Bát Nhã Phật Mẫu là ai? Tìm hiểu về Bát Nhã Tâm Kinh

Bát Nhã trong Phật Giáo có nghĩa là trí tuệ, đây là thuật ngữ chúng ta thường rất hay nghe được nhắc đến trong Phật Giáo. Để các bạn hiểu thêm về từ này, mời các bạn cùng Giác Ngộ Tâm Linh tìm hiểu về Bát Nhã Phật Mẫu là ai và Bát Nhã Tâm Kinh là gì nhé.

Bát Nhã Phật Mẫu là ai? Tìm hiểu về Bát Nhã Tâm Kinh
Bát Nhã Phật Mẫu là ai? Tìm hiểu về Bát Nhã Tâm Kinh

1. Bát Nhã là gì?

Trong Phật Giáo, Bát Nhã có nghĩa là trí tuệ, nhưng không phải do tư duy, suy luận hay nhờ kiến thức mà là một trí tuệ tuyệt đối hiểu rõ, thấu hiểu bạn vật, vạn pháp trên đời. Đạt được trí Bát nhã cũng giống như đạt được giác ngộ là một yếu tố vô cùng quan trọng của Phật quả. Có người cho rằng Bát nhã chính là Phật tính, bát nhã cũng chính là giác ngộ.

Bát Nhã Ba La Mật cũng là một trong lục độ ba la mật. Bát nhã được chia thành 3 loại: 

  • Văn Tự Bát Nhã: là đọc kinh sách, nghe thuyết giảng pháp từ đó bắt đầu liên tưởng đến xung quanh và thực tại để hiểu rõ pháp ấy. Trí tuệ này có được nhờ sự nghe, đọc hiểu, sau đó tự mình phân tích Đây là giai đoạn căn bản, sơ cấp nhưng cũng rất quan trọng
  • Quán Chiếu Bát Nhã: Quán Thế Âm Bồ Tát khi thực hành bát nhã ba la mật, Ngài đã nhận ra ngũ uẩn đều mang tính không, thân này chỉ là tạm bợ do hợp từ nhiều nhân duyên, duyên hết thì thân này cũng mất. Sức mạnh Quán Chiếu Bát Nhã sẽ giúp quý vị hiểu về được nhân duyên của 10 pháp. Một khi đã minh bạch được các nhân duyên này, chúng ta tự hiểu nên làm việc thiện, tránh những việc ác.
  • Thật Tướng Bát Nhã: tức là hiểu nhờ quán chiếu chúng ta sẽ đạt được chánh nhân và được chứng thật tướng. 

Xem thêm: Lục Độ Ba La Mật là gì?

Phật Thích Ca Mâu Ni
Phật Thích Ca Mâu Ni

2. Bát Nhã Phật Mẫu là ai?

Bát Nhã Phật Mẫu là mẹ của mọi vị Phật cho nên mới gọi là Phật Mẫu. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni cho rằng tất cả chư Phật đều được sinh ra từ kinh đại Bát Nhã, vì thế Phật Mẫu tối cao của pháp môn Bát Nhã được gọi là Bát Nhã Phật Mẫu. Ngài có pháp lực vô cùng mạnh mẽ cùng với trí tuệ vô tận. 

Bát Nhã Phật Mẫu chính là vị đứng đầu của mọi Phật mẫu, là một vị Phật Mẫu lớn nhất, là biểu tượng cho trí tuệ. Ngài có thân tướng màu vàng, đội mũ thiên nữ, tướng mạo trẻ trung như người 16 tuổi. Hình tượng Ngài với 2 cánh tay cầm 2 pháp bảo là kinh Bát Nhã, chày kim cang, 2 tay còn lại kết định ấn đặt ở phía trước.

Xem thêm: Chú Phật Mẫu Chuẩn Đề

Bát Nhã Phật Mẫu là ai?
Bát Nhã Phật Mẫu là ai?

3. Bát Nhã Tâm Kinh là gì?

Bát Nhã Tâm Kinh gọi tên đầy đủ là Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh. Bộ kinh này được coi là trí tuệ tinh khiết nhất của Phật giáo, được nhiều đệ tử tụng niệm.

3.1. Nguồn gốc Kinh Bát Nhã

Bát Nhã Tâm Kinh là một nội dung thuộc bộ sưu tập Đại Bát Nhã với khoảng 40 kinh điển Phật giáo từ năm 100 Trước Công Nguyên (TCN) đến 500 Sau Công Nguyên (SCN). Không ai biết về nguồn gốc chính xác của Bát Nhã Tâm Kinh. Theo Red Pine, bản ghi sớm nhất là bản dịch do nhà sư Chih-ch’ien dịch từ Tiếng Phạn sang tiếng Trung vào thế kỷ 2 SCN.

