Thập Bát La Hán là ai? Tìm hiểu về 18 vị La Hán trong Phật Giáo

Thập Bát La Hán là những nhân vật thường được nhắc tới trong Phật Giáo. Ngày nay ở nhiều đền chùa đặc biệt là ở Trung Quốc rất hay thờ cúng 18 vị này. Vậy 18 vị A La Hán này gồm những ai? Hãy cùng Giác Ngộ Tâm Linh tìm hiểu về 8 vị này nhé.

Thập Bát La Hán là ai? Tìm hiểu về 18 vị La Hán trong Phật Giáo
Thập Bát La Hán là ai? Tìm hiểu về 18 vị La Hán trong Phật Giáo

Danh sách Thập Bát La Hán đã có từ thời xưa và được nhiều người kính trọng. Lúc đầu Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thuyết pháp chỉ có 16 vị, sau đó khi tạc tượng người đời đã thêm 2 vị là Khánh Hữu Tôn Giả và đại sư Huyền Trang để thể hiện lòng tôn kính. Như vậy, 18 vị La Hán này được lưu truyền cho đến ngày nay, đóng vai trò vô cùng quan trọng trong Phật Giáo. Thập Bát La Hán bao gồm các vị sau:

1. Vị La Hán Tọa Lộc

La Hán Tọa Lộc là một đại thần có danh tiếng từ thời vua Ưu Điền. Ông thích rời cung vào núi rừng tu luyện, thiền đình. Sau khi ông xuất gia, ông thường cỡi hươu về thăm cung, khuyên nhà quốc vương nên xuất gia. Về sau, vị quốc vương đã truyền ngôi cho thái tử và xuất gia. Chính vì thói quen cưỡi hươu này, người đời đã đặt tên cho ông là “Kị Lộc La Hán”.

Ông là một trong bốn vị La Hán thường được đức Phật nhắc tới nhất. Ông được Đức Phật sai ở lại nhân gian để tạ lỗi vì đã mắc sai lầm. Có một lần ông dùng thần thông lấy chiếc bát quý được treo trên một trụ cao. Nhưng Đức Phật đã dạy rằng đây là sai trái vì thể hiện tài năng của bản thân mà ảnh hưởng đến việc mọi người tu hành. Cho nên vị Tôn giả này đã ở lại nhân gian để làm lợi cho chúng sinh. 

2. Vị La Hán Khánh Hỷ

La Hán Khánh Hỷ còn được biết đến với danh xưng là Tôn Giả Già Phạt Tha. Ông là người phân biệt đúng sai rạch ròi, rõ ràng. Từ khi chưa xuất gia ông đã là người cư xử lễ phép, hành động thanh lịch, tâm luôn trong sạch, không nhiễm đục. Khi xuất gia, tôn giả luôn nỗ lực tu tập, thiền định, luôn giữ khuôn phép nên rất nhanh có thành tựu.

Ngài luôn dùng gương mặt vui vẻ của mình, lời dạy hòa nhã để giáo hóa cho chúng sinh tin tưởng lời Phật dạy.

Câu chuyện thường được nhắc tới về Ngài là khi Ngài bắt gặp một gia đình giết những súc vật và gia cầm để làm lễ mừng thọ. Ngài đã vào nhà họ dùng lời lẽ từ tốn, giảng dạy thấu đáo thế nào là chúc thọ đúng đắn, dạy về những điều con cái nên làm. Dân gian gọi ông là Hỷ Khánh La Hán vì gương mặt ông luôn vui vẻ, phúc hậu.

3. Vị La Hán Cử Bát

La Hán Cử Bát là vị tôn giả đã đạt cảnh giới Niết Bàn. Vì chính Quốc vương cai vì đất nước của Ngài không tin vào Phật giáo, cho nên ông đã chứng minh cho vị vua đó. La Hán đã dùng phép thần thông khiến cho nhà vua biến dạng gương mặt. Điều này làm vua khiếp sợ và tin lời của Ngài tạc tượng Bồ Tát Quán Thế Âm để thờ cúng và hết lòng tin vào Phật Pháp. Tôn giả này thường mang theo bên mình một cái bát làm bằng sắt, giơ lên cao để hóa duyên với người xin ăn cho nên được  gọi là Cử Bát La hán.

