Duyên khởi là gì? Tìm hiểu 12 nhân duyên của duyên khởi

Duyên khởi là một cụm từ thường được dùng trong các bài giảng Pháp của Phật Giáo. Nhưng không nhiều người hiểu từ này, bởi “duyên khởi” không đơn giản là hai từ như trên mặt chữ mà nó là một hệ thống giáo lý của Phật. Mời các bạn cùng Giác Ngộ Tâm Linh tìm hiểu chi tiết về thuật ngữ 12 nhân duyên này nhé.

Duyên khởi là gì? Tìm hiểu 12 nhân duyên của duyên khởi
Duyên khởi là gì? Tìm hiểu 12 nhân duyên của duyên khởi

1. Duyên khởi là gì?

Duyên khởi là pháp bắt đầu khởi nhờ vào duyên. Pháp không thể tự sinh, muốn khởi  cũng nhờ nương vào các pháp khác (duyên), đây được gọi là Duyên khởi. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni khi nói về Duyên Khởi như sau: Cái này có thì cái kia có. Cái này sinh thì cái kia sinh. Cái này không thì cái kia không. Cái này diệt thì cái kia diệt”. Pháp sinh hay diệt đều có lý do, điều kiện của nó, chứ không phải tự nhiên. Vạn pháp đều bắt đầu và mất đi đúng như quy luật ấy. 

Trong kinh Pháp bảo đàn, Lục tổ cũng đã chỉ ra 36 phép đối: trời – đất, sắc – vô sắc, sáng – tối,… Đây là các minh chứng cho Duyên khởi của pháp ở dạng đơn giản nhất.

Duyên khởi là gì?
Duyên khởi là gì?

2. Mười hai nhân duyên của duyên khởi

Duyên khởi trong Phật giáo thời kỳ đầu được thể hiện qua 12 nhân duyên. Những nhân duyên này tạo một chu kỳ liên tục, tất cả đều có sự liên kết với nhau. Chuỗi 12 liên kết này là các điều kiện để giải thích con người tái sinh trong luân hồi như thế nào. Quá trình thoát khỏi luân hồi có thể bắt đầu ở một liên kết bất kỳ nào. Nhờ vào chuỗi các nguyên nhân dẫn đến sự tái sinh vô tận của một người. 

Trong chuỗi này, người ta cho rằng 2 mắt xích vô minhtham ái là quan trọng nhất. Bởi con người có thể dựa vào là hai điểm này mà có hành động để phá vỡ chuỗi nhân quả này, nhờ thế mà giải thoát khỏi vòng luân hồi.

Xem thêm: Xá lợi là gì?

Mười hai nhân duyên của duyên khởi
Mười hai nhân duyên của duyên khởi

2.1. Vô minh (Avidya)

Mắt xích đầu tiên là Vô minh – có nghĩa là thiếu hiểu biết, nó được đại diện bằng hình ảnh một người mù trong “Bánh Xe Của Sự Sống”. Sự thiếu hiểu biết ở đây không có nghĩa là người không có kiến thức, mà chính xác hơn là hiểu biết sai lầm về bản chất thật của sự vật, sự việc.

Trong Phật giáo, “Vô minh” chính là thiếu hiểu biết về Tứ Diệu ÐếVô ngã. Học thuyết cũng chứng minh rằng không có “cái tôi” vĩnh viễn, không tự tách rời, tự trị trong một sự tồn tại cá nhân. Bản ngã mà chúng sinh nói tới chỉ là một biểu hiện tạm thời của ngũ uẩn.

2.2. Hành (Samskara)

Mắt xích thứ 2 được gọi là Hành – “hành động tự nguyện” từ vô minh mà ra. Điều này được thể hiện qua hình ảnh một người thợ làm gốm. Người hành tốt sẽ tạo ra một bình gốm tốt, ngược lại các hành động xấu lại chỉ tạo ra bình gốm xấu và dễ vỡ.

Hành cũng được hiểu là “Sự hình thành tâm linh”, bao gồm tâm linh tốt, xấu hoặc trung tính. Trong chu kỳ tái sinh này, Hành đồng nghĩa với Nghiệp.

