Đại sư Bồ Đề Đạt Ma Sư Tổ là một nhân vật thường được nhắc tới nhiều trong phim, truyện Trung Quốc. Ông là người rất nổi tiếng vì đã sáng lập ra trường phái Thiền Tông ở Trung Hoa. Tuy các câu chuyện về cuộc đời ông mang nhiều yếu tố ly kỳ nhưng lại truyền cảm hứng cho rất nhiều Phật tử. Hôm này mời các bạn cùng Giác Ngộ tâm Linh tìm hiểu về vị đại sư này nhé.
Nội Dung
1. Bồ Đề Đạt Ma Sư Tổ là ai?
Đại sư Đạt Ma (khoảng 470 – 543 CN) là một người Ấn Độ. Ông còn có các tên gọi khác như Đạt Ma Sư Tổ và Bồ Đề Đạt Ma (dịch nghĩa là Giác Pháp) là một cao tăng huyền thoại được biết đến nhiều nhất. Ngài sống ở thế kỷ thứ 5 và thứ 6 sau Công Nguyên, được xem là vị sư tổ thứ 28 trong một dòng truyền thừa chính gốc từ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Trong lịch sử, Đạt Ma Sư Tổ là người có sức ảnh hưởng rất lớn trong quá trình truyền bá Thiền Tông từ Ấn Độ sang Trung Quốc. Ông được công nhận là vị Tổ sư thứ 28 của pháp môn thiền định do chính Phật Thích Ca Mâu Ni sáng lập và là Tổ sư đầu tiên của bộ môn này tại Trung Hoa. Đạt Ma Sư Tổ cũng được ghi nhận là người lập ra môn phái võ thuật Thiếu Lâm nổi tiếng của Trung Quốc.
Ngài có xu hướng dạy các đệ tử về những trải nghiệm, kinh nghiệm trực tiếp về Phật tánh, hơn là sự hiểu biết suông về nó. Phong cách trả lời, trình bày ngắn gọn khiến một số người, đến cả vua Lương Vũ Đế cũng có lần tức giận về vấn đề này. Đạt Ma Sư Tổ được xem như nguồn cảm hứng, động lực cho những đệ tử Thiền Tông ngày nay và là tấm gương về sự chăm chỉ, kỷ luật, thanh tịnh trên con đường đi tìm sự giác ngộ.
2. Tiểu sử về Bồ Đề Đạt Ma Sư Tổ
Cho đến nay các chi tiết liên quan vị Đại Sư Đạt Ma này không rõ ràng, vì các thông tin chính về ông lại không khớp với nguồn gốc, niên đại của cuộc hành trình đến Trung Quốc và cái chết của ông.
Các nguồn chính về tiểu sử của ông được tìm thấy trong quyển ghi chép về các tu viện Phật Giáo, cuốn sách dài về “Luận về Nhị Nhập Tứ Hành”, “Các tiểu sử tiếp theo của Daoxuan” và “Hợp tuyển của Hội trường tộc trưởng”. Câu chuyện về Ngài Bồ Đề Đạt Ma Sư Tổ có đầy các yếu tố thần thoại, cho nên rất khó tìm được tiểu sử chính xác về mặt lịch sử. Nhưng cũng chính nhờ điều này mà các câu chuyện của ông mang lại ý nghĩa tinh thần cho các đệ tử Thiền Tông cho đến tận ngày nay.
Theo lịch sử ghi chép, Đại sư Đạt Ma vốn được sinh ra trong gia đình thượng lưu, khá giả, có sách cho rằng là dòng Bà-la-môn ở Ấn Độ. Tuy nhiên, ông đã từ bỏ tất cả để trở thành một người xuất gia chân chính dưới thời Tổ sư Bát Nhã Đa La.
Xem thêm: Thiền Tông là gì?
Ông đã nhận được sự dạy dỗ thẳng đến giác ngộ và đây là đặc điểm nổi bật của Thiền Tông. Về sau, khi đã có sự cho phép từ người thầy của mình, Đại sư đã truyền Pháp cho người khác, ông rời Ấn Độ trở về Trung Quốc để phục hồi nền Phật Giáo của đất nước này bằng những thông điệp độc đáo của mình. Điểm đặc biệt của Ngài trong quá trình truyền dạy chính là không cần kinh điển, không phụ thuộc vào chữ viết, dạy trực tiếp qua tâm trí, chỉ thẳng vào tâm để nhìn thấy bản chất thực sự bên trong mình và đạt được giác ngộ.
