Cách phân biệt Phật và Bồ Tát như thế nào cho đúng?

Phân biệt Phật và Bồ Tát như thế nào là câu hỏi của nhiều người khi tìm hiểu Phật Giáo. Nếu hiểu tường tận được những vấn đề này cũng giúp các Phật tử hiểu rõ hơn về Phật Giáo và con đường giải thoát. Sau đây Giác Ngộ Tâm Linh sẽ giải thích cho bạn hiểu rõ Phật là gì, Bồ tát là gì cũng như cách phân biệt 2 cấp vị này.

Cách phân biệt Phật và Bồ Tát như thế nào cho đúng?
Cách phân biệt Phật và Bồ Tát như thế nào cho đúng?

1. Tìm hiểu về Phật

Muốn phân biệt Phật và Bồ Tát đầu tiên chúng ta cần hiểu về Phật. Phật là gì? Liệu Phật có thật hay không, hay chỉ là sản phẩm tưởng tượng của Phật Giáo mà thôi. 

1.1. Phật là gì?

Phật theo tiếng Phạn là बुद्धा, đọc là Buddhā, dịch nghĩa là “Giác ngộ”. “Phật” bao gồm sự giác ngộ, tự giác ngộ cho mình cũng như giác ngộ cho người khác. Sự giác ngộ ở đây chính là nhìn thấy rất cả, thấu bản chất của tất cả sự vật, sự việc trong vũ trụ, không gì qua được mắt Phật, không có gì là Phật không biết. Chính vì thế Phật còn có danh hiệu là “Chính Biến Tri” hay “Nhất Biến Tri”.

Phật là gì?
Phật là gì?

1.2. Phật có thật hay không?

Rất nhiều người nghĩ rằng Phật chỉ có trong tiềm thức, kinh điển chứ không có thật ngoài đời. Điều này hoàn toàn sai lầm. Thực tế, Phật hoàn toàn có thật. 

Đó chính là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, thực là thái tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm. Ngài sinh vào thế kỷ VI trước công nguyên, là con trai của vua Tịnh Phạn. Ngài chính là người bỏ qua sự giàu có, sung túc, đủ đầy của hoàng tộc để đi học Đạo. Cuối cùng Ngài đắc quả vị Phật dưới gốc cây Bồ Đề, khi mới 35 tuổi. Sau đó, trong suốt 45 năm Ngài liên tục truyền dạy, giảng Pháp, thành lập Phật Giáo và nhập diệt khi 80 tuổi. 

Như vậy, Phật Thích Ca Mâu Ni chính là nhân vật có thật trong lịch sử, là người sáng lập ra Phật Giáo. Sự tích của ông không chỉ có trong kinh điển mà còn được nhiều sách sử ghi lại. Ông cũng là minh chứng cho việc con người có thể chứng được Phật quả đạt đến giác ngộ.

Phật có thật hay không?
Phật có thật hay không?

1.3. Có bao nhiêu vị Phật?

Trong lịch sử thường chỉ nhắc đến Phật Thích Ca Mâu Ni và không ai biết cả thảy bao nhiêu vị Phật. Tuy nhiên khi truyền giảng Pháp cho chúng sinh Phật Thích Ca đã nhắc đến rất nhiều vị Phật. Ngài nói rằng, khi hình thành vũ trụ đã có 1000 Phật. Hiện tại trong mười phương pháp giới cũng có rất nhiều vị Phật. Phải biết rằng Phật Thích Ca không bao giờ nói dối, bởi nói dối thuộc vào 5 giới luật cấm của nhà Phật, do đó chúng ta đặc biệt là những Phật tử nên tin tưởng vào điều này. 

Trong các kinh điển khi nói đến Phật sẽ nghe nói rằng Phật quá khứ, Phật hiện tại và cả trong tương lai cũng sẽ có những vị Phật sắp thành. Bởi Phật Giáo cho rằng, tất cả chúng sinh rồi sẽ thành Phật. Trong chúng sinh luôn tồn tại Phật Tính chẳng qua bị sự tham sân si, u minh che mất, cần tu tập, rèn luyện để thức tỉnh tâm linh. 