2.3. Thức (Vijnana)

Mắt xích thứ ba là Thức – dòng ý thức, suy nghĩ, ý tưởng là kết quả của những nghiệp báo từ hành động mà ta đã tạo ra (hành). Trong chu kỳ này, Thức được đại diện bởi một con khỉ. Bởi con khỉ không bao giờ đứng yên, nó nhảy không suy nghĩ từ chỗ này sang chỗ khác, dễ bị cám dỗ và phân tâm bởi cảm giác. Năng lượng khỉ kéo chúng ta vào cạm bẫy luân hồi và tránh xa lời dạy của Phật.

Từ hành và thức người ta giải thích luật nhân quả. Trên một cánh đồng, chúng ta gieo một hạt giống, Sau một thời gian, hạt giống này mới bắt đầu nở rộ khi gặp điều kiện thuận lợi. Cây giống tốt hay xấu tùy thuộc vào hạt bạn đã gieo. Điều này cũng giống như nhân quả. Khi bạn làm điều xấu, nghiệp sẽ không đến ngay lập tức, tuy nhiên nghiệp này đã được gieo và nó sẽ vẫn ở đó, sẽ đến khi gặp điều kiện thuận lợi.

2.4. Danh Sắc (Nama-Rupa)

Một khi nghiệp báo được gộp vào Thức, sẽ sinh ra kết quả gọi là DanhSắc. Danh sắc là liên kết tạm thời của ngũ uẩn bao gồm: sắc, thọ, tưởng, hành và thức.

Danh Sắc cũng là sự kết hợp của Thân và Tâm.

Trong chu kỳ “Bánh Xe Của Sự Sống”, Danh Sắc được thể hiện bằng hình ảnh 2 người trên thuyền cùng nhau đi qua luân hồi. “Sắc” ở đây là vật chất của cơ thể (thân thể), và “Danh” là phần phi vật chất (cảm xúc, ý thức). Hau yếu tố này cùng tồn tại trong một cá thể, được tượng trưng bởi hai người đàn ông ngồi trên một chiếc thuyền. Đối với Phật giáo, những suy nghĩ Danh và Sắc là hai thành phần bất biến trong đời sống của con người là những suy nghĩ sai lầm và lệch lạc.

2.5. Lục Căn (Sadayatana)

Con người có 6 giác quan hay còn gọi là Lục Căn bao gồm: xúc giác, vị giác, thị giác, thính giác, tâm trí, khứu giác. 

Nhờ sáu giác quan này chúng ta cảm nhận được thế giới xung quanh. Lục căn sẽ gồm có 6 ngoại xứ và 6 nội xứ. Chúng ta có được giác quan nhờ 6 nội xứ tương ứng: thân – xúc giác, thiệt – vị giác, nhãn – thị giác, nhĩ – thính giác, ý căn – tâm trí, nhĩ, tỷ – khứu giác. Sáu nội xứ tương ứng là xúc, vị, sắc, thanh, pháp trần, hương.

2.6. Xúc (Sparsha)

Xúc sẽ hình thành do Lục Căn tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Sự tiếp xúc này xuất hiện trong mối quan hệ giữa các cơ quan cảm giác với các đối tượng. Liên kết này được thể hiện bằng hình ảnh một người đàn ông và phụ nữ nằm cùng nhau.

Sự tiếp xúc giữa mắt và màu sắc, tai và âm thanh, mũi và hương, khi lục căn tiếp xúc với các đối tượng của chúng sẽ phát sinh ra cảm giác. Xúc ở đây là chất lượng của sự dễ chịu, khó chịu, hoặc bình thường, tùy thuộc vào từng đối tượng, từng thời điểm. Xúc gồm 6 căn, 6 trần và 6 thức.