4. Vị La Hán Thác Tháp

La Hán Thác Tháp còn được gọi là Tôn giả Tôn Tần Đa. Ông là vị đệ tử cuối cùng của Phật Thích Ca. Ông là người khá ít nói nhưng lại là người rất nhiệt tình. Thường ngày, ông hay ở tịnh xá nghiên cứu sách vở hoặc quét sân chứ không thích đi ra ngoài. Vì có tính cách nội tâm như vậy ông cũng bị nhiều người phê bình nhưng Đức Phật lại khuyên ông không nên quan tâm. Phật cũng nói ông hãy lắng nghe lời Người dạy để bản thân nhanh chóng giác ngộ, đạt thành chính quả. Do đó, ông đã kiên trì thiền định và nhanh chóng chứng quả vị.

Nói về sự nhiệt tình giúp đỡ chúng sinh của ông, thì người ta kể lại rằng: Có một ông vua nọ, muốn xây một tịnh xá ở một đỉnh núi nhưng không tìm được tảng đá lớn để xây dựng. Biết tin này, chính Tôn giả đã dùng phép của mình trong một đêm mang những tảng đá lớn lên núi. Sau đó, người ta lại muốn khắc một bức tượng Phật bằng vàng bên trong tịnh xá nhưng không có đủ kinh phí. Chính ông đã biến những phiến đá thành vàng, khiến mọi người vui mừng, dốc lòng xây dựng nơi thờ tụng vô cùng diễm lệ.

Tượng 18 vị A La Hán trong Phật Giáo
Tượng 18 vị A La Hán trong Phật Giáo

5. Vị La Hán Tĩnh Tọa

Tên thật của La Hán Tĩnh Tọa là Tôn giả Nặc Cự La, thường được khắc họa với tư thế đang ngồi thiền định trên phiến đá. Theo sử sách ghi lại thì Ngài thuộc dòng dõi quyền quý của Ấn Độ lúc bây giờ. Trong đời sống của Ngài luôn tràn ngập sự chém giết, chiến tranh. Ông vốn xuất thân là võ sĩ cho nên tính tình lỗ mãng. Nhưng sau này xuất gia, Phật Thích Ca đã bắt ông ngồi tĩnh tọa. Sau này, Tôn giả trong tư thế tĩnh tọa đã đạt được chính quả, hình tượng này chính là lý do vì sao ông tên là “La Hán Tĩnh Tọa”.

Đương thời của ông, xuất hiện ngoại đạo mê hoặc ông, nhưng bằng niềm tin tuyệt đối vào Đức Phật, sự hiểu biết đúng sai, ông đã kiên trì tu học Phật Giáo. Bởi chính ông biết tất cả chỉ là tạm bợ, chỉ có khi rời khỏi vòng luân hồi mới là phép thuật, sự thức tỉnh tối cao nhất.

6. Vị La Hán Quá Giang

Tên của vị La Hán Quá Giang này là Bạt đà la, vốn là một người bồi bàn theo hầu Phật tổ, lo quản việc tắm rửa cho Ngài. Mẹ Ngài sinh Ngài ra dưới cây Bạt đà, một loài cây quý của Ấn Độ cho nên có tên là Bạt Đà La. Ngài có sở thích nghiện tắm rửa, một ngày có khi tắm đến mười lần. Điều này đã làm ảnh hưởng đến những việc khác của ông.

Sau này Đức Phật đã nói với Tôn giả rằng biết thế nào là tắm cần thiết. Không chỉ là tắm cho sạch sẽ thân xác mà còn phải thanh tẩy tâm hồn khỏi những suy nghĩ xấu trong tâm thì mới là sạch. Hiểu được lời Đức Phật dạy, Ngài cũng hiểu phải tắm sạch trong tâm hồn mình. Nhờ vậy chẳng bao lâu người đã được chứng quả. Tên La Hán Quá Giang được bắt nguồn vì Ngài đi thuyền vượt qua sông vượt biển để đi thuyết giảng Phật Pháp khắp nơi. 

7. Vị La Hán Kị Tượng

Tên của vị La Hán Kị Tượng này là Già Lực Già. Trước đây, Ngài là một người huấn luyện voi, ông thường cõi voi cho nên ông được Kỵ Tượng La Hán. Sau khi chứng quả, Ngài được Đức Phật khuyên về lại quê hương mình để cứu độ chúng sanh nơi đây. Đức Phật cũng đến quê hương của Tôn giả – Tích Lan để giảng dạy.