Theo tài liệu ghi chép, hành trình đến Trung Quốc của ông mất đến ba năm bằng thuyền. Trong đó, nổi tiếng nhất là cuộc gặp gỡ Hoàng đế Lương Vũ – vị vua rất ủng hộ Phật giáo lúc bấy giờ. Khi Hoàng Đế hỏi ông rằng tất cả việc đóng góp cho việc xây dựng chùa chiền, in ấn kinh sách và ủng hộ Tăng đoàn của Đại sư đã tích lũy được bao nhiêu công đức? Bồ Đề Đạt Ma trả lời ngắn gọn rằng: “Không có công đức gì cả”.
Người ta giải thích rằng: Bởi vì Hoàng đế làm những việc thiện vì lợi ích của mình chứ không phải vì giúp đỡ người khác, đó là hành động vị kỷ, và không xứng đáng đạt được công lao nào cả. Hoàng đế lại tiếp tục hỏi Bồ Đề Đạt Ma, “Ý nghĩa cao nhất của chân lý thánh thiện là gì?” Ông trả lời, “trống rỗng, không có thánh thiện”. Lương Vũ Đế bắt đầu bực tức, hỏi Bồ Đề Đạt Ma “Ông là ai?” Bồ Đề Đạt Ma đáp lại một cách bí ẩn, “Tôi không biết”!
Cuộc đối ngắn gọn này là ví dụ cho phong cách giảng dạy giữa sư phụ và đệ tử trong Thiền Tông. Khác với các pháp môn khác, Thiền Tông mang lại cái nhìn sâu sắc về Phật tính, nhưng phong cách giảng dạy lại giảng dạy không phải nhẹ nhàng, từ từ, mà là chói tai và tức thì, giống như gáo nước lạnh dội thẳng lên suy nghĩ sai lệch thường ngày của đa số chúng ta.
Xem thêm: Xá lợi là gì?
Cuộc gặp gỡ ngắn ngủi này cũng khiến hoàng đế tức giận và Bồ Đề Đạt Ma Sư Tổ bị trục xuất khỏi triều đình. Ông tiếp tục đi xa hơn về phía bắc và dừng chân tại ngôi Chùa Thiếu Lâm nhưng bị từ chối, không cho vào cửa. Ông đã ngồi thiền bên ngoài khuôn viên chùa trong suốt 9 năm, hàng ngày đối diện với các bức tường (hoặc ngồi thiền trong một hang động gần đó).
Lúc này, các nhà sư Thiếu Lâm đã bị hấp dẫn, ấn tượng với sự miên mật khi thiền định của ông nên mở cửa đón ông ấy vào. Khi vào, ông thấy các sư Thiếu Lâm người yếu ớt và mệt mỏi vì thường ngày họ chỉ tập trung vào việc tu tập và thiền định mà không quan tâm đến vận động chân tay. Ông đã thiết lập một loạt các bài tập thể chất giúp nhà sư vận động, tập luyện hàng ngày, tăng cường sức khỏe của họ. Chính vì thế, về sau Đại sư Đạt Ma được cho là người đã tạo ra nền tảng của võ công Thiếu Lâm Tự.
Nói về cái chết của Bồ Đề Đạt Ma Sư Tổ không có ghi chép nào rõ ràng. Theo một truyền thuyết kể lại do có môn đệ ghen ghét với sự nổi tiếng của ông nên đã đầu độc ông nhiều lần. Sau lần thứ 6, ông quyết định truyền bá thành công giáo pháp của mình đến Trung Quốc thì ông cũng sẽ nhập Niết bàn, ông chết trong tư thế tọa thiền.
3. Triết lý của Bồ Đề Đạt Ma Sư Tổ
Nhiều người nhận định rằng hạt giống lý luận Thiền Tông mà Đạt Ma Sư Tổ gieo trên đất Trung Hoa là kinh Lăng Già, một sự phát triển từ trường phái Duy Thức Tông hay “Tâm chỉ” do 2 vị là Vô Trước và Thế Thân sáng lập nên.