Trong đó những vị Phật được nhiều chúng sinh biết đến và thờ phụng như: Phật A Di Đà, Phật Dược Sư, Phật Di Lặc,…

Phật Thích Ca Mâu Ni
Phật Thích Ca Mâu Ni

1.4. Vị Phật nào đứng đầu?

Trong Phật Giáo khi hỏi về vị Phật nào đứng đầu, vị Phật nào mạnh nhất thì chắc hẳn không có câu trả lời chính xác. Chúng ta thường biết Đức Phật Thích Ca là người đứng đầu, là người sáng lập ra đạo Phật. Vậy đây có phải là vị Phật lớn nhất chưa? Thực tế trong Đạo Phật không phân biệt vị Phật nào lớn nhất hay đứng đầu. Để thành Phật thì tất cả các vị đều phải có công đức vô lượng, khi thuyết giảng về các vị Phật khác Đức Phật đều dùng lời lẽ hết sức cung kính nể trọng.

Nếu Phật Thích Ca là giáo chủ của cõi Ta Bà thì nhiều vị Phật khác cũng làm giáo chủ của những cõi, thế giới khác. Ví như Phật A Di Đà là giáo chủ của cõi Tây Phương Cực Lạc, Dược Sư Phật là giáo chủ của cõi Tịnh Lưu Ly. Mỗi vị Phật đều có hình tướng, tâm nguyện phổ độ chúng sinh khác nhau nhưng mục đích cuối cùng vẫn là giải thoát chúng sinh khỏi sự đau khổ.

Chính vì thế mong các bạn Phật tử không nên có tâm phân biệt, hơn thua rằng Phật nào hơn Phật nào, có tâm xem thường các nhánh Phật Giáo khác. Chúng ta nên dành sự tôn kính cho tất cả các chư Phật.

2. Tìm hiểu về Bồ Tát

Chúng ta hay nghe người ta gọi người có tấm lòng từ bi, hỷ xả là Bồ Tát, tâm Bồ Tát. Như vậy, Bồ Tát chỉ đơn giản là người có tấm lòng rộng lớn thôi sao? Điều này đúng nhưng chưa đủ, hãy cùng tìm hiểu về Bồ Tát trong Phật Giáo.

Tượng Bồ Tát Quán Âm Tự Tại
Tượng Bồ Tát Quán Âm Tự Tại

2.1. Bồ Tát là gì?

Bồ tát trong tiếng Phạn là Bodhisattva, được dịch theo Hán Việt là Bồ đề tát đỏa. Trong đó từ Bodhi là sự giác ngộ, tỉnh thức tâm linh và Sattva có nghĩa là một bản chất hay tinh thần. Do đó, từ Bồ tát còn được dịch nghĩa làMột người có trí tuệ Bát Nhãhoặc Một người có bản chất giác ngộ.

Theo Hán dịch thì Bồ Đề có nghĩa là giác ngộ, Tát Đỏa là hữu tình nghĩa là những người, vật có tình cảm. Vì vậy Bồ Tát chính là bậc hữu tình có giác ngộ, nên mới thương cảm, thấu hiểu cho nỗi khổ của chúng sinh, từ đó phát nguyện rộng lớn để cứu vớt chúng sinh đó. Chính vì vậy người đời hay dùng từ “Bồ Tát, Tâm Bồ Tát” để khen những người hiền lương, có tâm đại từ bi.

Hiểu đúng trong Phật Giáo, Bồ Tát là người tin vào Phật, nghe hiểu và thực hành Pháp, do đó phát nguyện tự độ, độ tha để cứu giúp người. Bồ Tát là người có trí huệ, có lòng từ bi và quyền năng để giúp đỡ chúng sinh trong các cõi. Chúng sinh muốn thành Phật thì hẳn phải làm Bồ Tát trước, bởi Bồ Tát chính là kiếp trước của Phật.

Tượng đồng Bồ Tát nghìn mắt nghìn tay
Tượng đồng Bồ Tát nghìn mắt nghìn tay

2.2. Có bao nhiêu vị Bồ Tát?

Chúng sinh trước khi thành Phật đều đã từng làm Bồ Tát. Thực chất những chúng sinh khi phát nguyện thành Phật đã trở thành Bồ Tát, do đó người ta phân ra thành Bồ Tát hiền thánh và Bồ Tát phàm phu. Trong kinh điển chỉ nhắc đến các Bồ Tát hiền thánh. Quá trình làm Bồ Tát cũng chia thành 52 cấp bậc và trong đó chỉ có 12 bậc vị bồ tát hiền thánh (từ cấp vị 10 đến 1, thêm 2 cấp là Đồng Đẳng và Diệu Giác).