Lúc Phật sắp ra về thì vị vua vùng đó đã xin Ngài để lại một kỷ niệm lại nơi đây. Đức Phật bèn dùng dấu ấn chân mình in trên một đỉnh núi, về sau nơi đó được gọi là Phật Túc Sơn. Về sau, nơi này dần bị quên lãng, cho đến khi một vị vua khác bị rượt đuổi chạy vào hang núi, Tôn giả đã hóa thân thành con nai đến Ngài ấy  đến núi có dấu chân Phật. Những đời vua tiếp theo không còn cung kính Phật như thuở ban đầu, Tôn giả cũng hóa thân để răn dạy và thức tỉnh cho nhân gian.

thich ca mau ni phat

8. Vị La Hán Tiếu Sư

Tên của Tôn giả La Hán Tiếu Sư là Phật Đà La. Ngài vốn là một thợ săn với dũng mãnh, một tay có thể nâng voi, tay còn lại có thể ném một con hổ bay xa. Sau khi xuất gia, Ngài từ bỏ việc sát sinh và sau này chứng quả A La Hán nhờ sự nỗ lực. Lúc chứng quả có một con sư tử đi đến và quấn lấy Ngài cho nên được gọi là La Hán Tiếu Sư.

Hình tượng của Ngài thường được khắc họa là đang cầm roi đứng cạnh sư tử. Ngài cũng dùng phép thần thông của mình để chứng thực những lời Phật dạy, khiến người đời tin tưởng vào Phật Giáo.

9. Vị La Hán Khai Tâm

Tôn giả La Hán Khai Tâm có tên gọi khác là Tuất Bác Già. Ngài vốn là một vị Thái tử, khi em trai ngài muốn giành ngôi, Ngài đã bày tỏ rằng trong lòng mình chỉ có Phật, không có vương vị. Sau đó, Ngài là vạch áo bày ngực để cho họ thấy đó là tâm Phật của mình. Về sau hình tượng đó được lưu truyền khắp nơi và được biết đến là Khai Tâm La Hán.

Sau khi xuất gia, Ngài mất đến bảy năm mới được chứng quả. Ngài từng không tin Đức Phật cao lớn cho nên đã dùng một cây trúc để đích thân đo cho Phật. Về sau, Phật dùng sào trúc đó đã tạo ra vườn trúc rộng lớn gọi là Trương Lâm. Tôn giả cũng dùng phép để khiến nơi này cỏ cây xanh tốt hơn và được lòng dân chúng hết lòng khen ngợi.

10. Vị La Hán Thám Thủ

La Hán Thám Thủ được biết đến với tên gọi là Bạn Nặc Già, có hình tượng hai tay vươn lên đầu, thở một hơi sau khi thiền định xong nên được gọi là La Hán Thám Thủ. Ngài cùng em trai ruột là La Hán Khánh Môn đều được sinh ra ở ven đường. Từ bé Ngài đã sống cùng với ông ngoại và luôn đi theo ông để nghe Phật giảng dạy. Sau này Ngài có ý xuất gia, được gia đình đồng ý nên đã tham gia Tăng đoàn, cuối cùng ông được chứng quả. Sau này ông cũng hướng dẫn cho em trai mình tu học cho đến ngày chứng quả A La Hán như mình.

11. Vị La Hán Trầm Tư

La Hán Trầm Tư vốn là con trai ruột của Phật Thích Ca Mâu Ni trước khi Ngài xuất gia, tên đầy đủ là La Hầu La. Khi Đức Thích Ca trở về cung điện ông đã khuyên con trai mình tu tập. Được mẹ ruột mình đồng ý, Ngài đã theo Phật tu học, trở thành 1 trong 10 đại đệ tử của Phật Thích Ca. Trước khi xuất gia theo Phật, Ngài có thói xấu là trêu ghẹo và sống vương giả do xuất thân cao quý. Tuy nhiên Ngài đã cố gắng để chứng quả.

