Đệ tử Phật Giáo ai cũng đã từng nghe đến thuật ngữ “Niết Bàn”, ước nguyện sau khi hết kiếp này được về nơi đây. Nhưng thực tế Niết Bàn là gì, Niết Bàn ở đâu không phải ai cũng biết. Mời các bạn cùng Giác Ngộ Tâm Linh tìm hiểu chi tiết về vấn đề này nhé.
Nội Dung
1. Niết Bàn là gì?
Theo nghĩa đen, Niết Bàn (Nirvana) là một cảnh giới khác, là nơi giải thoát, chấm dứt sự luân hồi. Đây được xem là cảnh giới cao nhất, chỉ dành cho những ai có được sự giác ngộ. Xét theo quan điểm tâm lý học, Niết Bàn là khi con người đã xóa bỏ tự ngã, từ bỏ những thói quen xấu, sự tham, sân và si.
Từ trước đến nay, rất nhiều người tu tập. nhưng rất ít người có thể đạt được Niết Bàn ngoại trừ những bậc thánh nhân. Nơi đây hoàn toàn thanh tịnh, vui vẻ, hạnh phúc và không còn sự khổ đau.
2. Bản chất của Niết Bàn là gì?
Hiểu đơn giản, Niết Bàn không phải là không gian thực, mà là nơi vô hình, chúng ta không thể hình thấy. Niết Bàn là cảnh giới mà các bậc chân tu luôn hướng tới, cũng là cảnh giới cao nhất là bất kỳ ai cũng mong muốn đạt được. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã nói rằng bản chất Niết Bàn thực chất là là không sinh, không phát triển và cũng không có giới hạn. Niết Bàn như một sự vô định, không có điểm bắt đầu cũng như không có điểm kết thúc.
Thực tế, Niết Bàn xuất hiện trong tâm hồn của mỗi người chứ không phải một nơi xa xôi nào hết. Chúng ta chỉ khi đạt được Niết Bàn, khi thoát khỏi sự vô minh, hiểu được quy luật vô thường – vô ngã, thực hành giới định tuệ thật hoàn hảo. Lúc nào có được những điều này, tâm bạn thanh thản, không còn dao động bởi những thứ hư vô, bởi hỉ nộ ái ố thì bạn đã đạt được một loại của Niết Bàn.
3. Ý nghĩa của Niết Bàn theo quan niệm Phật Giáo là gì?
Trong Phật Giáo, Niết Bàn có nghĩa là bằng chứng cho bạn thấy mình dứt bỏ tham sân si để nhận lấy sự thanh tịnh, an yên, hạnh phúc thực sự. Niết Bàn cũng là nơi mà chỉ những người dứt sạch nghiệp báo mới đến được. Hình ảnh Đức Phật nhập Niết Bàn chứng tỏ đây chính là cảnh giới cao nhất của tu hành. Là mục đích chân chính mà đệ tử nào cũng muốn hướng tới. Tất nhiên, chúng ta hiểu rằng Niết Bàn là cõi hư vô, nói nôm na thì được xem như chốn thiên đường rộng lớn trong Thiên Chúa Giáo.
Xem thêm: Xá lợi là gì?
4. Tìm hiểu 2 loại Niết Bàn theo quan niệm Phật giáo
Theo quan niệm Phật Giáo, Niết Bàn được chia thành hai loại:
- Hữu dư Niết Bàn: Là nơi dành cho bậc thánh A La Hán khi các ngài đã diệt được tham ái, sầu não. Nhưng loại Niết Bàn này không phải là vĩnh viễn mà chỉ tồn tại cho đến khi hết tuổi thọ do vẫn còn ngũ uẩn.
- Vô dư Niết Bàn: Là Niết Bàn dành cho các bậc A La Hán đã diệt tận được sự tham ái, phiền não, đến lúc hết tuổi thọ thì nhập Vô dư Niết Bàn. Lúc này ngũ uẩn cũng đã diệt, cho nên không phải tái sinh, luân hồi nữa.
Từ đó có thể thấy, đúng như giáo lý của Đức Phật, không phải chết mới được về Niết Bàn, mà nơi này tồn tại ngay trong chính tâm hồn của ta. Những người bình thường, chưa hiểu sâu về Phật Pháp sẽ nghĩ Niết Bàn là viễn cảnh, chỉ có được sau khi ta đã chết, những người hiểu biết sẽ thấy Niết Bàn thực sự ở trong tâm ta. Chỉ cần ta ngừng làm ác, sống hướng thiện, không còn vọng tưởng, sự tham sân si thì ở thực tại cũng là một loại Niết Bàn.