Bồ Đề Đạt Ma Sư Tổ được cho là người đầu tiên đưa bộ kinh này tiếp cận đến Trung Quốc. Ông quan niệm rằng: “Tâm của bạn là niết bàn, bạn nghĩ rằng bạn có thể tìm thấy một vị Phật hoặc sự giác ngộ ở một nơi nào đó ngoài tâm trí, nhưng một nơi như vậy là không tồn tại.” Ông cũng thuyết giảng nhiều về giáo lý tính không – giáo lý quan trọng trong Phật Giáo Đại Thừa.
Ông cũng từng nói rằng: “Kinh điển cho chúng ta biết, thấy mà không thấy, nghe mà không nghe, biết mà không biết. Về cơ bản, thấy, nghe và biết là hoàn toàn trống rỗng.” Điều này cho thấy sự khác biệt của thiền đó là chúng ta nên hành động trực tiếp chứ không nhất định phải khái niệm hóa hoặc cụ thể kết quả mà dẫn đến do dự.
Một điểm khác biệt nữa trong quan niệm Phật pháp của Bồ Đề Đạt Ma Sư Tổ là ông chú trọng vào sức khỏe thể chất. Đối với ông, làm cho cơ thể khỏe mạnh cũng giúp tăng năng lượng tinh thần, nhờ đó ta sẽ chịu được sự khắc nghiệt, nghiêm ngặt mà thiền định miên mật đòi hỏi.
4. Chân dung và truyền thuyết về Bồ Đề Đạt Ma Sư Tổ
Trong Phật Giáo, Bồ Đề Đạt Ma Sư Tổ được miêu tả với hình ảnh dữ tợn, râu rậm và mắt to, thậm chí văn bản Trung Quốc còn miêu tả là “Người man rợ mắt xanh”. Những bức chân dung xấu tính này có lẽ một phần là do sự coi thường của ông đối với các quy ước và sự đảo lộn kỳ vọng của xã hội.
Theo nhiều thông tin sau khi ngồi thiền nhiều năm, Bồ Đề Đạt Ma đã mất đi đôi chân do bị teo nhỏ, không còn khả năng di chuyển. Ở Nhật Bản, Người ta sử dụng những con búp bê Daruma không chân biểu tượng cho Bồ Đề Đạt Ma được dùng để thực hiện điều ước. Tuy nhiên, câu chuyện này lại khá vô lý vì nếu Bồ Đề Đạt Ma Sư Tổ đề cao sức khỏe thể chất mà lại để mất đi đôi chân của mình lại mâu thuẫn với câu chuyện ông sáng lập võ thuật để chống suy nhược cơ thể.
5. Ý nghĩa và cách thờ Bồ Đề Đạt Ma Sư Tổ
Trong phong thủy và Phật Giáo, người ta quan niệm thờ cúng tượng Bồ Đề Đạt Ma Sư Tổ giúp xua đuổi tà ma và loại bỏ những năng lượng xấu. Vì lẽ đó, cho nên nhiều nhà dù không theo Phật Giáo nhưng vẫn thờ cúng vị Đại sư này.
Trên thị trường hiện nay, tượng Đạt Ma Sư Tổ cũng vô cùng đa dạng với nhiều hình dạng khác nhau như: Tượng Đạt Ma ngồi thiền, tượng Đạt Ma múa võ, tượng Đạt Ma quá hải hay tượng Đạt Ma Sư Tổ cầm một chiếc dép. Còn nếu bạn là đệ tử của Thiền Tông thì việc thờ cúng tượng Đạt Ma Sư Tổ cũng là điều bình thường vì đây là một vị tổ sư của môn phái này.
Đại sư Đạt Ma Sư Tổ được xem là nhân vật kỳ quái, vì tính cách và cách truyền dạy của ông. Nhưng ông lại đóng góp rất nhiều cho nền Phật Giáo Trung Hoa đặc biệt là Thiền Tông. Hy vọng bài viết trên của Giác Ngộ Tâm Linh cũng cho các bạn Phật tử thêm nhiều góc nhìn về Phật Giáo, về những vị sư khác lạ nhưng đầy tài năng và tầm nhìn sâu rộng này.