Vị La Hán Trầm Tư
Vị La Hán Trầm Tư

Trải qua quá trình tu tập, Ngài đã được nhìn nhận lại là người có tính cách không tranh cãi với người khác, không hơn thua dù mình bị thiệt thòi hay tổn thương. 

Sau này sử sách có ghi lại lúc Phật diệt độ, nhiều người không còn tin vào Phật Giáo nữa, họ đập phá, tiêu hủy các đền chùa, kinh điển, ngày càng ít người xuất gia. Nhưng vị Tôn Giả này luôn cố gắng cầu khấn dù chẳng ai để ý, mãi đến một ngày có người cúng một bát cháo cho Tôn giả. Lúc này Ngài mới nói trong quá khứ Người đã theo Phật, cũng như nói cho họ biết Phật vẫn còn tại thế.

12. Vị La Hán Khoái Nhĩ

La Hán Khoái Nhĩ hay còn có tên khác là Na Già Tê. Ngài rất giỏi, là một nhà lý luận, bác học đa văn được Vua thời đó xem trọng. Ông nổi tiếng nhờ luận “nhĩ căn” ý nói về tai, trong lục căn thì nhĩ căn sinh ra nhận thức. Vì thường nói chuyện giữa vua mà vị vua này cũng hết lòng ủng hộ Phật giáo thời và trở thành vị vua minh mẫn nhất.

Trong tranh vẽ Ngài thường xuất hiện tư thế ông đang ôm tai, hoặc ngoáy tai. Cũng có người cho rằng hình ảnh đó mang ý nghĩa ông dùng âm thanh để đưa các Phật tử vào Đạo.

13. Vị La Hán Bố Đại

Tên của vị La Hán Bố Đại này tên là Nhân Già Đà, vốn là một người bắt rắn ở Ấn Độ. Bởi chỗ Ngài ở có rất nhiều loại rắn độc gây chết người. Nhưng rắn sau khi bắt được Ngài chỉ bẻ răng và thả phóng sanh nó đi chứ không giết. Chính hành động này đã thể hiện lòng từ bi của Ngài.

Vị La Hán này đi khắp nhân gian, đạt được sự tự tại bằng rất nhiều hình thức. Bố Đại được người đời truyền lại là có thân hình mập mạp, chiếc bụng to, trên người luôn có túi vải kế bên, hay mỉm cười tự tại. Ông được xem là hiện thân của Phật Di Lặc.

14. Vị La Hán Ba Tiêu

La Hán Ba Tiêu thực chất là tôn giả Phạt Na Ba Tư. Ngài được sinh ra khi trời mưa rất to, mưa rơi trên lá chuối kêu sột soạt. Từ đó ông có tên là Phạt Na Ba Tư tức nghĩa là trời mưa.

Sau khi Ngài Xuất gia, lại thích vào rừng hay đứng dưới cây chuối nên được gọi là La Hán Ba Tiêu.

Theo truyền thuyết khi nhà Vua Ca Nị Sắc Ca đang đi săn thì Tôn giả đã hóa thân thành một con thỏ dắt nhà vua đến nơi có người đang dùng bùn nặn tượng Phật, người này cũng bảo với nhà vua sẽ xây một Tháp ở tại nơi đây. Do đó, nhà vua đã phát tâm xây dựng tháp Phật, ủng hộ cúng dường. Mà người đắp tượng kia cũng chính là hiện thân của Tôn Giả Phạt Na Bà Tư.

Tượng 18 Vị La Hán
Tượng 18 Vị La Hán

15. Vị La Hán Trường Mi

Tên của vị La Hán Trường Mi là Tôn giả A Thị Đa. Ngài vốn dĩ là một hòa thượng. Từ khi sinh ra ông đã có lòng mày dài xuống, bởi kiếp trước ông cũng là một nhà sư tu hành kiết già, tóc đều rụng hết để lại hàng lông mi dài. Sau khi đầu thai cọng lông mày đã theo ông, cha mẹ ông rõ biết ông là một người tu hành cho nên đưa ông đi xuất gia. Sau khi xuất gia Ngài chăm chỉ thiền định và được chứng quả, gọi là Trường Mi La Hán.