5. Tiếp cận và đạt cảnh giới Niết Bàn bằng cách nào?
Người tu tập thường phát nguyện sau khi chết sẽ được về Niết Bàn. Dù là người tu hành tại gia hay xuất gia thì đều phải có chánh niệm kiên định, sự tinh tấn thì mới mong có được Niết Bàn.
Người muốn có được Niết Bàn đầu tiên phải hiểu vạn pháp đều là vô thường, vô ngã, kể cả thân này cũng là tạm bợ, mọi thứ đều là hư vô chỉ có giác ngộ là con đường cuối cùng để đi đến hạnh phúc. Đức Phật đã tóm tắt quãng đời Trung Đạo của mình qua bài thơ sau:
“Chớ làm điều ác
Hãy làm việc thiện
Giữ tâm trong sáng
Đó là lời Phật dạy”.
Do đó, để đạt được Niết Bàn, Phật tử cần hiểu rõ Tứ Diệu Đế và thực hành thành thạo Bát Chánh Đạo để đi đến giải thoát. Bởi thế giới này đầy rẫy những đau khổ, tất cả mọi thứ đều là hư vô, ai không tinh tấn, không bồi đắp trí tuệ thì rất dễ lầm đường lạc lối.
Con đường đến với Niết Bàn luôn chào đón tất cả chúng sinh, bởi Đức Phật đã nói chúng sinh đều có Phật tính, đều có khả năng giác ngộ. Cho nên, bất kỳ ai cũng có thể tu tập đơn giản nhất là từ bỏ các thói quen ác như sát sinh, tà dâm, trộm cắp, ngăn chặn các nghiệp từ thân khẩu ý, nuôi dưỡng mình một trái tim từ bi, luôn hướng tới điều thiện thì chúng ta càng đến cần với Niết Bàn.
6. Ý nghĩa của Niết Bàn trong cuộc sống hiện nay là gì?
Thực tế, Niết Bàn không chỉ được dùng trong Phật giáo mà nó còn tồn tại trong cuộc sống hàng ngày. Chỉ cần có tâm, thì ta cũng có thể đạt được Niết Bàn của riêng mình.
Thực tế xã hội ngày nay khắc nghiệt, cạnh tranh, con người thường chạy đua theo những thứ phù phiếm như tiền bạc, danh vọng tình ái, khiến thân lẫn tâm mệt mỏi, trầm cảm. Niết Bàn như một thế giới riêng, một đích đến cho những ai có trí tuệ, không để những thứ này ảnh hưởng. Người đó sẽ từ bỏ được các ham muốn, hỉ, nộ, ái, ố, sân si, dục vọng, tham lam,… để hướng tới một cuộc sống bình an, tự tại, một trái tim khỏe mạnh và đầy yêu thương.
Khi con người tìm được sự an yên, bình dị và thanh thản trong chính tâm hồn, có được trí tuệ sáng suốt, nhờ nhìn rõ mọi việc thì xã hội lúc này lại càng thêm phát triển và tốt đẹp hơn. Một xã hội càng nhiều người giác ngộ, càng nhiều người đạt Niết Bàn thì lại càng hạnh phúc, phát triển, không còn các loại tệ nạn, mọi người giúp đỡ đùm bọc nhau.
Nếu chưa có được Niết Bàn ngay, chúng ta cũng nên tìm hiểu và tiếp cận nó để giúp mình dần dần có những cái nhìn tích cực và hạnh phúc hơn về cuộc sống này. Để được về Niết Bàn, bất kỳ ai cũng cần ngưng tạo nghiệp, tích cực gieo nhân tốt, giúp đỡ mọi người để gặt được quả ngọt, từ bỏ các thói quen xấu thì Niết Bàn rõ ràng đang đến gần.
Giác Ngộ Tâm Linh vừa giúp bạn hiểu rõ hơn về Niết Bàn. Dù người tu tập hay không tu tập thì cũng nên tìm hiểu về vấn đề này để có cách nhìn khách quan, vui vẻ hơn về cuộc sống. Nguyện cho các bạn đọc sớm tìm được sự giác ngộ, về được với cõi Niết Bàn.