Vào thế kỷ thứ 8, bản dịch của Phật Giáo Trung Hoa có thêm một bài giới thiệu và kết luận và đã được Phật Giáo Tây Tạng chấp nhận. Thế nhưng, trong Thiền TôngĐại Thừa ở các nước khác, phiên bản ban đầu thì phổ biến hơn rất nhiều.

Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật (còn được gọi là Kinh Kim Cương) cũng là một bản khác của Bát Nhã Tâm Kinh, phổ biến rộng rãi ở vùng Đông Á. 

Xem thêm: Chú Đại Bi 84 Câu Dễ Đọc

3.2. Tác dụng của Kinh Bát Nhã

Trong Bát Nhã Tâm Kinh, có 2 chủ đề chính là KhôngChân Như. Chủ đề “Không” là con đường đi đến thoát khổ; còn “Chân Như” đưa ta tới trí tuệ kiện toàn. Ngoài ra trong kinh Bát Nhã cũng đề cao một chủ đề nữa là Huyễn. Chính vì thế, Bát Nhã Tâm Kinh đem đến nhiều lợi lạc cho người hành trì như sau:

  • Kinh giúp chúng ta có trí tuệ Bát Nhã sáng suốt, nhìn thấy bản chất của thực lại là “không”. Khi có trí tuệ ta sẽ hiểu bản chất của vạn vật là không, kể cả thân ta hợp lại cũng là ngũ uẩn và dựa vào nhân duyên, khi nhân duyên hết thì thân này cũng mất. Cho nên chúng ta không nên hướng tới những thứ phù phiếm, hư vọng, mà nên vững bước trên con đường đi tìm sự giải thoát.
  • Người thường xuyên hành trì kinh điển sẽ thoát được sự đau khổ do đã nhìn thấy được bản chất thực tại của thế giới này, họ sẽ ngày càng may mắn, thuận lợi vì có các thiên thần đi theo bảo vệ. Sau cùng, chúng ta có thể có được sự hạnh phúc chân thật, an lành, tự tại.
  • Dần dần từ bỏ các thói quen xấu, không làm việc ác, tích thêm nhiều phước thiện.

Xem thêm: Chú Dược Sư Tiếng Phạn

3.3. Nội dung Bát Nhã Tâm Kinh

Bát Nhã Tâm Kinh là một bài kinh ngắn chỉ có 260 chữ. Mời các bạn cùng tìm hiểu nội dung của của Bát Nhã Tâm Kinh

3.3.1. Bát Nhã Tâm Kinh – Bản Tiếng Hán Việt

Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm Bát nhã Ba la mật đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhứt thiết khổ ách.

Xá Lợi Tử, sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc, thọ tưởng hành thức diệc phục như thị.

Xá Lợi Tử, thị chư pháp không tướng, bất sanh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm.

Thị cố không trung vô sắc, vô thọ tưởng hành thức.Vô nhãn nhĩ tỷ thiệt thân ý, vô sắc thanh hương vị xúc pháp, vô nhãn giới nãi chí vô ý thức giới.

Vô vô minh, diệc vô vô minh tận, nãi chí vô lão tử, diệc vô lão tử tận.Vô khổ, tập, diệt, đạo.

Vô trí diệc vô đắc, dĩ vô sở đắc cố.

Bồ đề tát đỏa y Bát nhã Ba la mật đa cố, tâm vô quái ngại, vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng, cứu cánh Niết bàn.

Tam thế chư Phật, y Bát nhã Ba la mật đa cố, đắc A nậu đa la Tam miệu Tam bồ đề.

Cố tri Bát nhã Ba la mật đa, thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú, năng trừ nhất thiết khổ, chân thật bất hư.

Cố thuyết Bát nhã Ba la mật đa chú, tức thuyết chú viết:

Yết đế yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề tát bà ha.

Xem thêm: Kinh Chú Lăng Nghiêm

3.3.2. Bát Nhã Tâm Kinh – Bản Dịch Nghĩa Tiếng Việt

Ngài Bồ Tát Quán Tự Tại khi thực hành thâm sâu về trí tuệ Bát Nhã Ba la mật, thì soi thấy năm uẩn đều là không, do đó vượt qua mọi khổ đau ách nạn.

Này Xá Lợi Tử, sắc chẳng khác gì không, không chẳng khác gì sắc, sắc chính là không, không chính là sắc, thọ tưởng hành thức cũng đều như thế.