Tương tự như Phật, người ta cũng không thể đếm chính xác có bao nhiêu Bồ Tát. Phật Giáo có rất nhiều vị Bồ Tát được nhiều người biết đến như: Quán Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát, Địa Tạng Vương Bồ Tát, Đại Hiếu Mục Kiền Liên Bồ Tát, Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, Phổ Hiền Bồ Tát,…

3. Một số câu hỏi thường gặp

Để giải đáp cho nhiều bạn đọc, Giác Ngộ Tâm Linh xin trả lời một số câu hỏi về Phật, Bồ Tát hay được mọi người quan tâm.

Tranh Bồ Tát đứng một chân
Tranh Bồ Tát đứng một chân

3.1. Phật và Bồ Tát khác nhau như thế nào?

Phật và Bồ Tát đều là những người đã giác ngộ, có lòng đại từ và sức thần thông. Để phân biệt Phật và Bồ Tát chúng ta cần hiểu một số vấn đề sau:

  • Phật và Bồ Tát là hai thuật ngữ riêng biệt để chỉ 2 cấp bậc khác nhau của chân lý và sự giải thoát khác nhau.
  • Phật là người đã tự giác ngộ, thoát ra khỏi cõi luân hồi, đạt đến Niết Bàn. Bồ Tát cũng là người giác ngộ, giải thoát khỏi luân hồi nhưng chưa về Niết Bàn để tiếp tục độ hóa chúng sinh, cho đến ngày hoàn thành phát nguyện của chúng sinh. Sự phát nguyện này hoàn toàn phụ thuộc vào mỗi vị Bồ Tát. Có người phát nguyện độ hết chúng sinh rồi mới thành Phật, cũng có vị phát nguyện thành Phật để độ chúng sinh. Chính vì thế, có rất nhiều vị đại Bồ Tát như ngài Quán Thế Âm hay Địa Tạng Bồ Tát dù có oai thần, đã phổ độ rất nhiều chúng sinh, công đức và sức oai thần không thua vị Phật nào nhưng vì phát nguyện rộng muốn hóa độ tất cả chúng sinh giải thoát cho nên mãi đến nay vẫn làm một vị Bồ Tát.

3.2. Vị phật đầu tiên là ai?

Vị Phật đầu tiên trong lịch sử chính là Phật Thích Ca Mâu Ni, hay còn được gọi là Phật Tổ. Ngài chính là người sáng lập ra Phật Giáo. Ông sinh vào thế kỷ VI TCN, là con trai của vua Suddhodana ( vua Tịnh Phạn). Quê hương của ông chính là vùng Lumbini (thuộc Nepal hiện nay). Cũng chính vì vậy, người ta mới gọi là Ấn Độ là cái nôi của Phật Giáo.

3.3. Phật và bồ tát ai quan trọng hơn?

Trong Phật Giáo vốn không có sự so sánh này, bởi tất cả vị Phật, Bồ Tát đều có sự thần thông, tâm từ bi và công đức vô lượng. Tất cả vị Phật, Bồ Tát đều phát nguyện rộng độ hóa, cứu vớt chúng sinh. Do đó, bất kỳ vị Phật, Bồ Tát nào cũng quan trọng và là tấm gương cho chúng sinh học hỏi. Chúng ta phân biệt Phật và Bồ Tát để hiểu thêm về con đường giác ngộ và tu tập của Phật Giáo mà thôi. Các Phật tử tu tập, học hỏi theo bất kỳ vị Phật, Bồ Tát nào cũng tốt cả.

Qua bài viết phân biệt Phật và Bồ Tát, Giác Ngộ Tâm Linh chỉ mong bạn hiểu rằng chúng ta không nên có tâm bì, kính nể Phật và xem nhẹ Bồ Tát, bởi cả 2 vị này đều là bậc thần thông. Mỗi người nên nuôi dưỡng tâm thành kính, tu học theo các Phật và Bồ Tát, phát nguyện rộng vì tất cả chúng sinh, hồi hướng về đạo Vô Thượng mới chứng được quả lớn.