Khi Ngài đi qua một đất nước, thấy nơi này không tin vào Phật, chỉ trông chờ những vị thần nơi này. Thái tử nước này lại đang bệnh nặng nên vua đã mời danh y từ khắp nơi đến chữa bệnh nhưng khi gặp Thái tử Ngài bảo với vua rằng Thái tử sẽ không sống lâu, khiến vua rất tức giận. Không lâu sau Thái tử qua đời như lời Tôn giả nói. Ngài cũng đến an ủi và nói với nhà vua những vị ngoại đạo nói con vua sẽ hết bệnh đó là điều không đúng. Nhờ thế, vua cũng đã tin vào Phật Pháp, sau đó đất nước này cũng trở nên hưng thịnh hơn.

16. Vị La Hán Kháng Môn

Vị La Hán Kháng Môn này có tên là Hán Đồ Bạn Trá Già, là em trai của La Hán Thán Thủ. Ngài được biết đến là tấm gương tu tập nhờ sự cần cù siêng năng. Không giống nhiều vị La Hán khác, Ngài không thông minh, đến khi xuất gia gặp rất nhiều khó khăn vì không thể hiểu rõ, đến thiền định Ngài cũng không làm được.

Những nhờ sự chỉ dạy của anh mình, Ngài đã có được thành tựu nhờ sự nhẫn nại, kiên trì, luôn dốc hết tâm sức nghe lời giảng dạy của Phật, cuối cùng cũng được chứng quả. Lúc đi hóa duyên ông có thói quen dùng cây gậy tích trượng rung lắc trước cửa, người trong nhà nghe các âm thanh sẽ vui mừng ra cửa bố thí cho nên được gọi là Kháng Môn La Hán. 

17. Vị La Hán Hàng Long 

Đây là Vị La Hán Hàng Long tên là Khánh Hữu được thêm sau này, khi người đời ở thời vua Càn Long khắc tượng Ngài. Kể về sự tích của ông thì người ta ghi lại rằng: Có một ác ma đã xúi giục người dân sát hại tăng nhân, hủy hoại tượng Phật và cướp đi kinh sách. Long vương đã dâng nước bao quỷ nơi đó, đem Kinh Phật về long cung. Chính Tôn Giả Khánh Hữu đã hàng phục Long Vương lấy lại kinh Phật. Cho nên, ông được gọi là Hàng Long La Hán

Chính Ngài đã làm chứng cho Phật ở nước Sư Tử năm xưa. Dù Ngài đã tự thiêu thân mình nhưng vẫn ở trên núi cư ngụ thiền định. Ngài bôn ba khắp nơi để giảng kinh, cho nên người ta phong Ngài làm La Hán để tưởng nhớ công ơn.

18. Vị La Hán Phục Hổ

Phục Hổ là vị La Hán cuối cùng trong Thập Bát La Hán, tên là Vi Tân Đầu Lô. Từ lúc nhỏ Ngài đã thích đến chùa, thờ kính 16 vị La hán. 

Một lần khi thờ kính các vị La Hán, Ngài nhìn thấy bức tượng chuyển động, Ngài đã dụi mắt nhìn kỹ lại thì còn thấy rõ hơn các vị đang cười với mình. Từ đó ông thêm lòng thờ kính, tin vào Phật Giáo mà cố gắng tu tập. 

Khi làm tăng nhân, ông thường nghe tiếng hổ gầm, Ngài cho rằng hổ đang đói, nên đã nhường phần cơm của mình cho hổ ăn. Dần dà nó bị cảm động bởi tấm lòng của ông, đi theo ông nên được gọi là Phục Hổ La Hán. Về sau tượng của Ngài được khắc họa với tư thế đang cưỡi hổ hoặc mang theo hổ bên người. Sau này, khi đắc quả La Hán, Ngài đi khắp nơi giảng kinh và hóa độ tất cả mọi người. Dân chúng biết ơn nên đã tôn Ngài là vị La Hán thứ 18.

Giác Ngộ Tâm Linh vừa giới thiệu đến các bạn Thập Bát La Hán – 18 tấm gương sáng về sự kiên trì, từ bi nổi trội trên con đường tu học Phật Giáo. Ngày nay tượng Thập Bát La Hán cũng thường được thờ cúng ở nhiều đền chùa Việt Nam. Do đó các bạn hoàn toàn có thể đến các chùa để bái lạy các Ngài tỏ lòng thành kính nhé.