Này Xá Lợi Tử, tướng không của các pháp ấy chẳng sinh chẳng diệt, chẳng nhơ chẳng sạch, chẳng thêm chẳng bớt.

Cho nên trong cái không đó, nó không có sắc, không thọ tưởng hành thức.

Không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân ý. Không có sắc, thanh, hương vị, xúc pháp.

Không có nhãn giới cho đến không có ý thức giới.

Không có vô minh, mà cũng không có hết vô minh.

Không có già chết, mà cũng không có hết già chết.

Không có khổ, tập, diệt, đạo.

Không có trí cũng không có đắc, vì không có sở đắc.

Khi vị Bồ Tát nương tựa vào trí tuệ Bát Nhã này thì tâm không còn chướng ngại, vì tâm không chướng ngại nên không còn sợ hãi, xa lìa được cái điên đảo mộng tưởng, đạt cứu cánh Niết Bàn.

Các vị Phật ba đời vì nương theo trí tuệ Bát Nhã này mà đắc quả vô thượng, chánh đẳng chánh giác.

Cho nên phải biết rằng Bát nhã Ba la mật đa là đại thần chú, là đại minh chú, là chú vô thượng, là chú cao cấp nhất, luôn trừ các khổ não, chân thật không hư dối.

Cho nên khi nói đến Bát nhã Ba la mật đa, tức là phải nói câu chú:

Yết đế yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề tát bà ha.

(Qua rồi qua rồi, qua bên kia rồi, tất cả qua bên kia rồi, giác ngộ rồi đó!)

Xem thêm: Tụng Kinh Địa Tạng

3.3.3. Bát Nhã Tâm Kinh – Bản Tiếng Hoa – Trung Quốc

Bát Nhã Tâm Kinh bản Tiếng Hoa - Trung Quốc
Bát Nhã Tâm Kinh bản Tiếng Hoa – Trung Quốc

3.3.4. Bát Nhã Tâm Kinh – Bản Tiếng Phạn Ngữ

Āryāvalokiteśvaraḥ bodhisattvaḥ gambhīrāyāṃ prajñāpāramitāyāṃ caryāṃ caramāṇaḥ vyavalokayati sma: panca skandhās tāṃś ca svabhāva śūnyān paśyati sma, sarva duḥkha praśmanaḥ.

Śariputra rūpān na pṛthak śūnyatā śūnyatāyā na pṛthag rūpaṃ, rūpaṃ śūnyatā śūnyataiva rūpaṃ,evam eva vedanā saṃjñā saṃskāra vijñānam.

Śariputra sarvā dharmāḥ śūnyatā lakṣaṇā, anutpannā, aniruddhā, amalā, avimalā anūnā, aparipūrṇāḥ.

Śūnyatāyāṃ na rūpaṃ, na vedanāsaṃjñāsaṃskārāvijñānaṃ.

Na caksuḥ śrotra ghrāṇa jihvā kāya manāṃsi, na rūpa śabda gandha rasa spraṣṭavya dharmāḥ, na cakṣurdhātur yāvan na manovijñānadhatūḥ.

Nāvidyā nāvidyākṣayo yāvan na jarāmaraṇaṃ na jarāmaraṇakṣayo.

Na duḥkha, samudaya, nirodha, mārgā.

Na jñānaṃ na prāptir, na aprāptiḥ.

Bodhisattvasya prajñāpāramitām āśritya viharaty, acittāvaraṇaḥ, cittāvaraṇanāstitvād, atrasto, viparyāsātikrānto, niṣṭhā nirvāṇaḥ.

Tryadhvavyavasthitāḥ sarvā buddhāḥ, prajñāpāramitām, āśritya, anuttarāṃ samyaksambodhim.

Tasmāj jñātavyam prajñāpāramitā, mahā mantraḥ, mahā vidyā mantraḥ, anuttara mantraḥ, asamasama mantraḥ, sarva duḥkha praśmanaḥ, satyam amithyatvāt.

Prajñāpāramitāyām ukto mantraḥ, Tadyathā: Gate gate pāragate pārasaṃgate bodhi svāhā.

Bát Nhã Tâm Kinh bản Tiếng Phạn Ngữ
Bát Nhã Tâm Kinh bản Tiếng Phạn Ngữ

Giác Ngộ Tâm Linh vừa trình bày với các bạn một số vấn đề về Bát Nhã, Bát Nhã Phật Mẫu cũng như Bát Nhã Tâm Kinh. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu thêm một khía cạnh, nội dung nào đó của Phật Giáo. Chúc các bạn đồng tu ngày càng tinh tấn.

Xem thêm: Vãng Sanh Tịnh Độ Thần Chú