủ Bồ tát có tác dụng trừ tà. Thần chú rất đơn giản, vì chỉ là tên của Ngài, có nghĩa là “người cầm sấm sét”, được lồng ghép giữa 2 âm tiết có tác dụng trừ tà là Om và Hum như sau:
Om Vajrapani Hum
Thần chú này được dùng kết hợp với thực hành thiền định, giúp người hành trì tràn đầy năng lượng, mạnh mẽ vượt qua tất cả chướng ngại, cản trở của ma vương trên con đường đi tìm giác ngộ.
Ngoài ở Tây Tạng, các nhà sư cũng tụng niệm thần chú này để trừ tà ma, tránh sự quấy nhiễu của ma quỷ trong lúc thực hành tâm linh.
Xem thêm: Tâm Chú Lăng Nghiêm
5. Lợi ích khi trì tụng thần chú Bồ Tát Kim Cang Thủ
Đối với người thực hành thiền định, hay trong lúc thực hành tâm linh, nếu trì tụng thần chú Ngài sẽ giúp mình có được sự quyết tâm mãnh liệt, kiên trì vượt qua u minh, chướng ngại để tu tập. Do đó, bất kỳ Phật tử nào cũng nên đọc tụng thần chú của Bồ tát Kim Cương Thủ.
Uy lực của thần chú khiến ma quỷ gần xa khiếp sợ, nhờ thế, không có ma quỷ nào dám đến gần bạn, các loại bệnh tật cũng được tiêu trừ. Người trì tụng thần chú thì công việc cũng sẽ thuận lợi và may mắn hơn, không còn bị tiểu nhân quấy phá. Người không đủ mạnh mẽ, quyết tâm tu tập trì tụng thần chú của Ngài sẽ ngày càng kiên cường, không còn bị phân tâm, sao nhãng. Người nào đang tu tập, nếu kết hợp trì tụng thêm thần chú của Ngài thì càng tinh tấn, nhanh có thành quả.
Xem thêm: Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện
Giác Ngộ Tâm Linh vừa giới thiệu đến các bạn Phật tử về Kim Cang Thủ Bồ Tát hay còn gọi là Đại Thế Chí Bồ Tát. Các bạn Phật tử nếu một lòng muốn tu tập, đi tìm con đường giác ngộ thì nhất định đừng bỏ qua thần chú này nhé.