Vòng tròn 12 nhân duyên - Chu kỳ Bánh Xe Của Sự Sống
Vòng tròn 12 nhân duyên – Chu kỳ Bánh Xe Của Sự Sống

2.7. Thọ (Vedana)

Cảm Thọ xuất hiện là do Danh Sắc tiếp xúc với môi trường bên ngoài thông qua Lục căn. Trong chu kỳ, nó được biểu tượng bằng hình ảnh bởi một người đàn ông có một mũi tên trong mắt – mang ý nghĩa các dữ liệu cảm giác nhận được xuyên qua giác quan. Những hiện tượng thuận – nghịch với mong muốn của chúng ta luôn xảy ra đưa đến niềm vui hay đau khổ, đó là cảm thọ được trực khởi. Thọ được chia làm 5 loại: khổ đau, đau đớn, trung tính, vui và hạnh phúc. 

2.8. Ái (Trishna)

Khi cảm thọ xuất hiện cũng là điều kiện để hình thành Ái. Chính mắt xích này cũng là một trong các nguyên nhân của đau khổ. Ái sẽ bao gồm tham ái và tham dục (sắc ái, thanh ái, hương ái, vị ái, xúc ái, pháp ái). 

Nếu chúng ta không định tâm, rất dễ bị lôi kéo bởi mong muốn, tham vọng đó. Lúc này, chúng ta vô tình bị cuốn theo vào các hoạt động tạo nghiệp để chuẩn bị cho chu kỳ tái sinh tiếp theo.

Theo chu kỳ “Bánh Xe Sự Sống”, tham ái được minh họa bằng hình ảnh một người đàn ông uống bia, xung quanh là những chai rỗng. Khi những cảm giác tinh thần được tạo ra, chúng ta đều mong muốn những cảm giác dễ chịu và trốn tránh những thứ khó chịu.

2.9. Thủ (Upadana)

Tham ái sẽ dẫn đến Thủ – sự chấp trước, tham lam, đu bám. Thủ được biểu hiện bằng hình ảnh một con khỉ đang thu thập trái cây. 

Đây chính là sự động tâm do mong muốn chiếm giữ hay xua đuổi một thứ gì đó, cắt đứt một cái gì đó.

Thủ là tâm trí ta đang bám víu vào các đối tượng cụ thể. Hầu hết chúng sinh đều chấp trước vào ảo tưởng của bản ngã. Bởi vì chấp trước, chính ta lại gây ra các hành động tạo nghiệp ác, gieo lại những hạt giống xấu xa, để rồi phải tiếp tục chu trình tái sinh. 

2.10. Hữu (Bhava)

Hữu trong Phật Giáo được hiểu là hiện hữu, có mặt, trở thành. Hữu là năng lượng do nghiệp gây ra, gồm Dục hữu, sắc hữu và vô sắc hữu.

Chính điều này là thành năng lượng thúc đẩy cho chu kỳ tái sinh dài vô tận. Hữu được minh họa bằng hình ảnh một người phụ nữ đang ở giai đoạn mang thai gần đến ngày sinh.

Sơ đồ 12 duyên khởi trong Phật Giáo
Sơ đồ 12 duyên khởi trong Phật Giáo

2.11. Sinh (Jati)

Trong chu kỳ “Bánh Xe Của Sự Sống”, sinh chính là hình ảnh một người phụ nữ sinh con. Hoạt động nghiệp dẫn đến sự tái sinh phản ánh phẩm chất của nghiệp đó.

Sinh gồm có: Bị sinh, Xuất sinh, Giáng sinh và Đản sinh.

2.12. Lão Tử (Jara-maranam)

Đã có Sinh thì chắc chắn phải có Lão Tử. Thuật ngữ này được đại diện bằng hình ảnh ông già mang một xác chết trên lưng. Lão tử chính là sự suy thoái theo thời gian của cơ thể, với phần bệnh tật và đau khổ khác nhau.

Sinh ra, già đi, bệnh tật và cái chết được gọi tắt là Sinh Lão Bệnh Tử vốn là quy luật vắn tắt của một đời người.

Hiểu được giáo lý của duyên khởi, hiểu được chu kỳ này chúng ta sẽ hiểu làm sao để thoát được sự luân hồi. Muốn phá vỡ chu kỳ luân hồi cần phá vỡ được một mắt xích trong đó, hạn chế gieo những nghiệp quả bất thiện. Giác Ngộ Tâm Linh hy vọng bài viết trên đã giúp các bạn hiểu sâu sắc hơn về vấn đề này.